NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận và thực tiễn môn luật tư pháp quốc tế (Trang 90 - 93)

Nguồn pháp lý của luật quốc tế áp dụng cho các chế định sở hữu trí tuệ quốc tế cũng như tất cả các lĩnh vực luật quốc tế khác được quy định một cách rõ ràng tại Điều 38 Quy chế Toà án quốc tế. Điều này quy định rằng trong q trình giải quyết các tranh chấp, Tồ án phải áp dụng:

a. Các điều ước quốc tế, bất kết là chung hay riêng, thiết lập các quy tắc được thừa nhận một cách rõ ràng bởi các nước thành viên;

b. Tập quán quốc tế, với danh nghĩa là thực tiễn chung được chấp nhận như là pháp luật; c. Các nguyên tắc chung của pháp luật được các quốc gia văn minh thừa nhận;

d. Tuỳ thuộc vào các quy định của Điều 59 (trong đó cho phép tồ án triệu tập nhân chứng và chuyên gia), các phán quyết của toà án và các bài giảng của các chun gia nghiên cứu có uy tín nhất của các nước, với danh nghĩa là cơng cụ bổ sung để xác định các quy tắc pháp luật.

Là một phần Quy chế của Toà án thường trực quốc tế của Liên hiệp các quốc gia (Permanent Court of International Justice of the League of Nations), điều khoản này đã được đưa vào Quy chế của Toà án quốc tế năm 1945. Điều khoản này liệt kê một danh mục các nguồn hiện đại cơ bản của luật quốc tế, mặc dù không chỉ ra thứ tự ưu tiên về mặt hình thức của các nguồn này. Luật Sở hữu trí tuệ quốc tế chủ yếu bắt nguồn từ luật điều ước. Tuy nhiên, với tầm quan trọng ngày càng gia tăng của việc giải quyết tranh chấp, các nguyên tắc pháp luật chung ngày càng trở nên quan trọng hơn. Những ý kiến khẳng định rằng các nguyên tắc về quyền con người có tính ưu việt so với luật sở hữu trí tuệ đang địi hỏi phải xem xét lại các nguồn quốc tế truyền thống của luật sở hữu trí tuệ.

2.1. Luật điều ước

Nền tảng của chế định sở hữu trí tuệ quốc tế là Cơng ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883 và Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật năm 1886. Sự phát triển từng bước của chế định sở hữu trí tuệ quốc tế được bắt đầu bằng sự ra đời của các điều ước đặc biệt bắt nguồn từ hai điều ước nêu trên. Hai điểm xuất phát quan trọng của quá trình này là sự ra đời của Cơng ước Bản quyền tồn cầu tồn tại song song với Cơng ước Berne và gần đây là sự ra đời của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ của WTO.

Các quy tắc của luật quốc tế điều chỉnh việc giải thích và áp dụng các điều ước được quy định tại Công ước Viên về Luật Điều ước năm 1969. Hầu hết các nước đã tham gia công ước này. Hoa Kỳ là một trường hợp ngoại lệ đặc biệt, mặc dù nước này đã ngụ ý chấp nhận các điều khoản của cơng ước vì nó phản ánh luật tập qn quốc tế áp dụng cho các điều ước quốc tế.

Mặc dù chưa được khẳng định một cách chính thức là các điều ước về việc thành lập các tổ chức khu vực được điều chỉnh bởi Công ước Viên nhưng trên thực tế thì có thể được hiểu là như vậy.

2.2. Luật tập quán quốc tế

Không giống như những lĩnh vực luật khác, luật Sở hữu trí tuệ buộc phải phát triển khá nhanh do sự thay đổi của cơng nghệ. Do đó, sự tiến triển theo từng bước của luật sở hữu trí tuệ quốc tế thơng qua việc áp dụng các nguyên tắc tập quán không xảy ra trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp sự thay đổi về luật pháp là quá chậm, không theo kịp sự phát triển của cơng nghệ thì việc thiết lập các tiêu chuẩn riêng trở nên ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Điều này là đặc biệt đúng trong trường hợp ảnh hưởng của internet đến luật Sở hữu trí tuệ, khi mà quy định về đăng ký tên miền được dựa trên cơ sở tự điều chỉnh.

Một vấn đề chưa được nghiên cứu là phạm vi áp dụng các tập quán pháp đối với việc bảo hộ tài sản thực và các động sản hữu hình cho tài sản vơ hình. Ngồi ra, cần phải nghiên cứu việc áp dụng các nguyên tắc của tập quán pháp quốc tế như nguyên tắc thực hiện nghiêm chỉnh và tận tâm các cam kết quốc tế (nguyên tắc pacta sunt servanda) và sự bình đẳng về mặt pháp lý giữa các quốc gia.

2.3. Tiền lệ pháp

Tiền lệ pháp đã được chứng minh không phải là một nguồn quan trọng của luật sở hữu trí tuệ quốc tế. Chưa từng có vụ việc nào vềs ở hữu trí tuệ được đưa ra trước Toà án quốc tế hoặc là cơ quan tiền thân của Toà án này (the Permanent Court of International Justice). Tình trạng này đã bắt đầu thay đổi với việc xét xử các hành vi vi phạm Hiệp định TRIPS bởi Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, trên cơ sở các đề xuất của một ban bồi thẩm (panel) hoặc Cơ quan giải quyết khiếu nại (Appellate Body). Mặc dù các lập luận của ban bồi thẩm

hoặc cơ quan giải quyết khiếu nại khơng có giá trị ràng buộc nhưng các ban bồi thẩm và cơ quan giải quyết khiếu nại về sau vẫn buộc phải xem xét những lập luận đó. Đã từng có ý kiến cho rằng cần thúc đẩy các quy tắc pháp lý trong hệ thống kinh tế quốc tế nếu các toà án quốc gia và khu vực xét xử các vấn đề thuộc nội dung của các Hiệp định của WTO vềhiệu lực của các quyết định của các ban bồi thẩm và cơ quan giải quyết khiếu nại.

Các tồ án quốc gia và khu vực có các nguồn thẩm quyền xét xử cơ bản trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, mặc dù khơng phải là các nguồn luật quốc tế chủ yếu theo Điều 38 Quy chếTồ án quốc tế, nhưng những nguồn này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo thành tập hợp các nguyên tắc chung của luật quốc tế.

2.4. Các cơng trình nghiên cứu pháp lý

Điều 38 Quy chế Toà án quốc tế cũng đề cập đến các cơng trình nghiên cứu pháp lý của các luật gia có trình độ cao như là một nguồn thứ hai của luật quốc tế. Toà án ởcác nước theo hệ thống luật chung có khuynh hướng dễ dàng chấp nhận việc tham khảo các cơng trình nghiên cứu khoa học hơn là các toà án ở những nước theo hệ thống luật dân sự.

Trong lĩnh vực luật sở hữu trí tuệ quốc tế đang phát triển nhanh chóng, các cơng trình nghiên cứu của các luật gia có thể đóng vai trị quan trọng trong việc tăng cường tính chắc chắn và chặt chẽ.

2.5. Các nguyên tắc pháp luật chung

Bên cạnh luật điều ước, các nguyên tắc pháp luật chung là nguồn quan trọng nhất của luật sở hữu trí tuệ quốc tế. Một số nguyên tắc chung quan trọng về thủ tục xét xử đã được đưa vào các quy định về thực thi của Hiệp định TRIPS, chẳng hạn yêu cầu tại Điều 41.2 rằng “các thủ tục liên quan đến việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải cơng bằng và hợp lý” và các thủ tục này “không được phức tạp một cách không cần thiết hoặc tốn kém, hoặc địi hỏi những thời hạn vơ lý hoặc những sự chậm trễ không được bảo đảm”. Tương tự, yêu cầu được quy định tại Điều 41.3 rằng các quyết định “về vụ việc phải được làm thành văn bản và có căn cứ” và rằng các quyết định này “phải được chuyển ít nhất là cho các bên tham gia vụ kiện một cách không chậm trễ” là các nguyên tắc về thủ tục mà người ta cho rằng đã được chấp nhận chung. Thủ tục đúng đắn được quy định trong yêu cầu của Hiệp định TRIPS tại Điều 41.3 rằng “các quyết định phán xử vụ việc chỉ được dựa vào chứng cứ mà các bên đều đã được tạo cơ hội trình bày ý kiến về chứng cứ đó”. Điều 42 Hiệp định TRIPS yêu cầu rằng các thủ tục phải đúng đắn và cơng bằng trong đó bị đơn phải có quyền được “thơng báo bằng văn bản một cách kịp thời và chi tiết, trong đó nêu cả căn cứ của các yêu cầu đó”. Điều này yêu cầu rằng các bên “phải có quyền biện minh cho yêu cầu của mình và có quyền đưa ra mọi chứng cứ thích hợp” cũng gần như đã trở thành một nguyên tắc pháp luật chung, tương tự như yêu cầu các thủ tục khơng được địi hỏi “q mức việc đương sự buộc phải có mặt tại tồ”.

Về cơ bản, các nguyên tắc chung về sự trung thực và công bằng gần như tạo thành một phần của luật sở hữu trí tuệ quốc tế về nội dung. Học thuyết về tính cân xứng với ý nghĩa rằng luật pháp không được đặt ra các nghĩa vụ vượt quá những gì được coi là cần thiết để giải quyết các tình huống từ đó tạo thành một nguyên tắc pháp luật chung chi phối hoạt động của Toà án châu Âu.

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận và thực tiễn môn luật tư pháp quốc tế (Trang 90 - 93)