2. CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ QUY PHẠM XUNG ĐỘT
2.3. Cấu trúc và phân loại của quy phạm xung đột
2.3.1. Cấu trúc của quy phạm xung đột
Cấu trúc của quy phạm pháp luật thơng thường gồm có ba bộ phận: giả định, quy định, chế tài. Quy phạm xung đột do tinh chất đặc thù của mình nên cấu trúc bao gồm hai phần là phần phạm vi và phần hệ thuộc, cụ thể:
- Phần phạm vi: Chỉ rõ loại quan hệ mà quy phạm xung đột đó điều chỉnh.
Ví dụ đó là quan hệ sở hữu hay là quan hệ thừa kế, quan hệ hợp đồng hay là quan hệ hôn nhân.
- Phần hệ thuộc: Chỉ rõ hệ thống pháp luật được áp dụng để giải quyết mối quan hệ đó. Ví dụ: Luật pháp Việt Nam, Luật pháp Mỹ, Luật pháp Đức…được thể hiện là Luật quốc tịch của đương sự hay là Luật cư trú của đương sự.
Trong hiệp định tương trợ giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên về tương trợ tư pháp và pháp lý trong các vấn đề dân sự và hình sự có hiệu lực từ ngày 24 tháng 02 năm 2004 tại Điều 21 quy định : “Về điều kiện kết hôn mỗi bên đương sự tuân theo pháp luật của Bên ký kết mà người đó là cơng dân;”
Đây là quy phạm xung đột, phần phạm vi là về điều kiện kết hôn, phần hệ thuộc là tuân theo pháp luật của bên ký kết mà người đó là cơng dân.
2.3.2. Phân loại quy phạm xung đột
Việc phân loại quy phạm xung đột căn cứ vào các tiêu chí cơ bản sau:
• Căn cứ về mặt hình thức: quy phạm xung đột được chia thành quy phạm xung đột một bên
và quy phạm xung đột nhiều bên.
Quy phạm xung đột một bên là quy phạm quy định phải áp dụng pháp luật của nước đã ban hành ra quy phạm xung đột này.
Ví dụ: Khoản 2 Điều 770 Bộ luật Dân sự 2005: Hình thức của hợp đồng dân sự
“…2. Hình thức hợp đồng liên quan đến việc xây dựng hoặc chuyển giao quyền sỡ hữu cơng trình, nhà cửa và các bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Quy phạm xung đột nhiều bên là quy phạm không quy định áp dụng pháp luật của nước đã ban hành ra quy phạm xung đột này hay của nước khác một cách cụ thể, mà chỉ đề ra nguyên tắc chung xác định pháp luật nước nào phải được áp dụng.
Ví dụ: Điều 31, Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Hungari: “Các điều kiện về nội dung của việc kết hôn đối với mỗi người trong cặp vợ chồng tương lai, phải tuân theo pháp luật của nước mà họ là cơng dân.”
• Căn cứ vào tính chất của quy phạm xung đột: có thể chia thành quy phạm xung đột
mệnh lệnh và quy phạm xung đột tùy nghi.
- Quy phạm xung đột mệnh lệnh là quy phạm quy định các cơ quan, tổ chức và cá nhân dứt khốt phải tn theo, khơng có quyền thỏa thuận chọn pháp luật để áp dụng.
VD: Khoản 2 Điều 769 BLDS Việt Nam: “Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt
Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
- Quy phạm xung đột có tính chất tùy nghi là quy phạm cho phép các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn pháp luật để điều chỉnh quan hệ của mình.
VD: Khoản 1 Điều 769 BLDS Việt Nam: “Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp
đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu khơng có thỏa thuận khác…”
• Căn cứ vào phạm vi áp dụng: có thể chia quy phạm xung đột thành các loại: quy phạm
xung đột về quyền sở hữu; quy phạm xung đột về điều kiện kết hôn; quy phạm xung đột về ni con ni; quy phạm xung đột về thừa kế,…
• Căn cứ vào hệ thuộc: có thể chia quy phạm xung đột thành các loại:quy phạm xung
đột quy định áp dụng luật nhân thân; quy phạm xung đột quy định áp dụng luật nơi có tài sản; quy phạm xung đột quy định áp dụng luật nơi thực hiện hành vi,…