Các tổchức quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận và thực tiễn môn luật tư pháp quốc tế (Trang 93 - 95)

Việc quản lý các khía cạnh của định chế sở hữu trí tuệ quốc tế được thực hiện bởi một số tổ chức quốc tế và tổ chức liên chính phủ được thành lập theo các điều ước quốc tế. Các tổ chức chính về sở hữu trí tuệ ở cấp quốc tế và liên chính phủ là Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Một số khía cạnh đặc biệt của luật sở hữu trí tuệ quốc tế được giao cho một số tổchức quốc tế chịu trách nhiệm: bản quyền và văn hoá dân gian: Tổchức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO); giống cây trồng mới: Liên minh bảo hộ giống cây trồng (UPOV); tiếp cận tài nguyên di truyền: Tổchức Nông Lương, Hội nghị các bên tham gia Cơng ước Đa dạng sinh học (CBD), Chương trình mơi trường Liên hợp quốc (UNEP); cơng nghệ học: Tổ chức Y tế thế giới (WHO); quyền kề cận: Liên minh Viễn thông quốc tế; chuyển giao công nghệ: Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO); chuyển giao công nghệ và ảnh hưởng của quyền sở hữu trí tuệ đối với các nước đang phát triển: Diễn đàn Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD).

Một số tổ chức khu vực cũng thiết lập các chuẩn mực và cơ cấu về sở hữu trí tuệ. Những tổ chức này bao gồm Tổ chức Andean Pact, Liênminh châu Âu (Cơquan Sáng chế châu Âu (EPO) và Cơ quan hài hồ hố thị trường nội địa (OHIM), Hiệp hội thương mại tự do Bắc Mỹ(NAFTA), MERCOSUR và Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á (ASEAN). Ngồi ra, các tổ chức sở hữu trí tuệ đặc biệt đã được thành lập với chức năng trong phạm vi khu vực. Những tổ chức này bao gồm Tổ chức Sáng chế khu vực châu Phi (ARIPO) và Cơ quan Sáng chế Á-Âu. Trong mỗi trường hợp, các tổ chức này được thành lập theo các điều ước quốc tế điều chỉnh chức năng và thẩm quyền của tổchức này.

Vì mỗi tổ chức trong số này đều được thành lập theo các điều ước quốc tế, phạm vi và hiệu lực hoạt động của tổ chức đó cũng sẽ được quy định theo các nguyên tắc giải thích điều ước quốc tế. Trong trường hợp Liên minh châu Âu, tổ chức lâu đời nhất trong số các tổ chức khu vực, các điều ước thành lập Liên minh có vai trị hiến định quan trọng, trong đó các ngun tắc chung của luật cơng pháp quốc tế được thay thế bởi các nguyên tắc hiến định.

Tác động có thể dự đốn được của chế định sở hữu trí tuệ tồn cầu đối với mọi khía cạnh của quyền con người đã làm nảy sinh vấn đề về mối quan hệ giữa sở hữu trí tuệvà quyền con người. Trong báo cáo Phát triển con người và quyền con người, Chương trình phát triển Liên hợp quốc đã cho rằng các khía cạnh của Hiệp định TRIPS có thể khơng phù hợp với

Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hố và Cơng ước quốc tế về quyền dân sựvà chính trị.

Ngày 17 tháng 8 năm 2000, Tiểu ban bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của Liên hợp quốc, trên cơ sở nhận thức rằng: “…có sự xung đột thực tếvà tiềm tàng giữa việc thi hành

Hiệp định TRIPS và việc thực hiện các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá liên quan đến, ngoài những vấn đề khác, những trở ngại cho hoạt động chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển, hệ quả của việc có được quyền hưởng thực phẩm, quyền đối với giống cây trồng mới và việc cấp độc quyền cho các cơ thể sinh vật bị biến đổi gen, “sinh tặc” (bio- piracy) và sự suy giảm việc kiểm soát của cộng đồng (đặc biệt là các cộng đồng bản địa) đối với các nguồn tài nguyên di truyền và tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hoá của họ, và những hạn chế tiếp cận các loại dược phẩm được bảo hộ độc quyền và quyền được chăm sóc sức khoẻ,”. Đã thơng qua một nghị quyết kêu gọi giải quyết vấn đề ảnh hưởng của Hiệp định

TRIPS đến vấn đề quyền con người và quyền của các cộng đồng, trong đó có nơng dân và những nhóm người bản địa trên toàn thế giới. Nghị quyết này lưu ý rằng “những xung đột rõ ràng” giữa các quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong Hiệp định TRIPS và luật nhân quyền quốc tế, đặc biệt là “việc thi hành Hiệp định TRIPS không phản ánh một cách đầy đủ bản chất cơ bản và tính khơng thể phân chia của tất cả các quyền con người, bao gồm quyền của tất cả mọi người được hưởng lợi từ sự tiến bộ khoa học và việc ứng dụng các tiến bộ này, quyền được bảo vệ sức khoẻ, quyền đối với thực phẩm và quyền tự quyết (Điều 2). Nghị quyết này lưu ý rằng “tất cả các Chính phủ phải ưu tiên thực hiện các nghĩa vụ về quyền con người trong các chính sách và thoả thuận về kinh tế” (Điều 3).

Mặc khác, sự bảo đảm được quy định tại Điều 27(2) của Tuyên bố toàn cầu về quyền con người rằng “Tất cả mọi người đều có quyền được bảo vệ lợi ích vềvật chất và tinh thần có được từ các sản phẩm khoa học, văn học và nghệ thuật mà họ là tác giả” hàm ý rằng bản thân sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã có thể là một yếu tố của quyền con người. Điều này được nhấn mạnh trong lời văn tương tự của Điều 15.1.c Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá.

Việc áp dụng sở hữu trí tuệ có vẻ như mâu thuẫn với các công ước về quyền con người nêu trên có thể được điều hồ bằng việc đặt vai trị của quyền con người ở vị trí tương phản như một sự biện hộ có cơ sở cho việc bảo hộ sở hữu trí tuệ và tác động của các tiêu chuẩn về quyền con người trong việc định hướng các quyền sở hữu trí tuệ hiện có. Mối quan ngại của Tiểu ban của Liên hợp quốc chủ yếu liên quan đến khả năng ảnh hưởng bất lợi của quyền sở hữu trí tuệ đến việc tiếp cận thuốc. Về vấn đề này, các bên ký kết Tuyên bố Doha về sức khoẻ cộng đồng năm 2001 đã chỉ ra rằng quyền đối với sáng chế liên quan đến các loại thuốc chống HIV-AIDS cần nhường chỗ cho khả năng tiếp cận không hạn chế các sản phẩm này.

Vấn đề trước đó (về mối quan hệ giữa sở hữu trí tuệ và quyền con người) được minh chứng bởi nhu cầu của các nhóm dân cư bản địa mà việc bảo hộ sở hữu trí tuệ được dựng lên bao quanh các tri thức truyền thống của các nhóm dân cư này.

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận và thực tiễn môn luật tư pháp quốc tế (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w