KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XUNG ĐỘT THẨM QUYỀN XÉT XỬ DÂN SỰ

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận và thực tiễn môn luật tư pháp quốc tế (Trang 32 - 33)

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XUNG ĐỘT THẨM QUYỀN XÉT XỬ DÂN SỰ QUỐCTẾ TẾ

1.1. Khái niệm thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế

Khi có một vụ việc dân sự được đưa ra tịa án của một quốc gia thì vấn đề đầu tiên là tịa án phải xác định xem có thẩm quyền thụ lý và giải quyết hay khơng. Vì chỉ khi đã xác định được tịa án có thẩm quyền mới có cơ sở pháp lý cho việc xác định pháp luật áp dụng. Thuật ngữ này được dùng với nghĩa thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế. thực tiễn đã có khơng ít trường hợp tịa án quốc gia mở phiên tòa xét xử chỉ nhằm xác định xem mình có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hay khơng. Tư pháp quốc tế gọi đây là thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế.

Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là xác định thẩm quyền của tòa án một nước nhất định khi giải quyết một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi.

Lý luận và thực tiễn tư pháp quốc tế cho thấy, khi một vụ việc mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngồi phát sinh thì tịa án của hai hay nhiều nước khác nhau đều có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó. Điều đó xuất phát từ ngun tắc bình đẳng và ngun tắc tơn trọng chủ quyền quốc gia. Trong lý luận Tư pháp quốc tế gọi tình trạng này là xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế (hay còn gọi là xung đột quyền tài phán)

1.2. Xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế

Xung đột thẩm quyền là trường hợp trong một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, cơ quan tài phán của hai hay nhiều quốc gia đều có thể có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy, trong các vụ việc phát sinh từ quan hệ của Tư pháp quốc tế đều đặt ra hai vấn đề cần giải quyết, đó là vấn đề xung đột về thẩm quyền xét xử và xung đột về pháp luật.

Giải quyết xung đột pháp luật là việc xác định hệ thống pháp luật để giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngồi. Việc xác định pháp luật áp dụng sẽ phụ thuộc vào Tịa án có thẩm quyền giải quyết. Tòa án trên cơ sở quy định của pháp luật quốc gia mình để lựa chọn hệ thống pháp luật giải quyết liên quan đến vụ việc trong Tư pháp quốc tế.

Giải quyết xung đột về thẩm quyền xét xử tức là xác định một tòa án của một quốc gia cụ thể trong số các Tịa án của nhiều quốc gia liên quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong quan hệ của Tư pháp quốc tế nhất định.

Ví dụ: Tranh chấp từ một hợp đồng mua bán quốc tế giữa một doanh nghiệp có quốc

tịch Việt Nam và một doanh nghiệp có quốc tịch Pháp. Trong trường hợp này, co thể tồ án Việt Nam hoặc tịa án tại Pháp đều có thẩm quyền giải quyết vì hợp đồng trên liên quan đến chủ thể của cả hai quốc gia.

Tuy nhiên, xung đột luật và xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời, luôn được áp dụng đối với bất kỳ vụ việc nào trong quan hệ của Tư pháp quốc tế

Thuật ngữ “thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế” hay là Thuật ngữ “xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế” là thuật ngữ mang tính ước lệ, được dùng với những điều kiện nhất định

Bản chất của hiện tượng xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế có sự liên hệ mật thiết với nhóm vấn đề thuộc tố tụng dân sự quốc tế, trong đó chú ý các vấn đề: Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế đối với các vụ việc tranh chấp thuộc lĩnh vực tư pháp quốc tế; vấn đề ủy thác tư pháp quốc tế và thực hiện các hành vi tố tụng dân sự quốc tế riêng biệt; vấn đề công nhận và thi hành các bản án , quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.

Xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế có thể được giải quyết bằng cách ký kết các điều ước quốc tế về xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế hoặc là căn cứ vào các dấu hiệu xác định thẩm quyền theo hệ thống pháp luật trong nước.

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận và thực tiễn môn luật tư pháp quốc tế (Trang 32 - 33)