Kết hôn là quan hệ hôn nhân phổ biến được tất cả các quốc gia xây dựng trong chế định hôn nhân và gia đình của nước mình. Quan hệ này cũng được các quốc gia xây dựng và quy định rất khác nhau về các vấn đề như điều kiện kết hơn, thủ tục đăng ký kết hơn, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn,… Đến các nguyên tắc trong quan hệ hơn nhân gia đình cũng quy định khác nhau có quốc gia thì quy định ngun tắc một vợ, một chồng nhưng cũng có những quốc gia thì lại vẫn cho phép chế độ hôn nhân đa thê,…Sự khác biệt này là do chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia khác nhau, phong tục, tập quán, truyền thống khác nhau. Kết hơn có yếu tố nước ngồi có hai trường hợp xảy ra:
- Trường hợp thứ nhất là kết hơn có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam;
- Trường hợp thứ hai là kết hơn có yếu tố nước ngồi ở nước ngồi, theo pháp luật nước ngồi.
2.1. Kết hơn có yếu tơ nước ngồi tại Việt Nam
Kết hôn tại Việt Nam là kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi; Giữa cơng dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên cư trú ở nước ngồi;Giữa cơng dân nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
2.1.1. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được quy định tại Khoản 1 Điều 102 Luật hơn nhân và Gia đình 2000 thì “Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương thực hiện việc đăng ký kết hơn… có yếu tố nước ngồi theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam”. Theo hướng dẫn tại Khoản 1, khoản 2 Điều 6
Nghị định 24/2013/NĐ-CP ngày 28/03/2013 của Chính phủ có hiệu lực ngày 15/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hơn nhân và gia đình 2000 về quan hệ Hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi (sau đây gọi là Nghị Định 24, Nghị định này ra đời thay thế cho Nghị định 68 và Nghị định 69):
“1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực
hiện đăng ký kết hôn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi, giữa cơng dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngồi; trường hợp cơng dân Việt Nam khơng có hoặc chưa có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hơn.
1. Trường hợp người nước ngồi có u cầu đăng ký kết hơn với nhau tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký
kết hôn; nếu cả hai bên không đăng ký thường trú tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký kết hôn”.
- Trường hợp hai cơng dân nước ngồi đăng ký kết hơn ở Việt Nam, pháp luật hơn nhân và gia đình Việt Nam cho phép họ được quyền kết hơn trước cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam nhưng họ phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn. Với quy định này của Luật Hơn nhân và Gia đình Việt Nam thì nếu người nước ngồi kết hơn tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì họ phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hơn và cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn cho họ của Việt Nam là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của một trong hai bên đương sự thực hiện đăng ký việc kết hôn. Nếu họ không thực hiện việc kết hơn trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì họ khơng cần phải tn theo các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn. Nếu cả hai bên khơng đăng ký thường trú tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
- Trong trường hợp công dân Việt Nam ở khu vực biên giới kết hôn với công dân nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam, Khoản 1 Điều 102 Luật Hơn nhân và Gia đình 2000 quy định: “Việc đăng ký kết hôn, nuôi con nuôi, giám hộ giữa công dân Việt Nam
cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam do Chính phủ quy định”. Với quy định này của Luật hơn nhân và Gia đình thì
Chính phủ sẽ quy định trong một văn bản riêng về vấn đề đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam và công dân nước láng giềng ở khu vực biên giới. Tại Điều 26 Nghị định 24 quy định, Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
Như vậy, thẩm quyền đăng ký kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã nếu công dân Việt Nam ở khu vực biên giới kết hôn với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam (Lào, Trung Quốc, Campuchia).
- Trường hợp hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau hoặc giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nan ở nước ngồi. Pháp luật Hơn nhân và gia đìnhViệt Nam tại Điều 102 và Nghị định 24 tại Điều 6 Khoản 3 thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hơn trong trường hợp kết hôn này là cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài: “Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký kết hôn giữa công
dân Việt Nam với người nước ngồi, nếu việc đăng ký đó khơng trái với pháp luật của nước sở tại; trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngồi kết hơn với nhau thì Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký việc kết hơn, nếu có u cầu”.
2.1.2. Giải quyết xung đột pháp luật về kết hơn
Pháp luật các quốc gia đều có những quy định khác nhau về điều kiện kết hôn cũng như nghi thức kết hơn. Có những quốc gia quy định độ tuổi có quyền đăng ký kết hơn rất thấp chỉ là 12 tuổi đối với nữ, 14 tuổi đối với nam (quốc tịch Chi Lê), có những nước lại quy định độ tuổi này khá cao 20 tuổi đối với nữ, 22 tuổi đối với nam (quốc tịch Trung Quốc),… Chính vì vậy, cần phải giải quyết xung đột pháp luật về hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi để xác định luật áp dụng giải quyết trong trường hợp cụ thể.
Như vậy, Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam và Nghị định 24 đã quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hơn trong trường hợp kết hơn có yếu tố nước ngồi trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Nghị định 24 còn quy định cụ thể về thủ tục đăng ký kết hôn từ Điều 7 đến Điều 10 (bao gồm hồ sơ đăng ký kết hôn, thủ tục nộp nhận hồ sơ, thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hơn, trình tự giải quyết việc đăng ký kết hơn tại Việt Nam) trong trường hợp kết hơn có yếu tố nước ngồi trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Trong trường hợp đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi ở khu vực biên giới thì trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 27 Nghị định 24.
Trong trường hợp kết hơn có yếu tố nước ngồi tại cơ quan đại diện trình tự đăng ký kết hơn được quy định tại Điều 15 của Nghị Định 24.
2.1.2.1. Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luậtViệt Nam Việt Nam
Điều kiện kết hôn là những điều kiện về nhân thân của cá nhân đăng ký kết hôn như độ tuổi, sự tự nguyện, tình trạng hơn nhân,…Ngồi Luật Hơn nhân và Gia đình quy định về điều kiện kết hơn, nghi thức kết hơn có yếu tố nước ngồi cịn có Nghị định 24/2013/NĐ-CP ngày 28/03/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hơn nhân và Gia đình về quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật hơn nhân và gia đình 2000 thì: Trong việc kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước
ngồi, mỗi bên phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hơn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngồi cịn phải tuân theo các quy định của pháp luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam về điều kiện kết hôn.
Như vậy, trong trường hợp công dân Việt Nam kết hơn với người nước ngồi trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì cơng dân Việt Nam sẽ phải tuân theo pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, cụ thể là phải tuân theo quy định tại Điều 9, Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về điều kiện kết hơn và những trường hợp cấm kết hơn. Người nước ngồi sẽ phải tn theo pháp luật mà họ mang quốc tịch về điều kiện kết hơn, nếu người nước ngồi này và cơng dân Việt Nam kết hơn trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì cơng dân nước ngồi cịn phải tn theo quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết
hôn và những trường hợp cấm kết hơn. Đối với người nước ngồi có nhiều quốc tịch nước ngồi hoặc khơng có quốc tịch thì luật được áp dụng đối với họ xác định theo quy định của Điều 760 Bộ luật dân sự 2005.
Tại Điều 12 Nghị định 24 quy định những trường hợp cơ quan có thẩm quyền có quyền từ chối đăng ký kết hôn:
“1. Việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Một hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Bên kết hơn là cơng dân nước ngồi khơng đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó là cơng dân hoặc thường trú đối với người không quốc tịch;
c) Việc kết hôn không do nam, nữ tự nguyện quyết định; d) Có sự lừa dối, cưỡng ép kết hôn;
đ) Một hoặc cả hai bên kết hơn là người đang có vợ, đang có chồng; e) Một hoặc cả hai bên kết hôn là người mất năng lực hành vi dân sự;
g) Các bên kết hôn là những người cùng dịng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời;
h) Các bên kết hôn đang hoặc đã từng là cha, mẹ nuôi và con nuôi, bố chồng và con dâu, mẹ vợ và con rể, bố dượng và con riêng của vợ, mẹ kế và con riêng của chồng;
i) Các bên kết hơn cùng giới tính (nam kết hôn với nam, nữ kết hôn với nữ).
2. Việc đăng ký kết hôn cũng bị từ chối, nếu kết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hơn thơng qua mơi giới nhằm mục đích kiếm lời; kết hơn giả tạo khơng nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; lợi dụng việc kết hơn nhằm mục đích mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác”.
Tình huống:
Một nữ cơng dân A (quốc tịch Việt Nam), 18 tuổi xin đăng ký kết hôn với một nam công dân B (quốc tịch Pháp), 18 tuổi. Hai bên xin đăng ký kết hơn trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 103 Luật Hơn nhân và Gia đình Việt Nam thì cơng dân Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và những trường hợp cấm kết hôn. Công dân Pháp phải tuân theo quy định của pháp luật Pháp về Điều kiện kết hôn. Giả sử, pháp luật Pháp quy định độ tuổi kết hôn của nam là 18 tuổi. Như vậy, công dân B đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật Pháp nhưng vì cơng dân B kết hơn tại Việt Nam nên còn phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo quy định của pháp luật Việt Nam độ tuổi kết hôn của nam phải từ 20 tuổi trở lên mới có thể đăng ký kết hơn. Vậy, theo quy định của pháp luật Pháp công dân B đủ tuổi kết hôn nhưng theo pháp luật Việt Nam công dân B lại chưa đủ tuổi và khơng có quyền xin đăng ký kết hơn ở Việt Nam.
Trường hợp người nước ngồi đăng ký kết hơn trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, pháp luật Việt Nam tại Điều 103 Luật Hơn nhân và Gia đình: Việc kết hơn giữa những người nước ngồi với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật Hơn nhân và Gia đình Việt Nam về điều kiện kết hôn.
Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, nguyên tắc cơ bản giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn là hệ thuộc luật nhân thân của các bên đương sự (luật quốc tịch hoặc luật nơi cư trú). Ví dụ, theo quy định tại Điều 25 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam- Lào, Điều 23 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam- Ba Lan,… Điều này sẽ dẫn tới hệ quả là pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng để giải quyết quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi. Đồng thời, cũng có thể xảy ra trường hợp pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu tới lại mâu thuẫn với pháp luật Việt Nam (trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam) hoặc xảy ra trường hợp pháp luật Việt Nam dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài nhưng pháp luật nước ngoài lại dẫn chiếu ngược trở lại pháp luật Việt Nam hoặc dẫn chiếu tới pháp luật của nước thứ ba. Hiện tượng dẫn chiếu pháp luật như vậy dẫn đến khó áp dụng hoặc khi áp dụng dẫn tới hệ quả khác nhau.
2.1.2.2. Giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hơn
Trên thế giới có ba nghi thức kết hôn cơ bản: Nghi thức tôn giáo, nghi thức dân sự, nghi thức kết hợp giữa tôn giáo và dân sự. Việt Nam chỉ chấp nhận việc kết hơn theo nghi thức dân sự.
Nếu kết hơn có yếu tố nước ngồi trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở Việt Nam thì nghi thức kết hơn được quy định của Điều 11 Nghị định số 24:
“1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn, Sở Tư pháp thực hiện tổ chức lễ đăng ký kết hôn.
2. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Sở Tư pháp. Khi tổ chức lễ đăng ký kết hơn phải có mặt hai bên nam, nữ. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hơn lễ, u cầu hai bên cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hơn. Nếu hai bên đồng ý kết hơn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hơn.
3. Giấy chứng nhận kết hơn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn theo nghi thức quy định tại Khoản 2 Điều này. Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ sổ đăng ký kết hôn do Sở Tư pháp thực hiện theo yêu cầu của vợ, chồng.
4. Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ