3. Ly hơn có yếu tố nước ngoài
3.1. Giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn
3.1.1. Giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn theo pháp luật Việt Nam
Ly hơn có yếu tố nước ngoài thường liên quan đến pháp luật của nhiều nước khác nhau vì vậy thẩm quyền giải quyết ly hơn cũng được pháp luật các nước quy định khác nhau, thẩm quyền giải quyết cũng quy định khác nhau.
Theo quy định tại Điều 102 Luật Hơn nhân và Gia đình Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết việc ly hơn thuộc về Tòa án.
“Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, ni con ni và giám hộ có yếu tố nước ngồi, xem xét việc cơng nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tịa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam”.
Như vậy, thẩm quyền giải quyết việc ly hơn có yếu tố nước ngồi thuộc về Tịa án nhân dân cấp tỉnh, đối với trường hợp ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì thẩm quyền thuộc về Tịa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.
Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn được quy định tại Điều 104 Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 104 Luật Hơn nhân và Gia đình Việt Nam thì:
- Việc ly hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi được giải quyết theo quy định của Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam.
- Việc ly hơn giữa người nước ngồi với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam.
- Trong trường hợp ly hôn mà một bên ly hôn là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ khơng có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.
- Trong trường hợp ly hơn giữa hai công dân Việt Nam với nhau mà một bên cư trú ở nước chưa ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề hơn nhân và gia đình với Việt Nam thì cũng áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết ly hôn.
- Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngồi khi ly hơn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
3.1.2. Giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn theo các Điều ước quốc tế
Xung đột pháp luật về ly hôn được các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các nước quy định. Hầu hết các Hiệp định tương trợ tư pháp đều quy định luật áp dụng là hệ thuộc luật nhân thân kết hợp với hệ thuộc luật tòa án để giải quyết.
Theo quy định trong hầu hết các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết như Điều 20 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Tiệp Khắc; Điều 26 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Ba Lan thì nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp, cũng như công dân nước ký kết Hiệp định tương trơ tư pháp với Việt Nam với nhau có quy định về vấn đề hơn nhân và gia đình như sau:
Nếu vợ chồng có cùng quốc tịch thì áp dụng luật quốc tịch chung của họ để giải quyết; Nếu vợ chồng khơng có cùng quốc tịch mà lại thường trú chung ở một nước ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam thì áp dụng luật nơi thường trú chung của vợ chồng để giải quyết ly hôn;
Nếu vợ chồng khơng có quốc tịch chung, khơng có nơi thường trú chung thì cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết nào nhận đơn xin ly hơn thì áp dụng luật của nước có Tịa án đang thụ lý giải quyết để giải quyết ly hôn cho họ.