3.1 Khái niệm pháp nhân trong tư pháp quốc tế
Pháp nhân là một tổ chức nhất định của con người, được pháp luật nhà nước quy định có quyền năng chủ thể. Khơng phải bất kỳ tổ chức nào cũng được cơng nhận có tư cách pháp nhân. Chỉ những tổ chức được thành lập theo trình tự, thủ tục và có điều kiện do pháp luật của Nhà nước quy định hoặc tồn tại trên thực tế và nhà nước cơng nhận thì mới có tư cách pháp nhân.
Theo pháp luật Việt Nam tại Điều 84 Bộ luật Dân sự 2005 pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây:
- Được thành lập hợp pháp; - Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; - Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Pháp nhân có thể được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức chính trị, kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc theo quyết định của nhà nước có thẩm quyền và tuân theo thủ tục pháp luật quy định.
Theo thực tiễn, pháp nhân được thành lập theo pháp luật của một nước nhất định. Thông thường một tổ chức được cơng nhận có tư cách pháp nhân ở nước đó được thành lập thì cũng được cơng nhận có tư cách pháp nhân ở các nước khác. Đối với Việt Nam pháp nhân nước ngoài là tổ chức hưởng tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngồi và được cơng nhận là có quốc tịch nước ngồi.
Đặc trưng chung của pháp nhân trong quan hệ tư pháp quốc tế là phải chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật các khác nhau (pháp luật của quốc gia nơi pháp nhân mang quốc tịch và pháp luật của quốc gia nơi pháp nhân hoạt động). Vì vây, việc xác định quốc tịch của pháp nhân, năng lực chủ thể của pháp nhân hay các quyền và nghĩa vụ của pháp nhân là hết sức cần thiết.
3.2. Quốc tịch của pháp nhân
Pháp nhân được thành lập và chịu sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật nhất định. Vậy muốn xác định được hệ thống pháp luật điều chỉnh đối với mỗi pháp nhân cần dựa vào quốc tịch của pháp nhân.
Quốc tịch của pháp nhân khơng chỉ có ý nghĩa để phân biệt pháp nhân nước này với pháp nhân nước khác mà đây còn là cơ sở để xác định quy chế pháp lý và năng lực chủ thể của pháp nhân khi tham gia vào quan hệ pháp luật của Tư pháp quốc tế.
Pháp nhân được thừa nhận có tư cách pháp nhân theo pháp luật với một Nhà nước nhất định thì phải tuân thủ một số quy định về quyền và nghĩa vụ của pháp luật nước đó. Ngồi ra, khi hoạt động ở nước ngồi, pháp nhân được nhà nước mình bảo hộ về mặt ngoại giao; việc hợp nhất, sáp nhập... tư pháp quốc tế gọi đây là hệ thống pháp luật nơi pháp nhân thành lập.
Luật của nước pháp nhân mang quốc tịch là hệ thống pháp luật quy định các vấn đề liên quan đến quy chế pháp lý của pháp nhân như điều kiện thành lập, hoạt động, hợp nhất, giải thể,…
Việc xác định quốc tịch của pháp nhân tạo cơ sở xác định nội dung quy chế pháp lý của pháp nhân, kiểm soát hoạt động của pháp nhân, bảo vệ an ninh, chủ quyền và lợi ích kinh tế - xã hội của nhà nước nơi pháp nhân đặt trụ sở hoặc hoạt động. Xác định quốc tịch của pháp nhân còn mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo điều kiện pháp lý cho pháp nhân của nước này mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất, kinh doanh sang lãnh thổ nước khác.
Hiện này, mỗi nước dựa trên các tiêu chí khác nhau để xác định quốc tịch của pháp nhân. Nhưng nhìn chung có các tiêu chí xác định như sau:
- Nơi pháp nhân thành lập
Theo nguyên tắc này, quốc tịch của pháp nhân được xác định nơi pháp nhân làm các thủ tục đăng ký pháp nhân và nơi pháp nhân được cấp phép. Nguyên tắc này được nhiều quốc gia thừa nhận như các quốc gia theo hệ thống luật Anh - Mỹ.
Pháp luật Việt Nam cũng lấy tiêu chí nơi pháp nhân thành lập để xác định quốc tịch của pháp nhân16. Đối với Việt Nam, tất cả pháp nhân không mang quốc tich Việt Nam đều được coi là pháp nhân nước ngồi.
- Nơi pháp nhân đặt trụ sở chính
16. Xem Khoản 20, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2005. Khoản 1, Điều 16, Luật Thương mại 2005. Điều 765, Bộ luật dân sự 2005
Theo tiêu chí này, quốc tịch của pháp nhân được xác định theo nơi pháp nhân đặt trụ sở chính. Nơi đặt trụ sở chính là nơi có cơ quan điều hành, ban lãnh đạo làm việc trên thực tế. Tiêu chí này được các quốc gia thuộc hệ thống luật Châu âu lục địa như Pháp, Đức,… áp dụng.
- Nơi pháp nhân tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
Tiêu chí này chủ yếu được áp dụng bởi các quốc gia ở khu vực Trung Đơng nơi có rất nhiều cơng ty nước ngoài đang thực hiện hoạt động khai thác dầu mỏ. Bởi vì, theo các quốc gia này có nhiều pháp nhân thành lập ở nước ngoài nhưng lại hoạt động chủ yếu trên lãnh thổ quốc gia khác.
Ngồi ra, một số quốc gia cịn xác định quốc tịch của pháp nhân dựa trên tiêu chí quốc tịch của người đứng đầu pháp nhân. Hay theo pháp luật Nga và các nước Đông Âu hai nguyên tắc nơi pháp nhân thành lập và nơi pháp nhân đặt trung tâm được lựa chọn tùy theo từng trường hợp.
Do quy định của pháp luật các nước về nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân không giống nhau, trong thực tiễn không tránh khỏi trường hợp một pháp nhân được hai hay nhiều nước đồng thời coi là pháp nhân mang quốc tịch của nước mình. Để giải quyết hiện tượng này các nước phải ký kết với nhau các Điều ước quốc tế nhằm thống nhất các nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân.
3.3. Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài
3.3.1. Đặc điểm quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài
Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài thể hiện trước hết ở chổ cùng một lúc pháp nhân nước ngoài phải tuân theo hai hệ thống pháp luật là pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch và pháp luật nơi pháp nhân hoạt động. Nhưng trước hết phải tuân theo pháp luật nước sở tại.
Ngoài ra, đặc điểm quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngồi cịn thể hiện ở chổ nếu các quyền lợi hợp pháp của pháp nhân nước ngoài trên lãnh thổ nước sở tại bị xâm phạm thì pháp nhân nước đó được Nhà nước của mình bảo hộ về mặt ngoại giao.
Nội dung quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài ở các nước khơng giống nhau. Nó tùy thuộc vào chế độ chính trị, chính sách kinh tế đối ngoại của nước ngoài. Nhưng với xu thế pháp triển, hội nhập kinh tế như hiện nay thì hoạt động của pháp nhân nước ngồi ở mỗi nước sẽ ngày càng sơi động. Điều đó làm cho vấn đề quy định quy chế pháp lý cho pháp nhân nước ngoài cần được cụ thể, thống nhất hơn.
3.3.2. Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài ở Việt Nam
Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài ở Việt Nam được xác định trên cở sở pháp luật Việt Nam hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Theo Điều 765 khoản 1 BLDS 2005 thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó thành lập, trừ trường hợp pháp
luật Việt Nam có quy định khác; trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Việt Nam cam kết dành cho pháp nhân nước ngồi chế độ đãi ngộ bình đẳng với pháp nhân trong nước hoặc bình đẳng với các pháp nhân nước ngồi đang hoạt động tại Việt Nam.
Tuy nhiên, nội dung cụ thể của quy chế pháp lý dân sự của các loại pháp nhân nước ngồi hoạt động ở Việt Nam khơng hồn tồn giống nhau.
Thứ nhất, các chủ thể nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam dưới hình thức thành lập
doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vố nước ngồi thì được coi là các pháp nhân Việt Nam vì được cấp phép, thành lập theo pháp luật Việt Nam, quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam17.
Thứ hai, các pháp nhân được thành lập ở nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài nhưng
hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức có hiện diện thương mại (lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam)18.
Thứ ba, các pháp nhân được thành lập ở nước ngoài, theo pháp luật nước ngồi, tuy
khơng có hiện diện thương mại tại Việt Nam nhưng có các hoạt động thương mại trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam, với các chủ thể Việt Nam.19