7. Phương pháp nghiên cứu
2.2. Thực trạng quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh pho thông bậc Trung học tạ
2.2.1. Mạng lưới các trung tâm Giáo dục thướng xuyên
Hiện tại thành phố Đà Nẵng có 7 trung tâm Giáo dục thường tham gia công tác hướng nghiệp thông qua dạy nghề phổ thông và tư vấn nghề. Đơn vị thành lập sớm nhất là vào năm 1985, còn lại hầu hết các trung tâm Giáo dục thường xuyên quận, huyện đều thành lập từ sau khi thành phố được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ (trừ trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Thanh Khê và huyện Hòa Vang được thành lập từ trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp).
Bảng thống kê ở phụ lục 1 cho thấy: các trung tâm được phân bổ trên tất cả các quận, huyện, mỗi đơn vị hành chính có ít nhất 01 trung tâm, riêng địa bàn quận Sơn Trà có 02 trung tâm. Về cơ bản, sự phân bố các trung tâm như trên là tương đối hợp lý, tuy nhiên, chúng ta thấy vẫn còn thiếu một đơn vị giáo dục chủ công thực hiện công tác hướng nghiệp trên địa bàn thành phố, đó là trung tâm Giáo dục Kỹ thuật tổng hợp Hướng nghiệp (theo tinh thần của Luật
Sự phân bố các trung tâm đều khắp các quận - huyện như hiện nay thuận lợi cho học sinh trên từng địa bàn đến tham gia hướng nghiệp, học nghề phổ thơng. Tuy chỉ có huyện Hịa Vang là khá rộng, địa hình khó khăn cho việc đi lại của học sinh nên việc bố trí ở đây 01 trung tâm Giáo dục thường xuyên là chưa hợp lý. Quận Sơn Trà là một đơn vị hành chính khơng lớn với 6 trường Trung học cơ sở và 2 trường Trung học phổ thơng lại có đến 2 đơn vị làm công tác hướng nghiệp dẫn đến sự phân tán trong việc đầu tư. Trong khi đó quận Hải Châu ở địa bàn trung tâm thành phố với 11 trường Trung học cơ sở và 5 trường Trung học phổ thơng lại chỉ có 01 trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Châu làm công tác hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông.