Kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác hướng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp​ (Trang 58 - 61)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Thực trạng hoạt động quản lý công tác hướng nghiệp của Giám đốc các trung tâm

2.3.4. Kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác hướng nghiệp

Kiểm tra là một khâu quan trọng trong hoạt động quản lý của Giám đốc các trung tâm Giáo dục thường xuyên, thực tế cho thấy: lãnh đạo mà không kiểm tra thi coi như khơng có lãnh đạo. Để kiểm tra có tác dụng thúc đẩy hệ thống phát triển thì cơng tác kiểm tra phải đảm bảo tính kịp thời, thường xun, có hệ thống, chính xác, có hiệu quả, thu hút đơng đảo quần chúng vào hoạt động kiểm tra, xây dựng ý thức tự kiểm ưa của các cá nhân và đơn vị. Đối với quản lý công tác hướng nghiệp, hoạt động kiểm tra tập trung vào một số nội dung sau:

a. Kiểm tra việc tổ chức công tác chiêu sinh, quản lý học sinh

Mỗi năm hai đợt, các trung tâm đã tiến hành chiêu sinh học sinh học nghề phổ thông. Hoạt động này thường xuyên được sự kiểm tra của Giám đốc các trung tâm, đảm bảo thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra và theo đúng các quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo. Thông qua việc kiểm tra tiến độ chiêu sinh, các trung tâm đã kịp thời thay đổi cách thức chiêu sinh để thu hút ngày càng nhiều học sinh tham gia hướng nghiệp.

Khi vào học ở trung tâm, các học sinh sẽ được giáo vụ nhà trường quản lý chặt chẽ thông qua việc thực hiện nghiêm túc hồ sơ nhập học. Mỗi học sinh tự quản lý, theo dõi kết quả học tập của mình bằng phiếu điểm do Sở Giáo dục phát hành. Tuy nhiên, do khơng đủ phịng để dạy hoặc cự li quá xa nên một số trung tâm phải mượn các trường phổ thông để giảng dạy, việc quản lý học sinh vì thế có lúc, có nơi chưa chặt chẽ (sau khi khai giảng 30 ngày vẫn chưa có được danh sách học sinh chính thức).

b. Kiểm tra việc thực hiện chương trình giảng dạy, nề nếp dạy và học, các hoạt động chuyên môn

Trên cơ sở kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, tuần, Giám đốc trung tâm phân cơng cho Phó Giám đốc phụ trách công tác hướng nghiệp kiểm tra việc thực hiện chương trình và tiến độ giảng dạy của các lớp nghề phổ thông bằng cách kiểm tra sổ đầu bài, dự giờ và kiểm tra định kỳ hồ sơ chuyên môn của giáo viên.

Tuy nhiên kết quả của việc kiểm tra cịn hạn chế vì phần lớn cán bộ quản lý chưa được đào tạo chính quy (chuyên ngành kỹ thuật), gặp nhiều khó khăn khi đánh giá giờ dạy; Sở Giáo dục chưa có quy định về việc thanh kiểm tra giáo viên hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông như đối với giáo viên các bộ mơn văn hóa ở trường phổ thơng.

Đến thời điểm kiểm tra, chỉ có 2 đơn vị là trung tâm Giáo dục thường xuyên Thành phố và trung tâm Giáo dục thường xuyên Thanh Khê có được các tiêu chuẩn về đánh giá giờ dạy cùa giáo viên dạy nghề phổ thông, các đơn vị khác vẫn sử dụng các tiêu chuẩn giờ dạy của giáo viên phổ thông để áp dụng cho đối tượng này.

Các hoạt động thi đua chưa được phát động sâu rộng trong hoạt dộng hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông: phong trào viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm chưa có được kết quả cao, số giáo viên thi giáo viên giỏi rất hạn chế (năm học 2000-2001 khơng có giáo viên nào, năm 2001-2002 chỉ có OI giáo viên Tin học), chưa tổ chức được các kỳ thi học sinh giỏi kỹ thuật trong các trung tâm và thành phố.

c. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về hồ sơ chuyên môn

Các quy định về hồ sơ chuyên môn cho hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông đã được quy định tại công văn số 1420/GD-ĐT ngày 11 tháng 10 năm 1999 của Sở Giáo dục và Đào tạo, căn cứ vào các qui định tại công văn này, các Giám đốc các trung tâm triển khai kế hoạch kiểm ưa đối với đội ngũ giáo viên đang giảng dạy tại đơn vị. Kết quả khảo sát một số loại hồ sơ của các tổ chuyên môn ở các đơn vị cho thấy:

Theo kết quả này thì khơng phải tất cả các đơn vị làm công tác hướng nghiệp đều đã thực hiện tốt các quy định về hồ sơ chuyên môn; việc lập kế hoạch chưa được sâu sát và vì thế việc tổ chức thực hiện kế hoạch cũng chưa đạt được những yêu cầu đặt ra.

d. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện hướng nghiệp qua sinh hoạt hướng nghiệp và các hoạt

động ngoại khóa

Trong thời gian qua, các trung tâm chưa tổ chức được các hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp, các hoạt động ngoại khóa có lồng ghép nội dung hướng nghiệp cịn mang tính tự phát (các câu lạc bộ, các nhóm sở thích nghề nghiệp...) do đó việc kiểm tra của Giám đốc đối với các hoạt động này hầu như chưa được thực hiện.

e. Kiểm tra việc thu chi tài chính, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Hoạt động kiểm tra việc thu chi tài chính, sử dụng cơ sở vật chất được thực hiện bởi sự điều hành của Giám đốc thông qua hoạt động của tổ Văn phịng (hoặc tổ Hành chính) của các đơn vị. Cụ thể là:

- Hàng tháng, hàng quý kế toán báo cáo cho Giám đốc về tiến độ thu chi và việc thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo viên.

- Định kỳ sau mỗi học kỳ, mỗi đạt học, mỗi đạt thi nghề hoặc cuối năm, cán bộ phụ trách bộ môn đều lập biên bản kiểm tra tài sản, thiết bị, kịp thời đề xuất thanh lý, sửa chữa, mua sắm phục vụ dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp​ (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)