7. Phương pháp nghiên cứu
2.2. Thực trạng quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh pho thông bậc Trung học tạ
2.2.2. Quy mô, chất lượng và cơ cấu ngành nghề đào tạo
Quy mô học sinh tham gia học nghề phổ thông và cơ cấu ngành nghề
Trong các năm học 2000-2001 và 2001-2002, hoạt động hướng nghiệp chủ đạo của các trung tâm Giáo dục thường xuyên là tổ chức dạy nghề phổ thông cho học sinh phổ thông bậc trung học. Qui mô học sinh được hướng nghiệp thông qua dạy nghề phổ thông phân chia theo cơ cấu ngành nghề đào tạo qua các năm học được tổng họp ở các bảng 1 và bảng 2:
Như vậy, số học sinh trung học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tham gia học nghề phổ thông đạt tỉ lệ tương đối thấp: 23,4% năm học 2000-2001 (trong khi ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tương ứng là 76,56 % và 79,87%) [9, 66]; 42,5% năm học 2001-2002 (trong khi ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tương ứng là 83,79 % và 79,25 %) [l0, 35].
Số học sinh tham gia học nghề phổ thông ở địa bàn trung tâm thành phố (quận Hải Châu, Thanh Khê) là tương đối lớn và ngành nghề học khá đa dạng với 9 nghề (xem phụ lục 2). Ở các vùng này học sinh chủ yếu học các môn về Kỹ thuật công nghiệp và Kỹ thuật phục vụ (phục vụ các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ-du lịch).
Số học sinh tham gia học nghề phổ thông ở các quận vùng ven và ở huyện Hòa Vang tương đối thấp và số nghề học rất ít (3 đến 5 nghề) (xem phụ lục 3). Tuy nhiên, học sinh ở các địa bàn này đã có xu hướng tham gia học tập mơn Lâm sinh - trồng trọt (bộ môn gắn với ngành nông-lâm nghiệp). Có những nghề đã được giảng dạy ở tất cả các trung tâm như: Tin học, Điện dân dụng, Làm hoa; có những nghề chỉ có một số ít trung tâm giảng dạy như: Cắt may, Gia chánh, Lâm sinh.
Nghề có số lượng học sinh theo học đơng nhất là Tin học, điện dân dụng, làm hoa, gia chánh; số học sinh học các nghề; Vẽ kỹ thuật, Điện tử, Điện dân dụng đang có xu hướng giảm dần. Để làm rõ hơn cơ cấu ngành nghề học sinh được hướng nghiệp qua dạy nghề phổ thông tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên , chúng ta xem xét các số liệu tổng hợp sau:
(Các nghề được chia theo 3 nhóm : Kỹ thuật Cơng nghiệp (KTCN), Kỹ thuật Phục vụ (KTPV) và Kỹ thuật Nông nghiệp (KTNN), trong đó KTNN bao gồm cả Nơng nghiệp, Lâm nghiệp và Chế biến, Nuôi trồng thúy, hải sản)
Theo kết quả tổng hợp trên thì hiện nay các nghề thuộc nhóm Kỹ thuật Cơng nghiệp đang được học sinh ưa chuộng, nhất là nghề Tin học; nhóm nghề Kỹ thuật Nơng nghiệp hiện nay chỉ có mơn Lâm sinh được dạy, các nghề về chế biến, nuôi trồng thủy hải sản vẫn chưa được đưa vào giảng dạy. Đặc biệt, các nghề truyền thống của địa phương như làm đá mỹ nghệ, trồng hoa và cây cảnh, làm nấm... chưa có trong danh mục nghề ở các đơn vị hướng nghiệp.
Cơ cấu ngành nghề được tổ chức để hướng nghiệp cho học sinh bộc lộ những bất hợp lý: Đà Nẵng là thành phố có thế mạnh về biển, đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang "Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp", cần một đội ngũ lao động có chất lượng phục vụ các khu công nghiệp, khu chế xuất; cần phải hướng cho học sinh vào các nghề thuộc ngành cơng
nghiệp điện, cơ khí, cơng nghiệp chế biến, các nghề phục vụ du lịch, chế biến hải sản, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống của địa phương.
Chất lượng dạy - học nghề phổ thông:
Chất lượng dạy và học nghề phổ thông được xem như một tiêu chí để đánh giá kết quả thực hiện con đường hướng nghiệp qua dạy nghề phổ thông tại các đơn vị hướng nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Việc đánh giá chất lượng dạy - học nghề phổ thơng được thực hiện ương q trình dạy học, nhưng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết quả đánh giá được ghi trên chứng chỉ là kết quả thi nghề phổ thông (được thực hiện qua hai bài thi của học sinh: bài lý thuyết hệ số Ì và bài thực hành hệ số 3). Dưới đây là thống kê kết quả thi nghề phổ thông của học sinh qua các đạt thi nghề trong các năm học 2000 - 2001 và 2001 - 2002.
Nhìn chung, chất lượng học nghề phổ thơng của học sinh tương đối khả quan trong hai năm học 2000-2001 và 2001-2002, số học sinh đạt loại giỏi chiếm 58,67%, tỉ lệ học sinh đạt loại yếu chỉ chiếm 0,20%.
Có được kết quả như trên là nhờ sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Sở Giáo dục và Đào tạo thông qua các văn bản hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy nghề phổ thông trong từng
học kỳ, từng năm học. Các văn bản này đã được lãnh đạo các trung tâm Giáo dục thường xuyên và bộ phận chuyên môn phụ trách nghề phổ thông cụ thể hóa thành kế hoạch trong từng tháng, từng học kỳ và triển khai đến từng giáo viên. Đồng thời, các trung tâm cũng lập kế hoạch định kỳ kiểm tra các hoạt động chuyên môn: kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình, giáo án, dự giờ và góp ý để nâng cao chất lượng dạy và học. Bên cạnh đó, phần kinh phí thu được từ nguồn học phí tuy ít ỏi nhưng cũng được dành một tỉ lệ nhất định để mua sắm trang thiết bị và phơi liệu cho học sinh thực hành vì vậy kết quả thi thực hành của học sinh khá tốt, sản phẩm làm ra có giá trị sử dụng.