Cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp​ (Trang 43 - 47)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Thực trạng quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh pho thông bậc Trung học tạ

2.2.3. Cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp

Cán bộ quản lý và giáo viên là lực lượng có vai trị quyết định chất lượng của cơng tác hướng nghiệp. Vì vậy, để tiến hành tìm hiểu thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên làm công tác hướng nghiệp tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên, chúng tôi tiến hành thu thập các số liệu và trò chuyện, ữao đổi trực tiếp với một số đối tượng được điều tra. Kết quả tổng hợp trong các bảng 6 và bảng 7 :

Từ kết quả thống kê trên, cho thấy:

- Cơ cấu số lượng cán bộ quản lý các trung tâm tương đối phù hợp với nhu cầu hoạt động: mỗi trung tâm đều có Giám đốc và từ 01 đến 02 Phó Giám đốc, có 100% cán bộ quản lý có trình độ đại học, cao đẳng. Tuy nhiên tỉ lệ nữ cịn q thấp, chỉ có 02 người (chiếm 11,11%).

- Tất cả các Giám đốc, Phó Giám đốc các trung tâm đều đã được tham gia các lớp quản lý giáo dục ngăn hạn hoặc dài hạn. Đây là một thuận lợi lớn cho việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động giáo dục (trong đó có cơng tác hướng nghiệp) tại các trung tâm.

- Độ tuổi của cán bộ quản lý ở các trung tâm tương đối cao, chiếm tỉ lệ cao nhất là trên 45 tuổi (72,22%) và đồng thời với tỉ lệ cán bộ có thâm niên quản lý trên 15 năm chiếm một tỉ lệ lớn (66,67%). Số liệu này chứng tỏ đội ngũ cán bộ quản lý hiện nay có nhiều kinh nghiệm nhưng đồng thời cũng bộc lộ điểm yếu là chưa kịp thời bồi dưỡng đội ngũ kế cận, làm trẻ hóa đội ngũ. Nếu có thêm những cán bộ trẻ tham gia vào công tác quản lý sẽ tăng thêm tính năng động, sáng tạo ương việc điều hành hoạt động của các trung tâm.

- Một điểm quan trọng cũng cần phải kể đến là hiện nay chỉ có 02 người gốc là giáo viên kỹ thuật (chiếm 11,11%), có tới 88,89% cán bộ quản lý tốt nghiệp các khoa không phải là khoa kỹ thuật của các trường sư phạm, do đó vấn đề quản lý chun mơn cơng tác hướng nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn.

b. Về đội ngũ giáo viên

Để thực hiện các nhiệm vụ hướng nghiệp một cách hiệu quả, cần thiết phải có một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, về cơ cấu, có trình độ đạt và trên chuẩn. Bên cạnh đó cũng cần tính đến độ tuổi và thâm niên giảng dạy của đội ngũ giáo viên để có định hướng phát triển cho phù hợp. Kết quả điều tra thể hiện ở bảng 7:

- Tổng số giáo viên dạy nghề phổ thông và làm công tác hướng nghiệp hiện nay là 49 người, trong đó nữ là 15 người (chiếm 30,61%), giáo viên hợp đồng là 36 người (chiếm 73,47%).

- Về chuyên mơn: hiện nay chưa có giáo viên nào có trình độ thạc sĩ; đại học và cao đẳng: 45 người (91,84%); Trung học chuyên nghiệp và Công nhân kỹ thuật: 4 người (8,16%). Theo quy chế về tiêu chuẩn của giáo viên dạy kỹ thuật và hướng nghiệp (Quy chế về tổ chức và hoạt động của trung tâm Kỹ thuật tổng hợp Hướng nghiệp ban hành ngày 01/7/2000) thì giáo viên dạy kỹ thuật và hướng nghiệp phải có bằng tốt nghiệp đại học, giáo viên dạy nghề phổ thơng ải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng kỹ thuật, là nghệ nhân, công

nhân bậc cao đã được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Thực tế cho thấy: vẫn còn 04 giáo viên (chiếm tỉ lệ 8,16%) chưa đạt chuẩn về chuyên môn, tỉ lệ giáo viên tốt nghiệp các trường Sư phạm kỹ thuật tham gia dạy nghề phổ thơng ở các trung tâm Giáo dục thường xun cịn rất thấp, chỉ có 17 người (chiếm tỉ lệ 34,69%). Lực lượng cịn lại là những giáo viên phổ thơng có trinh độ cao đẳng, đại học, có tay nghề được các trung tâm Giáo dục thường xuyên mời thỉnh giảng, hợp đồng dạy nghề phổ thơng. Đội ngũ này có tay nghề chưa cao, lại không được bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy kỹ thuật nên còn nhiều hạn chế trong quá tình giảng dạy.

- Các trung tâm chưa có đội ngũ giáo viên đầu đàn, làm nịng cốt cho việc nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy các ngành nghề ở các trung tâm và tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình phục vụ dạy và học. Chưa có sự tham gia của các nghệ nhân vào việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh vào những nghề truyền thống của địa phương.

- Về độ tuổi, thâm niên giảng dạy: đa số giáo viên làm công tác hướng nghiệp, dạy nghề phổ thơng có độ tuổi từ 30 đến 40 (63,27%), đội ngũ này có nhiều điều kiện để tiếp cận các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, có nhiều khả năng sáng tạo ương việc tổ chức các hoạt động hướng nghiệp. Phần lớn giáo viên có thâm niên giảng dạy từ l0 đến 15 năm (65,31%), đây cũng chính là giai đoạn họ có thể bộc lộ tốt nhất năng lực sư phạm của mình, đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục và dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp​ (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)