Giải pháp về tăng cường quản lý của Giám đốc các trung tâm Giáo dục thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp​ (Trang 75 - 78)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Các giải pháp quản lý công tác hướng nghiệp

3.2.8. Giải pháp về tăng cường quản lý của Giám đốc các trung tâm Giáo dục thường

xun đổi với cơng tác hướng nghiệp

a. Kiện tồn bộ máy tổ chức của các tổ (ban) hướng nghiệp

Kiện toàn bộ máy các tổ (ban) hướng nghiệp theo hướng đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu, giúp Giám đốc quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện công tác hướng nghiệp. Để làm được điều này, Giám đốc các trung tâm Giáo dục thường xuyên cần phải:

- Ban hành các quyết định thành lập tổ (ban) hướng nghiệp với đủ các thành phần theo quy định, lựa chọn các thành viên có năng lực để đảm bảo hoạt động của Ban có hiệu quả.

- Ban hành quy chế làm việc của Ban hướng nghiệp, ương đó quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên trong Ban và các điều kiện hỗ trợ để tạo điều kiện cho Ban hoạt động.

b. Đổi mới công tác lập kế hoạch hướng nghiệp

Giám đốc các trung tâm cần xây dựng đề án phát triển của đơn vị trong thời gian 5 đến 10 năm, trong đó các chỉ tiêu về cơng tác hướng nghiệp được xây dựng một cách khoa học trên cơ

sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và gắn với đặc điểm vùng miền nơi đặt trung tâm.

- Kế hoạch năm học nói chung và kế hoạch hướng nghiệp nói riêng phải được căn cứ vào mục tiêu giáo dục của ngành, trên cơ sở những kết quả của việc kiểm tra, tổng kết và phải được cụ thể hóa cho từng học kỳ, từng tháng, từng tuần.

Kế hoạch phải thể hiện rõ các con đường hướng nghiệp mà trung tâm phải thực hiện, các mục tiêu phải đạt được, các điều kiện và các con đường để đi đến mục tiêu đó. Đồng thời phải chỉ rõ trách nhiệm cho các cá nhân, bộ phận, yêu cầu về tiến độ thời gian thực hiện.

Đảm bảo tính dân chủ, cơng khai trong việc lập kế hoạch để tập trung sức lực, trí tuệ của tập thể hội đồng sư phạm cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của các thành viên trong hội đồng với nhiệm vụ hướng nghiệp.

c. Tăng cường chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, tổ chức tốt hoạt động hướng nghiệp

- Xác định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của từng thành viên trong Ban (tổ) hướng nghiệp, tạo điều kiện về thời gian, vật chất để họ thực hiện nhiệm vụ.

- Giám đốc cần có những hướng dẫn cụ thể các quy định về chuyên môn theo tinh thần chỉ đạo của Sở Giáo dục để giáo viên làm căn cứ thực hiện.

- Tổ chức tốt các hoạt động dự giờ, thao giảng, làm cơ sở cho việc lựa chọn giáo viên tiêu biểu tham gia thi giáo viên giỏi hướng nghiệp.

- Chỉ đạo tốt công tác thi học sinh giỏi nghề nghiệp để phát hiện những năng khiếu, góp phần bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

- Khuyến khích giáo viên viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học phục vụ hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông.

- Không chỉ tập trung vào dạy nghề phổ thông mà phải tổ chức toàn diện các con đường hướng nghiệp, mở rộng hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp. Trong điều kiện các trường phổ thơng chưa có điều kiện để thực hiện tốt hoạt động này, các trung tâm cần xây dựng đội ngũ và các điều kiện hỗ trợ cần thiết để tổ chức tuyên truyền và giới thiệu họa đồ nghề, tư vấn nghề cho các em. Đồng thời, chỉ đạo cho các bộ phận chun mơn, Đồn Thanh niên, Hội Liên hiệp

thanh niên lồng ghép nội dung hướng nghiệp vào trong các hoạt động ngoại khóa. Tổ chức các câu lạc bộ nghề nghiệp, các buổi giao lưu với các nghệ sĩ, nghệ nhân, các thợ giỏi, các tài năng trẻ để giáo dục lòng say mê nghề nghiệp một cách tự giác.

- Mở rộng quan hệ với các cơ sở sản xuất tổ chức cho học sinh đi tham quan tìm hiểu trong quá trình học tập.

- Tổ chức các xưởng dịch vụ để tạo điều kiện cho học sinh lao động làm ra sản phẩm, trong q trình đó làm cho học sinh bộc lộ sở trường, thiên hướng nghề nghiệp làm cơ sở định hướng cho học sinh chọn nghề phù hợp.

Đồng thời, để đảm bảo cho hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông ở các trung tâm đạt hiệu quả, trung tâm Giáo dục thường xuyên cần phải phối hợp, tạo điều kiện để các trường phổ thông làm tốt công tác giáo dục kỹ thuật tổng hợp và giáo dục lao động. Cụ thể là: cần phải thường xuyên có mối liên hệ chặt chẽ với trường phổ thông để nắm bắt những thay đổi trong nội dung chương trình các mơn học và đặc biệt là môn Kỹ thuật, kịp thời điều chỉnh nội dung chương trình và giáo trình dạy nghề phổ thơng cho phù họp; hỗ trợ các nhà trường trong việc sử dụng các trang thiết bị dạy học kỹ thuật và tranh thủ các chương trình, dự án để tổ chức cho học sinh lao động (trồng rừng ở Liên Chiểu, Hòa Vang...)

d. Tăng cường và đổi mới hoạt động kiểm tra và tổng kết đánh giá công tác hướng nghiệp

- Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ và kiểm tra chuyên đề hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông và triẻn khai thực hiện nghiêm túc. Qua mỗi lần kiểm tra cần đánh giá rút kinh nghiệm để xây dựng ý thức và bồi dưỡng khả năng tự kiểm tra cho giáo viên.

- Hàng tuần cần có giao ban và thơng tin cho Giám đốc về tinh hình triển khai thực hiện công tác hướng nghiệp, ban (tổ) hướng nghiệp tham mưu cho Giám đốc để có những điều chỉnh kế hoạch một cách kịp thời, chính xác.

- Các báo cáo tồng kết cần phải đi sâu tìm ra những tồn tại và nguyên nhân để đưa ra những giải pháp phù hợp, đưa hoạt động hướng nghiệp ngày một phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp​ (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)