7. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp quản lý
3.1.1. Cơ sở lý luận
Hướng nghiệp là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục phổ thông nhằm vào việc phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh phổ thơng và góp phần tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thực hiện cơng tác hướng nghiệp là một yêu cầu cấp thiết của cải cách giáo dục trong tình hình mới, góp phần thực hiện mục tiêu, nguyên lý và nội dung giáo dục của Đảng, tạo tiền đề cơ sở cho việc phân luồng và sử dụng hợp lý học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường.
Hướng nghiệp là nhiệm vụ của tồn xã hội, trong đó các trường phổ thơng, cơ sở giáo dục đóng vai trị là lực lượng chủ lực ương cơng tác này và các trung tâm Giáo dục Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, trung tâm Giáo dục thường xuyên là những đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ hướng nghiệp.
Nhiệm vụ hướng nghiệp tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên nhằm phát triển về quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả các hoạt động: sinh hoạt hướng nghiệp, tư vấn nghề và dạy nghề phổ thơng (trong đó dạy nghề phổ thông được xem như hoạt động chủ đạo trong việc hướng nghiệp cho học sinh của các trung tâm).
3.1.2. Cơ sở thực tiễn
Quá tình nghiên cứu thực trạng quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc Trung học tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã chỉ ra những tồn tại cần phải nhanh chóng có những giải pháp khắc phục. Phát triển giáo dục hướng nghiệp phải trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương,
cơ cấu nhân lực hợp lý cho hiện tại và tương lai. Phát triển hướng nghiệp phải coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả.
Hướng nghiệp là một hoạt động mang tính xã hội hóa cao, vì vậy để công tác hướng nghiệp tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên đạt kết quả cần phải có sự quan tâm thiết thực của các cấp lãnh đạo, của chính quyền địa phương và các ban ngành đồn thể, có sự hỗ trợ về cơ chế chính sách, về tài lực, vật lực cho hướng nghiệp.
3.1.3. Cơ sở pháp lý
Giáo dục hướng nghiệp phải được xem xét ương quan điểm phát triển toàn diện, các giải pháp đưa ra đều phải dựa trên cơ sở các văn bản chỉ đạo về công tác hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình hành động thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Khóa IX của Thành ủy Đà Nẵng, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố và kế hoạch năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố.