7. Phương pháp nghiên cứu
3.3. Thử nghiệm
3.3.5. Kết quả thử nghiệm:
Kết quả thử nghiệm là sự so sánh chuyển biến nhận thức của học sinh và cha mẹ các em về hướng nghiệp, sự thay đổi về định hướng chọn nghề tham gia hướng nghiệp trước và sau khi thử nghiệm (qua tổng hợp phiếu trưng cầu ý kiến M3 và M4):
Tóm lại, khi nhận thức về tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp và hiểu biết về các con đường hướng nghiệp của cha mẹ và bản thân học sinh được nâng cao thì số lượng học sinh tham gia học nghề phổ thông đã tăng lên (đợt 1 năm học 2002-2003 đạt 397 em, tăng 15% so với năm học 2001-2002); cơ cấu ngành nghề mà các em dự định lựa chọn cũng được thay đổi theo định hướng phát triển cơ cấu ngành nghề hướng nghiệp (nhóm nghề Kỹ thuật cơng nghiệp giảm 15,83%, trong khi các nghề Kỹ thuật phục vụ và Kỹ thuật nông nghiệp tương ứng tăng 5,00% và 19,17%).
Như vậy, để góp phần đưa cơng tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đi vào nề nếp và đem lại những kết quả thiết thực, cần thiết phải kết hợp đồng bộ các giải pháp quản lý đề xuất trên đây. Các giải pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau ương một chỉnh thể thống nhất, được mô tả bằng sơ đồ sau:
KẾT LUẬN
Từ các kết quả nghiên cứu đề tài cho phép rút ra một số kết luận sau:
Quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên là một hoạt động quản lý giáo dục có vai ứò quan ứọng ứong phân luồng lao động, tạo ra cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố Đà Nẵng. Hoạt động này bao gồm tổ chức được bộ máy quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, đảm bảo các điều kiẹk về tài chính, cơ sở vật chất cho công tác hướng nghiệp và đặc biệt là hoạt động quản lý chuyên môn của Giám đốc các trung tâm đối với việc thực hiện các con đường hướng nghiệp.
Qua nghiên cứu thực trạng công tác hướng nghiệp và quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc Trung học tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên ở thành phố Đà Nẵng đã cho thấy những thành quả ứong công tác hướng nghiệp mà đơn vị đạt được ứong thời gian qua, đồng thời, cũng chỉ ra những gay cấn cần phải giải quyết, đó là:
- Nhận thức của các lực lượng xã hội về cơng tác hướng nghiệp cịn có những lệch lạc, đơi lúc cịn xem nhẹ.
- Mạng lưới các trung tâm Giáo dục thường xuyên phân bố chưa thật sự hợp lý, chưa có đơn vị chủ cơng trong công tác hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông và bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật.
- Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên chưa đáp ứng được các u cầu địi hỏi của cơng tác hướng nghiệp.
- Việc tổ chức thực hiện các hoạt động hướng nghiệp chưa toàn diện, chậm đổi mới về phương pháp; nội dung hướng nghiệp nghèo nàn, chương trình, giáo trình phục vụ hướng nghiệp còn thiếu và chưa phù hợp, chưa được cập nhật kịp thời với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hướng nghiệp cho các trung tâm còn thiếu thốn, thiết bị còn nghèo nàn, lạc hậu.
- Nguồn tài chính phục vụ cho cơng tác hướng nghiệp cịn hạn hẹp, cơ chế chính sách đối với người dạy và người học chưa thực sự thỏa đáng .
- Hoạt động quản lý hướng nghiệp của Giám đốc các tmng tâm chưa thực sự khoa học, các con đường hướng nghiệp chưa được tổ chức thực hiện đầy đủ theo đúng chức năng, nhiệm vụ của các trung tâm, công tác kiểm tra và tổng kết chưa thực sự hiệu quả.
- Xã hội hóa cơng tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế.
Để các trung tâm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp, thu hút ngày càng nhiều học sinh tham gia hướng nghiệp, đựợc định hướng theo cơ cấu lao động của thành phố và duy trì, phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý, tập trung vào các vấn đề sau:
- Nâng cao nhận thức về công tác hướng nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ và bản thân học sinh, các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội. - Quy hoạch lại mạng lưới các trung tâm Giáo dục thường xuyên và từng bước xây dựng hệ thống các trung tâm Kỹ thuật tổng hợp Hướng nghiệp thành phố và các quận, huyện để cùng thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp, đảm nhận công tác bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật và giáo viên hướng nghiệp.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có khả năng quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp, tăng tỉ lệ cán bộ có chun mơn kỹ thuật và tỉ lệ nữ trong cơ cấu cán bộ quản lý. Đồng thời, từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên tiến tới có đủ giáo viên theo cơ cấu ngành nghề cần đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng làm công tác hướng nghiệp cho giáo viên. Thực hiện những giải pháp tình thế khắc phục sự thiếu hụt giáo viên hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông hiện nay.
- Bên cạnh việc tăng cường hoạt động dạy nghề phổ thông, cần chú trọng việc tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp và các buổi sinh hoạt ngoại khóa mang ý nghĩa hướng nghiệp. Từng bước cải tiến nội dung, đổi mới phương pháp giáo dục hướng nghiệp, phát triển quy mô dạy nghề phổ thông theo cơ cấu ngành nghề hợp lý.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hướng nghiệp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.
- Tăng cường các nguồn tài chính cho hướng nghiệp, thực hiện các chế độ chính sách thỏa đáng để khuyến khích người dạy, người học.
- Tăng cường và đổi mới hoạt động quản lý của Giám đốc các trung tâm Giáo dục thường xuyên đối với công tác hướng nghiệp.
- Tăng cường xã hội hóa, thu hút ngày càng nhiều nguồn lực tham gia cơng tác hướng nghiệp.
Trong đó giải pháp về nâng cao nhận thức và phát triển đội ngũ được xem như những vấn đề quyết định, làm tiền đề cho việc thực hiện các giải pháp còn lại.
Để tạo điều kiện cho việc thực thi các giải pháp trên một cách hiệu quả, chúng tôi xin đề xuất với các cấp quản lý một số vấn đề sau:
a. Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo
- Tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo hoạt động của Trung tâm Lao động hướng nghiệp của Bộ Giáo dục. Đưa nhiệm vụ hướng nghiệp, phân luồng học sinh thành một tiêu chí đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ năm học của các Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Có kế hoạch mở rộng khoa Kỹ thuật ương các trường Sư phạm thuộc Đại học Đà Nẵng, đổi mới nội dung chương trình đào tạo để nhanh chóng tiếp cận với các tiến bộ của Khoa học - Kỹ thuật.
b. Đối với ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng và Sở Giáo dục và Đào tạo
- Thành phố tiếp tục quan tâm tới việc phát triển các trung tâm Giáo dục thường xuyên, tạo các điều kiện về quỹ đất, tài chính để xây dựng và phát triển các trung tâm. Trước mắt, dành một phần quỹ đất trong quá trình chỉnh trang đô thị để xây dựng trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Hải Châu.
- Có các chính sách ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất có tham gia hướng nghiệp và sử dụng học sinh sau hướng nghiệp.
- Sở Giáo dục và Đào tạo cần củng cố Ban hướng nghiệp theo đúng tinh thần thông tư 31/TI của Bộ Giáo dục, tăng cường mối liên hệ giữa các thành viên trong Ban để tham mưu cho các cấp lãnh đạo xây dựng kế hoạch hướng nghiệp.
- Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Sở Giáo dục và Đào tạo để nắm bắt định hướng nhu cầu lao động của thành phố, chỉ đạo cho các trung tâm Giáo dục thường xuyên xây dựng cơ cấu ngành nghề hướng nghiệp.
- Trên cơ sở quy hoạch giáo dục - đào tạo của thành phố, có kế hoạch tuyển dụng đội ngũ giáo viên kỹ thuật để phân bổ cho các trung tâm.
- Hàng năm cần tổ chức tốt việc tổng kết cơng tác hướng nghiệp, đồng thời có văn bản giao chỉ tiêu hướng nghiệp cho các trường phổ thông và kiểm tra việc thực hiện.
c. Đối với Ủy ban Nhân dân các quận huyện
- Chỉ đạo cho các Ban ngành đoàn thể và các thành phần kinh tế tham gia vào công tác hướng nghiệp.
- Có kế hoạch hỗ trợ về kinh phí cho các trung tâm Giáo dục thường xuyên để tăng cường cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động hướng nghiệp.
d. Đối với các trung tâm Giáo dục thường xuyên, các trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông
- Các trung tâm Giáo dục thường xuyên cần nghiên cứu định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để xây dựng kế hoạch phát triển hướng nghiệp cho đơn vị. Đồng thời, nghiên cứu vận dụng các giải pháp quản lý của đề tài phù hợp với điều kiện thực tế, nhằm từng bước thúc đẩy hoạt động hướng nghiệp phát triển đúng theo định hướng đề ra.
- Các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và các trung tâm Giáo dục thường xuyên cần có mối liên hệ chặt chẽ trong việc quản lý học sinh và có sự hỗ trợ lẫn nhau trong công tác hướng nghiệp.
Hướng phát triển của đề tài:
Hướng nghiệp là một hoạt động liên quan đến nhiều đơn vị giáo dục và phải thực hiện đồng thời bằng nhiều con đường khác nhau, vì vậy, đề tài có thể phát ửiển theo hướng nghiên cứu ửên phạm vi rộng hơn, đó là hoạt động quản lý công tác hướng nghiệp của Hiệu trưởng các trường phổ thông cũng như các cơ quan quản lý giáo dục trên địa bàn thành phố. Ngồi ra, có
thể thực nghiệm các giải pháp đề xuất của đề tài để có thể sử dụng trong quản lý hoạt động hướng nghiệp, góp phần đáp ứng yêu cầu phát ửiển nguồn nhân lực của thành phố Đà Nẵng./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO