Giải pháp về tăng cường các hoạt động hưởng nghiệp, cải đến nội dung, đổi mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp​ (Trang 71 - 73)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Các giải pháp quản lý công tác hướng nghiệp

3.2.5. Giải pháp về tăng cường các hoạt động hưởng nghiệp, cải đến nội dung, đổi mớ

phương pháp, phát triển quy mô dạy nghề phổ thông theo cơ cấu ngành nghề hợp lý

Như đã phân tích ở phần thực trạng, hướng nghiệp ở các trung tâm Giáo dục thường xuyên hiện nay chủ yếu là thông qua dạy nghề phổ thông, đây chỉ là một trong các con đường hướng nghiệp mà các trung tâm có nhiệm vụ phải tổ chức thực hiện. Trong thời gian tới, cần có kế hoạch mở rộng các cách thức hướng nghiệp: tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, các hoạt động ngoại khóa mang ý nghĩa hướng nghiệp.

Các giải pháp đề xuất:

- Tổ chức tốt dạy nghề phổ thơng cho học sinh, trong q trình đó cần qn triệt, định hướng cho giáo viên sử dụng các phương pháp nghiệp vụ tìm hiểu năng lực, sở trường của học sinh để có thể tư vấn nghề cho các em.

- Lập kế hoạch và phân công giáo viên nghiên cứu tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh các trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, cung cấp cho các em họa đồ nghề nghiệp và những hiểu biết cần thiết khi chọn nghề.

Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên các trường lồng ghép các nội dung hướng nghiệp vào các hoạt động ngoại khóa. Thành lập các tổ ngoại khóa hướng nghiệp và tổ chức cho học sinh tham quan các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn.

Bên cạnh tăng cường các cách thức hướng nghiệp, cần thiết phải cải tiến nội dung chương trình, giáo trình, đổi mới phương pháp hướng nghiệp. Nội dung hướng nghiệp phải xuất phát từ nhu cầu thực tế khách quan: dạy cái học sinh cần, xã hội cần cho hôm nay và cho mai sau chứ khơng phải chỉ dạy cái người thầy có, nhà trường có. Để hoạt động hướng nghiệp đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, cần phải có kế hoạch biên soạn chương trình sinh hoạt hướng nghiệp, sinh hoạt ngoại khóa với phần cứng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phần mềm phù

hợp với tình hình thực tiễn địa phương. Trong thời gian trước mắt các đơn vị cần phải tổ chức biên soạn tài liệu dạy nghề (sử dụng trong nội bộ) cho từng cấp học cho các nghề: Tin học, Điện dân dụng...; đặc biệt chú trọng việc biên soạn tài liệu thực hành các môn học. Từng bước xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu giảng dạy các ngành nghề truyền thống ở địa phương như: đá mĩ nghệ, trồng hoa Bonsai, bảo quản và chế biến thủy sản, làm nấm...

Để đạt được các nội dung hướng nghiệp, thu hút nhiều học sinh tham gia, việc đổi mới phương pháp hướng nghiệp cũng là một vấn đề cấp thiết. Truớc hết cần đổi mới phương pháp trong dạy nghề phổ thồng; chú trọng nâng cao chất lượng giờ dạy, đặc biệt là giờ thực hành, phát huy tính tích cực, tinh thần làm việc tập thể của học sinh. Khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên làm đồ dùng dạy học, sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học, những giáo viên có khả năng có thể soạn giảng theo các Modul kỹ năng hành nghề giúp học sinh có thể tự học dễ dàng. Ở các đơn vị có điều kiện (trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà) có thể xây dựng trang Web hướng nghiệp để học sinh truy cập khi cần thiết.

Các giải pháp đổi mới nội dung và phương pháp nêu trên nhằm nâng cao chất lượng hướng nghiệp, tuy nhiên để cơng tác hướng nghiệp thực sự có hiệu quả cần phải hướng học sinh vào những ngành nghề mà địa phương và xã hội đang cần phát triển, tức là phải phát triển qui mô dạy nghề phổ thông với cơ cấu ngành nghề hợp lý. Cơ cấu ngành nghề tổ chức giảng dạy và hướng nghiệp tại các trung tâm phải xuất phát từ nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và đất nước, đồng thời phù hợp với đặc điểm của các địa bàn khác ĩứiau trong thành phố cần phải:

- Mở thêm một số nghề mới phục vụ công nghiệp chế biến và các khu chế xuất, du lịch như: điện lạnh, may công nghiệp, xây dựng dân dụng, bảo quản và chế biến hải sản, mộc mỹ nghệ, nhiếp ảnh, quay phim...

- Giảm bớt một số nghề khơng phù hợp trong tình hình hiện nay: đó là các nghề đã trở nên lạc hậu hoặc có q ít học sinh theo học như: đánh máy chữ, sửa xe gắn máy...

- Chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương như: làm đá mỹ nghệ, làm nấm, trồng hoa, cây cảnh, chăm sóc và tạo dáng Bonsai... cần có chính sách hỗ trợ tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp​ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)