Tài chính và cơ chế chính sách cho người dạy, người học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp​ (Trang 51 - 52)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Thực trạng quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh pho thông bậc Trung học tạ

2.2.6. Tài chính và cơ chế chính sách cho người dạy, người học

Từ những năm 1990, nhờ chương tình của các dự án VE86-045, tài trợ của EC, của Nhật Bản và chương trình đào tạo nghề cho người hồi hương RAP cùng với những trang thiết bị được Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục và Đào tạo đầu tư, trang thiết bị dạy học hướng nghiệp của các trung tâm khá dồi dào. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, các trang thiết bị đó đã nhanh chóng trở nên lạc hậu.

Hiện nay nguồn tài chính phục vụ cho cơng tác hướng nghiệp ở các trung tâm Giáo dục thường xuyên chủ yếu dựa vào nguồn thu học phí từ hoạt động dạy nghề phổ thơng và đầu tư ban đầu của Sở Giáo dục và Đào tạo. Đầu tư ban đầu chỉ dựa vào phần ít ỏi trong kinh phí hạn mức (vốn đã quá eo hẹp). Nguồn kinh phí học phí được thu theo quy định của ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng (hướng dẫn số 1308/HD-LN ngày 9 tháng l0 năm 1998 liên ngành Giáo dục - Đào tạo và Tài chính - Vật giá về thực hiện thu chi và quản lý học phí) với mức 8000 đồng/tháng đối với học sinh Trung học cơ sở và 10000 đồng/tháng đối với học sinh Trung học phổ thông chỉ đủ để chi trả lương cho giáo viên hợp đồng, công tác quản lý, mua nguyên liệu phục vụ dạy và học và hỗ trợ một phần kinh phí cho tổ chức thi nghề phổ thơng. Phần cịn lại hết sức ít ỏi (khoảng 5% đến 10%), các trung tâm đã tiết kiệm để mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ dạy học. Các nguồn thu từ các chương trình, dự án cũng như từ các hoạt động dịch vụ hầu như khơng có.

Để tổ chức công tác hướng nghiệp đạt kết quả, cần phải có các chế độ chính sách đối với giáo viên và học sinh tham gia công tác hướng nghiệp. Kết quả điều tra ở bảng 7 cho thấy: hiện nay 73,47% số giáo viên làm công tác hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông ở các trung tâm Giáo dục thường xuyên hiện nay là giáo viên hợp đồng. Tuy nhiên, hoạt động dạy nghề phổ

thông chỉ thực hiện theo thời vụ, do đó họ cũng chỉ được hợp đồng theo thời vụ, hưởng lương tính theo phần trăm trên tổng số học phí thu được và thường là không ổn định. Số giáo viên biên chế và hợp đồng dài hạn dạy nghề phổ thơng đều được hưởng các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước và thực hiện theo công văn số 73/GD&ĐT ngày 4 tháng 1 năm 1999 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố về hướng dẫn biên chế, định mức lao động cho các bậc học. Tuy nhiên vẫn chưa có chế độ phụ cấp cho giáo viên dạy thực hành. Bên cạnh đó, tuy một số trung tâm đã thành lập các tổ hướng nghiệp nhưng chưa có trung tâm nào thực hiện chế độ phụ cấp cho tổ trưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp​ (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)