Giải pháp về xây dựng đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp​ (Trang 69 - 71)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Các giải pháp quản lý công tác hướng nghiệp

3.2.4. Giải pháp về xây dựng đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp

Mục tiêu của các giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên nhằm: phấn đấu để có đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp, dạy nghề phổ thơng đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chun mơn sâu, có năng lực sư phạm dạy nghề và hướng nghiệp, đặc biệt là phải có tay nghề thực hành giỏi. Phấn đấu có đủ giáo viên theo cơ cấu ngành nghề đào tạo, vừa có khả năng dạy nghề phổ thơng, vừa có kỹ năng làm công tác định hướng, tư vấn nghề nghiệp cho học sinh.

Các giải pháp đề xuất bao gồm:

- Đề nghị Sở Giáo dục có kế hoạch tăng thêm chỉ tiêu biên chế giáo viên hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông cho các trung tâm, đảm bảo mỗi bộ mơn có ít nhất 01 giáo viên biên chế được bồi dưỡng làm giáo viên giỏi nịng cốt, tham gia đóng góp trí tuệ vào việc xây dựng chương trình, giáo trình, phấn đấu đến năm 2010 có 70% giáo viên hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông trong biên chế hoặc hợp đồng cơ hữu.

- Gửi những giáo viên có tay nghề nhưng chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tham gia học tập các lớp bồi dưỡng sư phạm bậc 1, bậc 2 và nghiệp vụ tổ chức các con đường hướng nghiệp. Phối hợp với các trường kỹ thuật bổ túc tay nghề cho giáo viên, theo kịp sự phát triển các tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

- Tổ chức tốt phong trào thi đua viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, thi giáo viên giỏi để khuyến khích đội ngũ giáo viên rèn luyện nâng cao nghiệp vụ.

- Tổ chức các chuyên đề liên trung tâm về hướng nghiệp và dạy nghề phổ thơng để các giáo viên có điều kiện trao đổi, học tập, cập nhật các thông tin về ngành nghề, về định hướng phát ữiển kinh tế - xã hội của địa phương và của đất nước.

- Có kế hoạch tổ chức cho giáo viên đi tham quan học tập tại các đơn vị hướng nghiệp điển hình (ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh...), tranh thủ các chương trình, dự án để gửi giáo viên đi đào tạo ở nước ngồi khi có điều kiện.

Trong thời gian trước mắt, cần sử dụng các giải pháp tình thế để khắc phục sự thiếu hụt giáo viên hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông:

+ Hợp đồng giáo viên kỹ thuật của các trường Trung học trên địa bàn tham gia làm công tác hướng nghiệp.

+ Vận động các nghệ nhân tham gia vào giảng dạy hướng nghiệp các ngành nghề truyền thống của địa phương và của đất nước: đá mĩ nghệ (quận Ngũ Hành Sơn), chế biến thủy sản (quận Thanh Khê, Sơn Trà, Liên Chiểu), các nghề thủ công (quận Hải Châu), trồng hoa, cây cảnh (quận Sơn Trà)...

trung tâm có thể linh động sử dụng khi cần thiết. Đào tạo chuyển nghề cho những giáo viên đang dạy những nghề có ít học sinh theo học, những nghề có xu hướng thu hẹp trong cơ chế thị trường hiện nay.

+ Tuyển dụng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho họ để tham gia hướng nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp​ (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)