7. Phương pháp nghiên cứu
3.2. Các giải pháp quản lý công tác hướng nghiệp
3.2.1. Giải pháp về nâng cao nhận thức
- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
Làm cho các cấp quản lý giáo dục đặc biệt là cán bộ quản lý giáo dục tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên quán triệt các chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước về giáo dục hướng nghiệp được khẳng định trong Luật giáo dục. Phổ biến các văn bản hướng dẫn thi hành luật, chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ trưởng và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngay từ đầu năm học.
Nhiệm vụ hướng nghiệp phải được đặt vào một vị trí xứng đáng và được thể hiện rõ ràng trong kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học của ngành giáo dục cho các trường phổ thông và các cơ sở làm công tác giáo dục của ngành. Hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo cần giao chỉ tiêu thực hiện công tác hướng nghiệp (thơng qua việc triển khai các hình thức hướng nghiệp) cho các trường phổ thông Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, các trung tâm Giáo dục thường xuyên và coi đây là một trong những chỉ tiêu thi đua của năm học.
Mỗi trường phổ thông, mỗi trung tâm Giáo dục thường xuyên phải xây dựng những kế hoạch cụ thể cùng với những chỉ tiêu nhất định để làm tiêu chí phấn đấu đẩy mạnh cơng tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.
- Đối với cán bộ giáo viên
Đội ngũ giáo viên và cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp là những người trực tiếp thực hiện các nội dung hướng nghiệp, vì vậy cần phải làm cho họ nhận thức rõ bản chất của hoạt động này, các nội dung hướng nghiệp, các yêu cầu phải đạt được và cách thức tổ chức các con đường hướng nghiệp.
Hàng năm, sau khi lĩnh hội những nội dung tập huấn về công tác hướng nghiệp do Trung tâm Lao động - Hướng nghiệp Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Sở Giáo dục và Đào tạo cần có kế hoạch chỉ đạo cho các trung tâm Giáo dục thường xuyên triển khai các chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục nói chung và cụ thể hóa vào cơng tác hướng nghiệp. Trên cơ sở nắm bắt các vấn đề lý luận về công tác hướng nghiệp, các giáo viên xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động trong phạm vi nhiệm vụ của mình. Cụ thể là phải làm cho giáo viên hiểu rõ:
+ Có nhiều con đường để làm hướng nghiệp (khơng phải đơn thuần chỉ có dạy nghề phổ thơng), vì vậy cần phải sáng tạo tổ chức các hoạt động để hướng nghiệp hoặc lồng ghép nội dung hướng nghiệp trong các hoạt động của nhà trường.
+ Hoạt động dạy nghề phổ thông được xem như hoạt động hướng nghiệp chủ đạo tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên. Tuy nhiên, dạy nghề phổ thơng khơng đơn thuần chỉ có ý nghĩa cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghề cho học sinh mà còn phải làm cho các em bộc lộ khả năng, thiên hướng của mình, từ đó đối chiếu với họa đồ nghề để tư vấn, giúp các em có được định hướng chọn nghề phù hợp.
- Đối với cha mẹ và bản thân học sinh
Cha mẹ học sinh và bản thân các em là những người quyết định cuối cùng trong việc chọn nghề của các em, vì vậy nhận thức của các đối tượng này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của quá trình hướng nghiệp.
Thông qua các buổi họp, các phương tiện thông tin đại chúng, cần làm cho cha mẹ học ận thức rõ ý nghĩa của việc hướng nghiệp đối với cuộc đời nghề nghiệp của con em họ.
Điều này rất khó khăn trong cơ chế thị trường hiện nay, khi mà nhận thức về nghề nghiệp của một số người khơng nhỏ trong xã hội cịn lệch lạc, dẫn đến hiện tượng học sinh đổ xô theo học những ngành nghề mà nhu cầu lao động đã gần như bão hịa (kế tốn, tin học...), dẫn đến tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ". Phải xóa dần tư tưởng "khoa cử" trong nhận thức của cha mẹ học sinh (con đường duy nhất của con mình sau khi tốt nghiệp phổ thông là phải thi vào Đại học, Cao đẳng), tư tưởng cho con học nghề phổ thơng chỉ là để có điểm cộng thêm vào kết quả thi tốt nghiệp cuối cấp hoặc chỉ là để quản lý các em trong những giờ nhàn rỗi.
Qua các giờ sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt ngoại khóa, cần lồng ghép các nội dung tuyên truyền để học sinh thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề, các yêu cầu của việc chọn nghề, tạo động lực để các em tham gia vào các hình thức hướng nghiệp một cách tự nguyện.
- Đối với chính quyền địa phương và các lực lượng trong toàn xã hội
Trung tâm Giáo dục thường xuyên Quận, huyện là đơn vị giáo dục có quan hệ mật thiết với chính quyền địa phương và có một phần trách nhiệm ương việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục trên địa bàn.
Trung tâm Giáo dục thường xuyên phải có kế hoạch tham mưu cho Quận ủy, ủy ban Nhân dân, Hội đồng nhân dân địa phương quan tâm đến công tác hướng nghiệp cho học sinh, đưa nội dung và các chỉ tiêu hướng nghiệp trở thành một vấn đề trong chương trình hành động thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX của đơn vị.