7. Phương pháp nghiên cứu
2.2. Thực trạng quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh pho thông bậc Trung học tạ
2.2.7. Xã hội hóa cơng tác hướng nghiệp
Xã hội hóa giáo dục là một quan điểm lớn của định hướng phát triển giáo dục trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hướng nghiệp là một cơng tác không thể đơn phương thực hiện trong nhà trường, chính vì vậy cần thiết phải có sự cộng tác, ủng hộ của các lực lượng xã hội. Thực tế trong thời gian qua các trung tâm Giáo dục thường xuyên ở thành phố Đà Nẵng đã nhận thức rõ vấn đề này, tuy nhiên kết quả thực hiện còn nhiều hạn chế:
- Các trung tâm Giáo dục thường xuyên chưa thực hiện được vai trò chủ động của mình trong việc kết hợp giữa ba mơi trường giáo dục: gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện công tác hướng nghiệp. Mặc dù các trung tâm Giáo dục thường xuyên quận, huyện là đơn vị giáo dục gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhưng chưa thực hiện được nhiệm vụ tham mưu cho các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện công tác hướng nghiệp với các số liệu và chỉ tiêu cụ thể, vì vậy chưa huy động được các lực lượng xã hội tham gia vào công tác này. Đồng thời, vấn đề xây dựng mối quan hệ giữa các trung tâm Giáo dục thường xuyên và cha mẹ học sinh hầu như còn đang bỏ ngỏ. Chưa có trung tâm nào thực hiện được việc thơng báo kết quả hướng nghiệp của học sinh cho cha mẹ các em.
- Đa dạng hóa các nguồn lực phục vụ công tác hướng nghiệp:
Về nhân lực: bên cạnh đội ngũ giáo viên biên chế, Đà Nẵng đã huy động được một đội
ngũ đông đảo giáo viên hợp đồng tham gia vào công tác dạy nghề phổ thông. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy thấy vẫn còn thiếu vắng sự tham gia của những người thợ lành nghề tham
thức cho mọi người nói chung và học sinh nói riêng về cơng tác hướng nghiệp cịn rất hạn chế. Đặc biệt là hầu như khơng có sự tham gia của các cơ sở sản xuất, các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn trong việc tạo ra một môi trường giáo dục hướng nghiệp thuận lợi.
Về vật lực: hiện nay các trung tâm Giáo dục thường xuyên ở Đà Nẵng đã phối hợp được
với các cơ sở dạy nghề tư nhân trên địa bàn để thực hiện công tác dạy nghề phổ thông.
Mặc dầu chỉ dìmg lại ở việc huy động sự tham gia của các cơ sở Tin học (bảng 10), nhưng điều này cũng đánh giá nỗ lực lớn của các trung tâm trong việc huy động các nguồn lực phục vụ cơng tác hướng nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có 5/7 đơn vị có liên kết với các trung tâm tin học hoặc các cơ quan, đoàn thể để tranh thủ các nguồn lực cho hướng nghiệp, vẫn chưa có cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp nào tình nguyện tạo điều kiện cho học sinh tham gia thực hành, từng bước làm quen với quá trình sản xuất.
Về các nguồn tài chính: Từ năm 1997 đến nay các trung tâm Giáo dục thường xuyên vẫn chưa huy động được nguồn tài lực từ các chương trình, dự án, các tổ chức tị thiện để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và cải thiện các điều kiện phục vụ dạy - học.
Trong những năm qua, thành phố đã có sự quan tâm đến cơng tác hướng nghiệp và hoạt động dạy nghề phổ thơng, vì vậy, 6/7 trung tâm Giáo dục thường xuyên đã có được mặt bằng và đang từng bước được xây dựng khang trang. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách eo hẹp nên sự đầu tư vào việc mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học và sinh hoạt hướng nghiệp còn rất hạn chế. Để các trung tâm có đầy đủ phịng ốc và trang thiết bị phục vụ công tác hướng nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của thành phố, bên cạnh sự nỗ lực của ngành giáo dục nói chung và các trung tâm Giáo dục thường xuyên nói riêng, cần phải có những giải pháp thiết thực và đòi hỏi sự tham gia của nhiều lực lượng xã hội.
2.3. Thực trạng hoạt động quản lý công tác hướng nghiệp của Giám đốc các trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng