Các nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý hoạt động tự học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở mông ân huyện bình gia, lạng sơn (Trang 73 - 75)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý hoạt động tự học

Việc nghiên cứu và đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động tư học của học sinh trường THCS Mơng Ân huyện Bình Gia phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

3.2.1. Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa

Việc nghiên cứu và đưa ra các biện pháp phải tuân thủ tính kế thừa, phù hợp nghĩa là các giải pháp được đưa ra phải phù hợp với điều kiện khả năng thực tế của đơn vị và của học sinh, trên cơ sở cái tốt đẹp đã có để tiếp tục phát triển tốt hơn, hồn thiện hơn hay nói cách khác co tính khả thi cao. Măt khác cũng phải thấy được việc triển khai các biện pháp quản lý tăng hoạt động tự học của học sinh trường THCS Mông Ân phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của phụ huynh, giáo viên và đa số học sinh đang công tác và học tập tại trường THCS Mông Ân hiện nay.

3.2.2. Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học

Khi xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động tự học của HS cần có kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra một cách khoa học (tránh lãng phí về sức lực, tiền của, thời gian) và phải phù hợp đối với điều kiện, hoàn cảnh của từng trường, từng lớp. Tính khoa học cịn được thể hiện ở cách thức tổ chức quản lý của các nhà quản lý và việc thực hiện các hoạt động tự học của HS để đem lại hiệu quả cao.

3.2.3. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn

Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính thực tiễn, xuất phát từ thực tế của nhà trường. Các biện pháp đưa ra không chỉ phù hợp với điều kiện khả năng thực tế của nhà trường mà còn phải phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của HS, hay nói cách khác có tính khả thi cao. Mặt khác, việc triển khai các biện pháp quản lý hoạt động tự học phải phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của CBQL, GV và đa số HS.

3.2.4. Nguyên tắc bảo đảm tính bền vững

Việc lựa chọn và đưa ra các biện pháp cần phải xem xét và cân nhắc thật kỹ để không những tránh hiệu quả thấp, gây tốn kém, mất lòng tin của học sinh và giáo viên, cịn bảo đảm tính lâu dài, bền vững. Có nghĩa là các biện pháp đưa ra có khả năng thích hợp với trường THCS Mơng Ân huyện Bình Gia trong giai đoạn hiện nay

3.2.5. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi

Các biện pháp đề xuất có tính khả thi khi và chỉ khi được triển khai thực hiện đem lại hiệu quả cao, có tác động nhanh và có tính bền vững. Các biện pháp đưa ra nhất thiết phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nhà trường, của HS để khi thực hiện đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở mông ân huyện bình gia, lạng sơn (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)