Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở mông ân huyện bình gia, lạng sơn (Trang 31 - 34)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.4. Hoạt động tự học của học sinh trung học cơ sở

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học

1.4.3.1. Mục đích, động cơ tự học

Nội lực của người học là nhân tố quyết định tới sự phát triển bản thân người học: người học phải có tự học mới phát triển được tư duy độc lập, từ đó mới có tư duy phê phán, có khả năng phát hiện vấn đề và từ đó mới có tư duy sáng tạo. Tất cả mọi hoạt động của con người đều có mục đích, đều có động cơ. Đó là các nhân tố định hướng, thúc đẩy và duy trì các hành vi của con người. Hoạt động học tập cũng như các hoạt động khác được diễn ra có hiệu quả khi người học có thái độ học tập tốt, có mục đích tích cực, rõ ràng, có nhu cầu lĩnh hội chi thức, kỹ năng, kỹ xảo.

Trước khi đề cập đến mục đích, động cơ học tập của học sinh, ta tìm hiểu sơ qua vấn đề mục đích động cơ nói chung. Tác giả Abraham Maslow đã đưa ra thuyết thỏa mãn, gồm các nhu cầu được sắp xếp từ thấp đến cao: Nhu cầu sinh học (nhu cầu cơ bản), nhu cầu về sự an toàn, nhu cầu về sự được thừa nhận, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự thể hiện, mong muốn hiểu biết, nhu cầu thẩm mỹ. Tương tự như thế mục đích, động cơ học tập của học sinh có nhiều cung bậc khác nhau:

Bắt đầu từ nhu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình; tự khẳng định mình, tạo cơ hội thi đỗ vào các trường chuyên, lớp chọn, học vì hứng thú, học vì lịng khao khát tri thức. Từ những mục đích những mong muốn đó tác động đến người học và được chuyển hóa thành nhu cầu, hứng thú, lý tưởng của người học, tạo ra nguồn nội lực cho học tập và tự học, đây là điều kiện không thể thiếu cho bất cứ các hoạt động nào. Một trong những nội dung cơ bản, ý nghĩa của công tác quản lý tự học là tạo nguồn nội lực tự học cho học sinh.

1.4.3.2. Môi trường tự học

Môi trường tự học của học sinh THCS gồm:

- Góc học tập ở nhà: Mỗi học sinh cần phải bố trí chỗ học hợp lý, yên tĩnh, đủ ánh sáng không chịu ảnh hưởng nhiều của tác động bên ngoài khi học sinh tự học. Học sinh phải tạo cho mình thói quen tự học theo TKB đề ra một cách nghiêm túc, tự giác.

- Xây dựng nhóm tự học: Do yếu tố tâm lý và nhận thức, nếu quá trình tự học của cá nhân học sinh hồn tồn “khép kín” thì kết quả học tập khơng thể cao được, vì khơng phải người nào cũng có đầu óc siêu việt để có thể đọc đến đâu trả lời đến đó, gặp bài tốn hay câu hỏi khó nào cũng đều trả lời được, kể cả học sinh có ý chí và nghị lực cao, có phương pháp tự học đúng nhiều khi cũng gặp khó khăn trong việc đọc sách, làm bài tập, trả lời các câu hỏi. Do đó các học sinh có thể tập trung tự học theo nhóm để có thể trao đổi cùng bàn luận, tìm cách tháo gỡ vấn đề cịn khúc mắc mà chưa tự mình giải quyết được.

Nhiều kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm bổ sung đóng góp ý kiến, qua đó mỗi thành viên có thể tự rút ra được những kiến thức bổ ích cho riêng mình, khơng khí học tập của nhóm sẽ thúc đẩy từng học sinh trong nhóm phải chuẩn bị trước các ý kiến, các câu hỏi của mình để lúc tranh luận bàn bạc phải có chủ kiến trước rồi sẽ được các bạn trong nhóm góp ý sửa đổi bổ sung hồn thiện, nếu ai cũng dựa dẫm, khơng chuẩn bị trước thì khi học nhóm sẽ trở nên vơ tác dụng.

1.4.3.3. Các điều kiện hỗ trợ tự học

- Cung cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập có tác động ảnh hưởng lớn đến hiệu quả học tập của học sinh. Phòng học được thiết kế với hệ thống chiếu sáng thích hợp, làm giảm những tác động từ bên ngồi, có những phương tiện phục vụ cho học tập như máy vi tính, máy chiếu…có ý nghĩa thiết thực cho việc đảm bảo chất lượng giảng dạy, học, tự học và nó cịn có ý nghĩa tạo ứng thú cho học sinh học tập.

- Cung cấp sách giáo khoa, sách đọc thêm, sách tham khảo, các loại băng hình, băng tiếng, đĩa VCD…các trang Web, nối mạng internet phục vụ cho việc tự học của học sinh.

- Đảm bảo sự phục vụ tích cực của thư viện nhà trường, thư viện tỉnh có ý nghĩa to lớn góp phần kích thích động cơ học tập của học sinh. Thư viện của nhà trường nên có tương đối đầy đủ những danh mục sách giáo khoa, sách chuyên đề, sách tham khảo liên quan….để phục vụ học sinh trong trường.

Ngồi ra học sinh cịn phải tự tìm kiếm thêm sách bên ngồi để đọc nhằm tăng mức độ hiểu biết của mình.

1.4.3.4. Kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá theo cách nào thì giáo viên dạy học sinh học theo cách ấy. Chính vì thế chúng ta phải dùng kiểm tra đánh giá để khuyến khích giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực và động viên học sinh trong việc nâng cao năng lực tự học.

Hiện nay hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan có thể kiểm tra học sinh được nhiều nội dung của môn học buộc học sinh phải suy nghĩ và vận dụng kiến thức, phải hiểu kiến thức mới trả lời được. Hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan cịn có nhược điểm là khơng thấy được q trình tư duy, lập luận logic của học sinh mà chỉ thấy kết quả là “có” hoặc “khơng”. Do đó bên cạnh trắc nghiệm khách quan phải có bài tập tự luận đi kèm, có thể cho mẫu đáp án và thang điểm để học sinh theo đó tự chấm, tự đánh giá kiến thức của mình xem chỗ nào đạt, chỗ nào chưa đạt từ đó có cách khắc phục lấp “lỗ hổng kiến thức” cho phù hợp.

1.4.3.5. Khen thưởng, trách phạt

Yếu tố khen thưởng là biện pháp nhằm kích thích học sinh cố gắng vươn lên giành kết quả cao nhất trong học tập, từ đó các em nỗ lực tự học. Công tác khen thưởng làm tốt sẽ tác động vào tư tưởng, tình cảm, ý thức của học sinh, xây dựng ở các em niềm tin để thúc đẩy mọi hành động. Để phát huy tốt công tác thi đua khen thưởng nhà trường cần xây dựng tiêu chí, quy chế khen thưởng rõ ràng ngay từ đầu năm học phù hợp với tình hình của nhà trường, công khai kết quả thi đua theo từng tháng, học kỳ, năm học.

Bên cạnh đó, cần có hình thức trách phạt với những học sinh khơng chịu học tập, khi đó phải có các hình thức nhắc nhở trước lớp, trường…các hình thức đó tùy theo mức độ của từng học sinh nhưng vẫn trên cơ sở răn đe, giáo dục là chính, làm cho học sinh ý thức được việc học là cho chính mình, từ đó tính tự giác trong việc tự học được củng cố và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở mông ân huyện bình gia, lạng sơn (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)