Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch tự học và thực hiện kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở mông ân huyện bình gia, lạng sơn (Trang 59 - 61)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung

2.3.2. Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch tự học và thực hiện kế hoạch

2.3.2.1. Quản lý hướng dẫn học sinh lập kế hoạch tự học

Để giúp HS sử dụng thời gian tự học hiệu quả, nhà trường đã giao cho tổ KHTN và tổ KHXH hướng dẫn HS xây dựng KHTH ngay trong thời gian hoạt động đầu năm, chỉ đạo GV kiểm tra thường xuyên việc xây dựng kế hoạch tự học; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch tự học của HS thông qua kiểm tra giờ tự học cũng như trong giờ lên lớp.

Thực tế triển khai cịn tồn tại đó là: việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học mới chỉ chú trọng trong thời gian hoạt động đầu năm học; công tác kiểm tra chưa tiến hành thường xuyên, dẫn đến khả năng xây dựng và thực hiện KHTH của HS còn hạn chế; một số HS chưa biết hoặc còn lúng túng trong việc xây dựng KHTH. Việc điều chỉnh bổ sung KHTH của HS cịn thiếu tính linh hoạt.

Khảo sát các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học, thu được kết quả trong bảng 2.10

Bảng 2.10. Các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học

Mức độ (%)

TT Các biện pháp quản lý hƣớng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học

Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa thực hiện

1 Kế hoạch tự học cho từng tuần 35 50 15

2 Kế hoạch tự học cho từng tháng 45 37,5 17,5

3 Kế hoạch tự học cho từng học kỳ 60 27,5 12,5

4 Kế hoạch tự học cho cả năm học 67,5 25 7,5

Việc quản lý hướng dẫn HS xây dựng KHTH chỉ được thống nhất cao đối với KHTH cho học kỳ và KHTH cho cả năm học; đối với kế hoạch tự học cho tháng và kế hoạch tự học cho tuần thì chưa thực sự được chú trọng. Đặc biệt đối với loại kế hoạch tự học cho tuần thì 50% GV đánh giá tiến hành chưa thường xuyên. Việc quản lý hướng dẫn HS bổ sung và điều chỉnh kế hoạch tự học được 45% GV quan tâm ở mức độ thường xuyên. Tuy nhiên, vẫn còn 45% GV chưa thường xuyên quan tâm và 10% GV chưa thực hiện.

Đây là vấn đề cần được khắc phục, bởi khả năng lập kế hoạch của HS còn nhiều hạn chế, phần lớn HS chưa có KHTH hoặc KHTH của các em lập ra chỉ mang tính chất thủ tục hành chính, khơng khả thi nên rất khó khăn trong thực hiện, dẫn đến hiệu quả tự học không cao. Thực tế cho thấy phần lớn HS chỉ có thói quen học theo thời khố biểu hoặc chỉ tập trung học khi có bài kiểm tra, chuẩn bị cho kỳ thi.

2.3.2.2. Quản lý việc thực hiện kế hoạch tự học.

Như đã để cập ở trên, việc GV tham gia vào q trình xây dựng KHTH của HS có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp các em có KHTH phù hợp với bản thân. Đồng thời, thơng qua đó GV cũng phần nào nắm được vấn đề tự học của các em. Ngoài việc hướng dẫn lập kế hoạch, thời gian biểu tự học cho HS thì GV cũng cần tham gia vào quá trình hỗ trợ tổ chức thực hiện kế hoạch của các em. Tìm hiểu về vấn đề này, đề tài thu được kết quả trả lời như sau:

Có 81,8% GV trả lời rằng có tham gia vào việc tổ chức cho HS thực hiện thời gian biểu tự học ngoài giờ lên lớp với các hình thức tổ chức như sau:

Bảng 2.11. Tổ chức thực hiện kế hoạch tự học của học sinh Hình thức tổ chức Thực hiện tốt (%) Thực hiện chƣa tốt (%) Chƣa thực hiện (%)

1. Học sinh tự học có sự hướng dẫn của giáo viên 85,6 11 3,4 2. Học sinh tự học theo nhóm có sự hướng

dẫn của GV 14 57 29

3. Học sinh tổ chức các buổi thảo luận theo

Hình thức tổ chức thực hiện KHTH của HS mà GV tham gia nhiều là

“Học sinh tự học có sự hướng dẫn của giáo viên”, ví dụ: khi giao bài tập về

nhà GV nên hướng dẫn cho HS hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đặc biệt là những bài khó. GV hướng dẫn cho HS chuẩn bị bài cho tiết sau một cách chi tiết để các em biết việc chuẩn bị bài phải làm những gì. Khi phỏng vấn sâu một số HS các em cho biết thông thường các thầy cô cuối giờ chỉ dặn HS về nhà chuẩn bị bài mà không cho HS biết chuẩn bị cái gì, như thế nào. Đây là hình thức mà GV tự đánh giá là thực hiện tốt chiếm tỷ lệ khá cao (85,6%), chỉ có 11% nói là thực hiện chưa tốt và 3,4% cho biết chưa thực hiện hình thức này. Ngồi hình thức ““Học sinh tự học có sự hướng dẫn của giáo viên” thì cịn có hình thức khác như “Học sinh tự học theo nhóm có sự hướng dẫn của GV”. Số GV cho biết đã thực hiện tốt hình thức này chiếm tỷ lệ thấp (14%); thực hiện chưa tốt là 57% và 29% nói rằng chưa thực hiện. Hình thức tiếp theo là “. Học sinh tổ chức các buổi thảo luận theo chuyên đề có GV tham dự”, ở hình thức này có 21,5% GV được hỏi cho biết đã thực hiện tốt, 54,2% thực hiện chưa tốt và 24,3% chưa thực hiện.

Từ kết quả trên đây của GV cho thấy, hình thức tổ chức thực hiện KHTH của HS chủ yếu là tự học có sự hướng dẫn của GV. Trên thực tế, việc tổ chức thực hiện kế hoạch có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp HS lựa chọn cho mình cách thức phù hợp nhất với bản thân. Tuy nhiên các hình thức này nhìn chung cũng chưa được thực hiện tốt và chưa đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở mông ân huyện bình gia, lạng sơn (Trang 59 - 61)