Lập kế hoạch Mức độ thực hiện TT Các loại kế hoạch tự học Có Không Tốt Khá TB Yếu % % % % % % 1 Kế hoạch tự học từng ngày 91 9 47 44 3 5 2 Kế hoạch tự học từng tuần 77 23 30 51 9 5 3 Kế hoạch tự học từng tháng 65 35 20 41 22 7 4 Kế hoạch tự học từng học kỳ 62 38 25 34 17 9 5 Kế hoạch tự học cả năm học 60 40 28 27 21 10
Kết quả bảng trên cho thấy tỷ lệ HS có kế hoạch tự học từng ngày, từng tuần cao, đặc biệt 91% HS có kế hoạch tự học từng ngày; tỷ lệ HS có kế hoạch tự học từng tháng, học kỳ và năm học thấp, trong đó HS có kế hoạch năm học chiếm tỷ lệ thấp nhất (60%). Mức độ thực hiện tốt và khá đối với kế hoạch từng tuần chiếm tỷ lệ cao nhất (91%), đối với kế hoạch tự học theo năm học thì mức độ thực hiện thấp nhất (55%). Như vậy, giữa việc lập kế hoạch tự học và mức độ thực hiện các loại KHTH ở học sinh hoàn toàn tỷ lệ thuận với nhau và tỷ lệ thuận với mức độ nhận thức của học sinh ở lứa tuổi THCS.
Việc lập kế hoạch rất quan trọng để giúp HS định hướng các nội dung công việc cần hoàn thành, nhưng nhận thức của HS đối với việc lập kế hoạch tự học còn rất đơn giản, hầu hết các em hiểu qua loa. Từ đó ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch tự học và hồn thành nội dung cơng việc theo kế hoạch.
Qua nghiên cứu trực tiếp hồ sơ học tập của HS các lớp được khảo sát thì chỉ những HS khá, giỏi mới có KHTH mà phần lớn các em cũng chỉ có kế hoạch học tập theo ngày. Cịn lại phần lớn HS khơng có kế hoạch tự học, các em quan niệm kế hoạch tự học là thời khoá biểu và thực hiện thời khoá biểu là thực hiện kế hoạch tự học.
Đây là mâu thuẫn giữa nhận thức và thực tiễn trong công tác lập kế hoạch tự học và thực hiện kế hoạch tự học của HS. Từ đó đặt ra cho nhà trường phải có những biện pháp quản lý công tác xây dựng kế hoạch học tập của HS.
* Thời gian tự học của học sinh
Tìm hiểu thời gian dành cho việc tự học của HS, chúng tôi thu được kết quả như sau: