Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở mông ân huyện bình gia, lạng sơn (Trang 41)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Khái quát về tình hình giáo dục ở trường trung học cơ sở Mông Ân

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Trường THCS xã Mông Ân, trước đây là trường cấp II xã Mông Ân, được thành lập năm 1973. Ra đời trong thời kỳ toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tập trung toàn lực vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, trường đã đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em các dân tộc xã Mông Ân. Từ khi thành lập trường cho đến nay đã có 11 Hiệu trưởng quản lí trường có trình độ đào tạo là Trung cấp, Cao đẳng và Đại học sư phạm, người Hiệu trưởng đầu tiên của trường là thầy giáo Hoàng Lên. Các thế hệ Hiêụ trưởng đều tâm huyết với nghề, vượt qua nhiều khó khăn trong thời chiến tranh, cũng như trong thời hịa bình nhiều năm trường hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Từ năm học 1978 - 1979, trường cấp II xã Mông Ân sát nhập với trường cấp I xã Mông Ân thành trường Phổ thơng cơ sở xã Mơng Ân. Trong những năm khó khăn về kinh tế của thời kỳ trước đổi mới, trường Phổ thông cơ sở xã Mơng Ân vẫn duy trì tốt nền nếp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục.

Năm học 1991-1992, trường THCS xã Mông Ân được tách ra từ trường Phổ thông cơ sở xã Mông Ân.

Trường THCS xã Mông Ân thuộc thơn Nà vị, xã Mơng Ân, là xã thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn của huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Trường có vị trí gần trụ sở Ủy ban nhân dân xã Mông Ân và cách trung tâm huyện 14 km.

Đảng uỷ và chính quyền xã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp giáo dục của xã nói chung và các hoạt động giáo dục của trường nói riêng. Các đồn thể quần chúng của xã và Ban đại diện cha mẹ HS nhà trường đã thực sự quan tâm đến các hoạt động giáo dục của trường. Phụ huynh HS hoàn toàn sinh sống bằng nghề nơng, cịn rất nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng ln quan tâm đến việc học tập của các con em mình, 100% học sinh của trường có đủ sách, vở và đồ dùng học tập tối thiểu.

Cùng với sự phát triển chung của kinh tế - xã hội địa phương, phát huy truyền thống của trường, nhà trường ln hồn thành chỉ tiêu chất lượng các mặt giáo dục trường là trường có chất lượng về học lực xếp loại trung bình của huyện. Học lực 2008-2009 Giỏi: 2/122 đạt 1,6%; Khá: 35/122 đạt 28,7%; Trung bình: 71/122 đạt 28,7%; Yếu: 11,5%. Năm học 2011-2012 Giỏi: 7/97 đạt 7,22%; Khá: 29/97 đạt 29,9%; Trung bình: 58/97 đạt 59,7%; Yếu: 3,09%. Số HS tốt nghiệp THCS tham gia thi vào các trường Trung học phổ thông tiếp tục tăng. Nhà trường tham gia đầy đủ các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao do nghành, địa phương tổ chức có những HS là vận động viên của huyện tham gia hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh. Từ khi thành lập trường đến nay đã có rất nhiều HS học dưới mái trường nay đã là cán bộ chủ chốt của xã, có HS là sĩ quan cao cấp trong Quân đội.

Hiện nay, trường được quyền sử dụng 3896,7m2

đất, bình quân 32m2/học sinh. Trường có điện lưới quốc gia, có nguồn nước sạch đủ sinh hoạt

cho tồn trường. Trường có đủ phịng học để HS học một ca. Các phịng học có đủ bảng, bàn ghế dùng cho HS THCS. Có đủ phịng ở cho HS nội trú, tuy nhiên các phòng học chức năng còn thiếu nhiều. Kinh phí chi cho cải tạo cơ sở vật chất và các hoạt động giáo dục của trường còn hạn hẹp.

Năm học 2012-2013, trường có tổng số 16 CBQL, GV và nhân viên. (cán bộ quản lí 2, giáo viên 10, nhân viên 4). Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của trường đều thường trú tại huyện Bình Gia (trong đó: tại xã Mơng Ân: 2/17, chiếm 11,7%, của thị trấn và các xã khác: 14/16, chiếm 87,5%). Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường tâm huyết với nghề, quan tâm tới học sinh, đoàn kết tốt trong cơ quan. Đa số giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lý học sinh. 3 đến 4/11 đạt 27% số giáo viên đã từng đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp huyện, Chiến sĩ thi đua cơ sở, giám khảo hội giảng của huyện.

Học sinh của trường chủ yếu là con em các dân tộc của xã Mông Ân và thơn Bản Phân của xã Hồng Văn Thụ, 100% là dân tộc Tày và dân tộc Nùng. Các em trung thực, có ý thức thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước, nội quy của trường, yêu thích các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, biết phụ giúp gia đình các cơng việc vừa sức các em, có những em cịn là lao động chính của gia đình. Nhiều học sinh gặp một số khó khăn trong học tập. Học sinh ở 2 thôn Nà Cưởm cách trường 12 Km, thôn Viên Minh cách trường 10 Km thơn Đồng Hương (xóm Nà Cam). Cách trường 7 km). Nhiều HS ngồi giờ học ở trường ít có thời gian tự học ở nhà. Đa số HS khơng có máy tính cầm tay, chưa được làm quen với máy vi tính nên các em chưa có điều kiện ứng dụng các tiện ích của những thiết bị này vào học tập. Các em ít được giao lưu nên chưa mạnh dạn khi tham gia các hoạt động tập thể. Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế của các em cịn rất nhiều hạn chế.

2.1.3. Tình hình giáo dục ở trường trung học cơ sở Mơng Ân

2.1.3.1. Đội ngũ quản lý

- Số CBQL: 02 trong đó Nữ: 01 - Đảng viên: 02

- Thâm niên QL: Trên 10 năm: 01 - Đã qua nghiệp vụ QL: 02

2.1.3.2. Đội ngũ giáo viên

- Tổng số GV: 11 trong đó: Nữ 6 - Trình độ đào tạo: ĐH: 6; CĐ: 5 - Số GV đạt chuẩn: 11 2.1.3.3. Học sinh Tổng số: 87 HS trong đó: Lớp 6: 16 Lớp 7: 17 Lớp 8: 26 Lớp 9: 28 2.1.3.4. Chất lượng giáo dục

Bảng 2.1: Thống kê chất lượng 2 mặt giáo dục của nhà trường trong những năm học (2010 -2011; 2011-2012; 2012- 2013)

Năm học Số HS

Xếp loại học lực Xếp loại hạnh kiểm

Giỏi % Khá % TB % Yếu % Tốt % Khá % TB % Yếu % 2010-2011 104 2,9 28,8 60,6 7,7 64,4 35,6 0 0 2011-2012 97 7,22 29,9 59,7 3,09 60 40 0 0 2012-2013 87 8,04 31,03 52,9 8,03 73,6 24,4 0 0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học của trường trung học cơ sở Mông Ân)

Đội ngũ CBQL của nhà trường đều là những đồng chí có trình độ đào tạo đạt trên chuẩn. Tỷ lệ có trình độ ĐH cao chiếm 100%. Đây là sự thành công trong việc quy hoạch và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý. Các đồng chí quản lý nhà trường có thâm niên cơng tác quản lý tương đối lâu, có năng lực chun mơn, nghiệp vụ. Tất cả các đồng chí đều là GV dạy giỏi nhiều năm và đều là Đảng viên đã được bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ quản lý nhà trường và đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác quản lý nhà trường. Với trình độ đào tạo và thâm

niên quản lý như vậy nên chất lượng hoạt động quản lý ở các nhà trường đạt kết quả khá tốt. Tuy nhiên, yêu cầu thực tế hiện nay với đội ngũ quản lý như đã khảo sát thì sức trẻ, sức bật bị hạn chế nhiều (do tuổi cao). Khả năng tiếp cận về công nghệ thông tin và ngoại ngữ để hội nhập là không bắt kịp được với thời đại.

2.2. Thực trạng hoạt động tự học của học sinh trung học cơ sở Mông Ân

Để nghiên cứu thực trạng hoạt động tự học của học sinh trường THCS Mông Ân một cách khách quan, chúng tôi đã nghiên cứu các nội quy, quy định, các văn bản hướng dẫn của ngành, nhà trường; các báo cáo sơ kết, tổng kết của nhà trường. Đồng thời tiến hành quan sát hoạt động tự học của học sinh, kết hợp trao đổi với cán bộ quản lý, giáo viên để có những nhận xét sơ bộ về hoạt động tự học của học sinh.

Trên cơ sở nhận xét sơ bộ về hoạt động tự học của học sinh, chúng tôi đã thiết kế mẫu phiếu hỏi và tổ chức trưng cầu ý kiến đối với 78 HS, 16 CBQL, GV của nhà trường và 08 CBQL của Phòng GD&ĐT. Xử lý các số liệu thu được để đánh giá thực trạng hoạt động tự học của học sinh nhà trường.

2.2.1. Nhận thức của học sinh về vai trò và ý nghĩa của tự học

Nhận thức về vai trò và ý nghĩa của hoạt động tự học là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS. Khi nhận thức đúng đắn, HS ln có ý chí cố gắng vươn lên, tự giác trong học tập, tự tìm và tự tạo cho mình cơ hội để thực hành, luyện tập. Ngược lại, khi không nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học, HS sẽ chỉ học với tính chất đối phó nên khơng thực sự cố gắng vượt qua các trở ngại trong quá trình tự học dẫn đến kết quả học tập khơng cao hoặc có khi thất bại trong việc học tập.

Tự học là một quá trình tự giác, chủ động và tích cực của mỗi HS. Để có thể tự học tốt thì một trong những yếu tố quan trọng là mỗi HS phải có nhận thức đúng đắn về vai trò và ý nghĩa của việc tự học. Tìm hiểu về vấn đề này, chúng tơi thu được kết quả trả lời của HS được trình bày trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.2: Ý kiến của học sinh về vai trò và ý nghĩa của tự học

Nội dung về tác dụng của tự học

Mức độ đánh giá Rất đồng ý (%) Đồng ý (%) Phân vân (%) Không đồng ý (%)

1. Tự học giúp HS tìm ra phương pháp học để đạt kết quả

cao trong học tập 81.6 16.7 1.4 0 2. Tự học giúp HS khi gặp những bài khó, những dạng

bài tập lạ HS cố gắng tự mình giải được bài 80.2 17.7 1.7 0 3. Tự học giúp HS tự suy nghĩ, tự tìm hiểu các tài liệu để

trả lời các câu hỏi và làm bài tập của GV 73.8 22.1 2.8 1.3 4. Tự học giúp HS mở rộng kiến thức và củng cố kiến

thức sâu sắc hơn 64.3 30.6 5.2 0 5. Tự học giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế

tốt hơn 43.3 38.8 14.5 3.4 6. Tự học giúp HS rèn luyện phong cách làm việc độc

lập, chủ động, tích cực và khoa học 50.7 36.0 12 1.3 7.Tự học từ nhỏ giúp hình thành năng lực tự học suốt đời 54.6 39.1 6.3 0

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, phần lớn HS tham gia khảo sát này nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của tự học đối với việc tiếp thu kiến thức cũng như kết quả học tập của bản thân. Cụ thể, có 81,6% HS trả lời rằng:

“Tự học giúp HS tìm ra phương pháp học để đạt kết quả cao trong học tập”;

tương tự có 80,2% HS được hỏi cho rằng “Tự học giúp HS khi gặp những bài khó, những dạng bài tập lạ HS cố gắng tự mình giải được bài”. Việc tự học

không chỉ giúp cho HS nắm bắt kiến thức tốt hơn mà cịn giúp các em có khả năng tự nghiên cứu, suy nghĩ và tìm hiểu tài liệu để có thể trả lời được các câu hỏi khó và làm các dạng bài tập, có 73,8% HS rất đồng ý với ý kiến rằng: “Tự học giúp HS tự suy nghĩ, tự tìm hiểu các tài liệu để trả lời các câu hỏi và làm bài tập của GV”. Ngồi ra tự học cịn giúp các em HS khắc sâu và mở rộng

đồng ý với ý kiến rằng: “Tự học giúp HS mở rộng kiến thức và củng cố kiến thức sâu sắc hơn” và 43,3% rất đồng ý rằng: “Tự học giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế tốt hơn”

Qua kết quả nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng, về mặt nhận thức phần lớn HS của trường THCS Mông Ân đều thấy được tầm quan trọng của vấn đề tự học đối với việc tiếp thu kiến thức và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống; tự học cịn giúp các em HS có phương pháp học tập chủ động và tích cực trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội tri thức hình thành kỹ năng kỹ xảo. Tự học ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của HS, đồng thời hình thành nên năng lực tự học, tự tìm tịi, nghiên cứu suốt đời ở mỗi người.

Bên cạnh những HS có nhận thức tốt thì vẫn cịn một bộ phận HS có nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề tự học. Cụ thể là, có 14,5% HS phân vân và 3,4 HS không đồng ý rằng: “Tự học giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế tốt

hơn”; có 13,3% HS phân vân và khơng đồng ý cho rằng “Tự học giúp HS rèn luyện phong cách làm việc độc lập, chủ động, tích cực và khoa học” và 4,1%

HS phân vân, không đồng ý rằng “Tự học giúp HS tự suy nghĩ, tự tìm hiểu các

tài liệu để trả lời các câu hỏi và làm bài tập của GV”. Với nhận thức như vậy

thì những HS này khó có thể có lịng say mê, vượt mọi khó khăn để tự mình chiếm lĩnh tri thức.

Học sinh lứa tuổi HS THCS chiếm một vị trí đặc biệt trong q trình phát triển của trẻ em. Đây là giai đoạn chuyển biến từ trẻ em sang người lớn. Về tư duy, HS THCS đã có khả năng phân tích, tổng hợp, liên tưởng phức tạp hơn. Tư duy trừu tượng và tư duy độc lập dần chiếm ưu thế; ghi nhớ máy móc giảm dần thay vào đó là ghi nhớ logic và ghi nhớ ý nghĩa. HS lứa tuổi THCS cũng bắt đầu hình thành những phẩm chất mới về trí tuệ, nhân cách phù hợp cho hình thành năng lực tự học của các em để tạo nền tảng cho các em phát triển năng lực ở mức độ cao.

2.2.2. Lập kế hoạch tự học và sử dụng thời gian tự học của học sinh

Hoạt động tự học chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi HS biết cách quản lý việc tự học của mình thơng qua việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học, nghĩa là lượng hoá được thời gian tự học tương ứng với từng nhiệm vụ học tập.

Học sinh muốn có kết quả tự học tốt thì các em phải xây dựng được kế hoạch tự học cụ thể. Việc xây dựng KHTH giúp cho HS biết mình phải làm gì để đạt mục tiêu nào, nó làm cho quá trình tự học diễn ra đúng dự kiến, giúp HS thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tự học và kiểm sốt được tồn bộ quá trình tự học một cách thuận lợi, tiết kiệm thời gian.

Kế hoạch tự học của HS càng rõ ràng thì càng tạo đều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra - đánh giá kết quả và mức độ đạt mục tiêu tự học, tự đào tạo của HS. Muốn vậy kế hoạch tự học của HS cần được cụ thể hóa thành thời gian biểu tự học cho từng buổi học, từng tuần, từng tháng, từng năm……

* Lập kế hoạch tự học

Khảo sát thực trạng việc lập kế hoạch tự học và mức độ thực hiện các loại kế hoạch tự học trong HS, kết quả thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.3. Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học của học sinh

Lập kế hoạch Mức độ thực hiện TT Các loại kế hoạch tự học Không Tốt Khá TB Yếu % % % % % % 1 Kế hoạch tự học từng ngày 91 9 47 44 3 5 2 Kế hoạch tự học từng tuần 77 23 30 51 9 5 3 Kế hoạch tự học từng tháng 65 35 20 41 22 7 4 Kế hoạch tự học từng học kỳ 62 38 25 34 17 9 5 Kế hoạch tự học cả năm học 60 40 28 27 21 10

Kết quả bảng trên cho thấy tỷ lệ HS có kế hoạch tự học từng ngày, từng tuần cao, đặc biệt 91% HS có kế hoạch tự học từng ngày; tỷ lệ HS có kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở mông ân huyện bình gia, lạng sơn (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)