Quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở mông ân huyện bình gia, lạng sơn (Trang 34)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.5. Quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học cơ sở

Quản lý hoạt động tự học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng, là bộ phận cấu thành nên hệ thống quản lý quá trình giáo dục, đào tạo trong nhà trường. Quản lý hoạt động tự học của học sinh bao gồm hai quá trình cơ bản là quản lý hoạt động tự học trong giờ lên lớp và quản lý hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp, được tiến hành trên cả hai phương diện ở trường và ở nhà.

Quản lý hoạt động tự học là sự tác động của chủ thể quản lý đến quá trình tự học của học sinh làm cho học sinh tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng nỗ lực của chính mình. Quản lý hoạt động tự học của học sinh có liên quan chặt chẽ với quá trình tổ chức dạy học của giáo viên.

Như vậy, quản lý hoạt động tự học là một hệ thống các tác động sư phạm

có mục đích, phương pháp, kế hoạch của các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường đến tồn bộ q trình tự học của học sinh nhằm thúc đẩy học sinh tự giác, tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân. Nội dung quản lý hoạt động tự học của học sinh bao gồm:

1.5.1. Bồi dưỡng động cơ tự học

Mọi hoạt động của con người đều có mục đích, được thúc đẩy bởi động cơ, động cơ hoạt động là lực đẩy giúp chủ thể vượt khó khăn để đạt được mục đích đã định. Hoạt động tự học của học sinh THCS phải được xây dựng bởi động cơ tự học, mà động cơ tự học lại được hình thành từ nhu cầu bản chất của vấn đề giáo dục, trong đó hình thành nhu cầu, động cơ tự học cho học sinh là yếu tố quyết định.

1.5.2. Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch tự học

Kế hoạch tự học là bảng phân chia nội dung tự học theo thời gian một cách hợp lý, dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ tự học, khả năng của bản thân và các điều kiện được đảm bảo, nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo, mục tiêu môn học.

Việc xây dựng kế hoạch tự học giúp cho học sinh biết mình phải làm gì để đạt mục tiêu nào, nó làm cho kế hoạch diễn ra đúng dự kiến, do đó giúp học sinh thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tự học và kiểm sốt được tồn bộ q trình tự học một cách thuận lợi, tiết kiệm thời gian.

Kế hoạch tự học của học sinh càng rõ ràng thì càng tạo đều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra - đánh giá kết quả và mức độ đạt mục tiêu tự học, tự đào tạo của HS. Muốn vậy kế hoạch tự học của HS cần được cụ thể hóa thành thời gian biểu tự học cho từng buổi học, từng tuần, từng tháng…

Quản lý việc xây dựng kế hoạch và quản lý việc thực hiện kế hoạch tự học sẽ góp phần nang cao hiệu quả tự học của HS.

Khi HS đã có kế hoạch tự học thì quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch tự học chính là việc rất quan trọng. HS thực hiện kế hoạch tự học là việc rất khó và việc quản lý việc thực hiện kế hoạch tự học cịn khó hơn. Để quản lý việc thực hiện kế hoạch tự học của HS có hiệu quả cần quản lý nội dung tự học và các phương pháp tự học của HS.

1.5.3. Hướng dẫn học sinh xác định nội dung tự học

Nội dung tự học, tự đào tạo trong nhà trường đã được xác định một cách chặt chẽ theo mục tiêu đào tạo, bao gồm các khối kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn. Ngoài nội dung học tập bắt buộc trong nhà trường, HS có thể tự học, tự nghiên cứu những lĩnh vực tri thức theo sở thích riêng, theo năng khiếu, sở trường của bản thân…để quản lý được nội dung tự học, hướng cho nội dung tự học phù hợp với mục tiêu yêu cầu đào tạo, giáo viên phải hướng dẫn nội dung tự học cho HS.

Nội dung tự học bao gồm hai phần:

+ Hệ thống các nhiệm vụ tự học có tính bắt buộc.

+ Định hướng nghiên cứu và đào sâu, mở rộng tri thức từ các vấn đề trong nội dung học tập.

Ngoài ra, CBQL và GV phải thường xuyên tư vấn nội dung tự học cho HS phù hợp định hướng của GV và phù hợp mục tiêu, yêu cầu chương trình đã xác định.

1.5.4. Bồi dưỡng phương pháp tự học

Tự học phải được xác định bắt đầu từ mục đích, động cơ học tập đúng đắn, qua đó hình thành cách học, biện pháp học, kỹ thuật học .v.v. mà có thể gọi là kỹ năng tự học. Do vậy, người học cần phải được hướng dẫn, bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng tự học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thơng, từ đó mới có thể xây dựng được phương pháp tự học. Xây dựng phương pháp tự học của bản thân theo một kế hoạch hợp lý, là điều kiện đảm bảo giúp cho người học đạt hiệu quả học tập cao hơn. Mỗi học sinh cần phải xác định và chọn cho mình phương pháp tự học phù hợp; giáo viên, cha mẹ học sinh cần phải hướng dẫn và tạo điều kiện đảm bảo để học sinh xây dựng kế hoạch tự học và lựa chọn phương pháp tự học phù hợp.

1.5.5. Hướng dẫn tổ chức các hình thức tự học

Hình thức tự học đối với từng người, từng môn học là khác nhau. Tuy nhiên, các hình thức tự học vẫn có điểm chung là sử dụng: Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, quy nạp, diễn dịch trong khi đọc sách, diễn đạt sự hiểu biết của mình bằng ngơn ngữ, sơ đồ, bản vẽ, ký hiệu…Bên cạnh các phương pháp học chung cịn có phương pháp đặc thù đối với từng môn học, chẳng hạn như phương pháp học môn thực hành tiếng trong học ngoại ngữ là các phương pháp học dựa trên quan điểm giao tiếp tích cực….Từ những quan điểm về hình thức tự học như trên, mỗi HS cần xác định và chọn cho mình một hình thức tự học phù hợp.

CBQL, GV cần hướng dẫn cho HS xây dựng kế hoạch tự học và các phương pháp tự học của mình, đồng thời hướng dẫn các cách quản lý các nội dung và phương pháp tự học.

Để giải quyết vấn đề quản lý các hình thức tự học, phải bắt đầu từ việc xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn, từ việc lựa chọn các hình thức tự học, biện pháp học và kỹ thuật học phù hợp….Do vậy, người HS cần biết quản lý các hình thức tự học của mình theo một kế hoạch hợp lý, biết tạo điều kiện cần thiết để đảm bảo cho việc học tập và tự học tập suốt đời, học ở mọi người, mọi lúc, mọi nơi. Muốn tự học thành công, mỗi học sinh phải biết tự vượt khó, vượt khổ, phải tìm ra được nội dung và hình thức tự học phù hợp với điều kiện và năng lực của mình, quyết tâm thực hiện đúng kế hoạch tự học, tự đào tạo hàng ngày, từng tháng và từng năm; phải tận dụng được sự giúp đỡ của giáo viên, của các bạn cùng lớp và những người đã có kinh nghiệm về tự học.

Quản lý việc thực hiện kế hoạch tự học phải căn cứ vào việc thực hiện kế hoạch tự học của HS đã đề ra, nội dung tự học và thực hiện các hình thức tự học để đạt kết quả cao nhất. Người GV cần nắm được kế hoạch tự học, nội dung và các hình thức tự học của HS để từ đó có những cách thức, biện pháp quản lý việc thực hiện kế hoạch tự học của HS.

1.5.6. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả tự học

Để biết được hoạt động tự học của HS đạt hiệu quả như thế nào thì việc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động tự học đạt được hiệu quả.

Trước tiên cần kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tự học của HS xem đã hợp lý chưa, có phù hợp với các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ học tập không. Nếu thấy bất hợp lý, cần giúp HS điều chỉnh, tránh tình trạng lập được kế hoạch nhưng lại không thực hiện được theo đúng kế hoạch.

Tiếp theo đó cần kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tự học của HS, theo dõi xem HS có làm đúng như kế hoạch đã đặt ra không và kết quả thực hiện như thế nào. Để làm được công việc này người QL cần phối hợp với GV, phụ huynh HS, cán sự lớp và các trưởng nhóm, thậm chí thơng qua việc báo cáo, hay kết quả, sản phẩm tự học của chính người học. Vấn đề tự kiểm tra, tự đánh

giá trong tổ chức hoạt động tự học của HS là yếu tố quyết định thắng lợi của việc học tập nói chung, tự học nói riêng, mọi sự tác động từ bên ngồi như từ phía thầy, bạn…..chỉ đóng vai trị hỗ trợ. Do đó cần giúp HS có khả năng tự kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của mình.

Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tự học của học sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, học kỳ, năm học và thực hiện kế hoạch tự học theo những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ học tập nhằm phát hiện những sai lệch giúp học sinh điều chỉnh kế hoạch tự học. Kiểm tra đánh giá kết quả tự học là chức năng nhiệm vụ của giáo viên và cán bộ quản lý thông qua hiệu suất đào tạo của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh.

1.5.7. Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học

Quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập trên lớp, thời gian dành cho tự học; sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thiết bị đồ dùng để thầy và trị cùng tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học.

Nhà trường cũng cần phải có kế hoạch xây dựng môi trường tự học ở trường cũng như việc phối hợp với gia đình học sinh để các em có được mơi trường tự học tốt nhất.

Trong quản lý hoạt động tự học của học sinh cần phải phối hợp quản lý chặt chẽ tất cả các nội dung trong mối quan hệ thống nhất. Đồng thời cần phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để quản lý hoạt động tự học trong và ngoài giờ lên lớp nhằm đảm bảo thời gian tự học của học sinh.

Tiểu kết chƣơng 1

Quản lý tự học là một nội dung cơ bản trong quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Với xu thế phát triển của xã hội như hiện nay và trong tương lai, tự học và quản lý tự học càng trở nên quan trọng, giúp học viên tự chủ được bản thân, đồng thời nâng cao hiệu quả giáo dục. Muốn hoạt động tự học của sinh viên đạt kết qủa cao, công tác quản lý hoạt động tự học cần phải chú trọng tới việc:

- Mục đích, động cơ tự học. - Tạo môi trường tự học.

- Cung cấp các điều kiện để tự học.

- Kiểm tra khen thưởng và các hình thức khác phải được quán triệt tinh thần này và có hiểu biết về nội dung, yêu cầu, phương pháp tác động quản lý nói chung và quản lý hoạt động tự học nói riêng để thực hiện chức năng quản lý của mình.

Từ những cơ sở lý luận trên, chúng tôi sẽ khảo sát đối chiếu, so sánh với thực tế hoạt động tự học và quản lý hoạt động tự học ở Trường THCS Mông Ân. Nội dung chủ yếu của vấn đề này được thể hiện qua chương 2.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

MƠNG ÂN, HUYỆN BÌNH GIA

2.1. Vài nét khái quát về tình hình giáo dục ở trƣờng trung học cơ sở xã Mông Ân

2.1.1. Định hướng phát triển giáo dục học sinh trung học cơ sở tại xã Mông Ân trong giai đoạn hiện nay Ân trong giai đoạn hiện nay

Trong những năm qua UBND huyện Bình Gia tập trung chỉ đạo các chương trình trọng tâm nhằm phát triển kinh tế xã hội: Như kiên cố hoá trường học và đường giao thông, xây dựng thêm nhiều địa bàn, khu văn hố... Đảng bộ và chính quyền đang tập trung cao nhất khả năng của mình cho việc thực hiện đề án xây dựng các trường chuẩn quốc gia và xây dựng, chuyển đổi mơ hình trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS. Năm học 2012 – 2013 được cho là năm tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị sớ 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị gắn với đặc thù của ngành; chú trọng công tác giáo dục đạo đức, nhân cách, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

Tổng kết 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, thực hiện năm “Chăm lo phát triển giáo dục Mầm non”, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn.

Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất, chăm sóc sức khỏe; tăng cường công tác quản lý, phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội

phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên. Áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực, xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò. Tiếp tục tổ chức thường xuyên các hoạt động thể thao học sinh, ở trên địa bàn huyện và tham gia trong tỉnh.

Đẩy mạnh hoạt động khảo thí, kiểm định và đánh giá chất lượng giáo du ̣c; tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác kiểm tra, đánh giá theo hướng đảm bảo yêu cầu đánh giá kết quả và phát huy năng lực, sở trường của học sinh, góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục; tiếp tục triển khai tự đánh giá trong các trường mầm non, tiểu học và THCS; từng bước thực hiện đánh giá ngoài đối với với một số đơn vị có đủ điều kiện theo quy định.

Thực hiện cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi nhằm thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa vùng dân tộc thiểu số, miền núi và miền xuôi; đảm bảo các điều kiện phát triển giáo dục bền vững góp phần ổn định chính trị vùng dân tộc, giữ vững an ninh, chủ quyền vùng biên giới, biển đảo. Chăm lo phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, các trường phổ thơng dân tộc bán trú. Bổ sung các chính sách hỗ trợ người dạy, người học có hồn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật; chú trọng nâng cao chất lượng học tập tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Trường THCS xã Mông Ân, trước đây là trường cấp II xã Mông Ân, được thành lập năm 1973. Ra đời trong thời kỳ toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tập trung toàn lực vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, trường đã đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em các dân tộc xã Mông Ân. Từ khi thành lập trường cho đến nay đã có 11 Hiệu trưởng quản lí trường có trình độ đào tạo là Trung cấp, Cao đẳng và Đại học sư phạm, người Hiệu trưởng đầu tiên của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở mông ân huyện bình gia, lạng sơn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)