Thực trạng hoạt động tự học của học sinh trung học cơ sở Mông Ân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở mông ân huyện bình gia, lạng sơn (Trang 45)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Thực trạng hoạt động tự học của học sinh trung học cơ sở Mông Ân

Để nghiên cứu thực trạng hoạt động tự học của học sinh trường THCS Mông Ân một cách khách quan, chúng tôi đã nghiên cứu các nội quy, quy định, các văn bản hướng dẫn của ngành, nhà trường; các báo cáo sơ kết, tổng kết của nhà trường. Đồng thời tiến hành quan sát hoạt động tự học của học sinh, kết hợp trao đổi với cán bộ quản lý, giáo viên để có những nhận xét sơ bộ về hoạt động tự học của học sinh.

Trên cơ sở nhận xét sơ bộ về hoạt động tự học của học sinh, chúng tôi đã thiết kế mẫu phiếu hỏi và tổ chức trưng cầu ý kiến đối với 78 HS, 16 CBQL, GV của nhà trường và 08 CBQL của Phòng GD&ĐT. Xử lý các số liệu thu được để đánh giá thực trạng hoạt động tự học của học sinh nhà trường.

2.2.1. Nhận thức của học sinh về vai trò và ý nghĩa của tự học

Nhận thức về vai trò và ý nghĩa của hoạt động tự học là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS. Khi nhận thức đúng đắn, HS ln có ý chí cố gắng vươn lên, tự giác trong học tập, tự tìm và tự tạo cho mình cơ hội để thực hành, luyện tập. Ngược lại, khi không nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học, HS sẽ chỉ học với tính chất đối phó nên khơng thực sự cố gắng vượt qua các trở ngại trong quá trình tự học dẫn đến kết quả học tập khơng cao hoặc có khi thất bại trong việc học tập.

Tự học là một quá trình tự giác, chủ động và tích cực của mỗi HS. Để có thể tự học tốt thì một trong những yếu tố quan trọng là mỗi HS phải có nhận thức đúng đắn về vai trò và ý nghĩa của việc tự học. Tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi thu được kết quả trả lời của HS được trình bày trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.2: Ý kiến của học sinh về vai trò và ý nghĩa của tự học

Nội dung về tác dụng của tự học

Mức độ đánh giá Rất đồng ý (%) Đồng ý (%) Phân vân (%) Không đồng ý (%)

1. Tự học giúp HS tìm ra phương pháp học để đạt kết quả

cao trong học tập 81.6 16.7 1.4 0 2. Tự học giúp HS khi gặp những bài khó, những dạng

bài tập lạ HS cố gắng tự mình giải được bài 80.2 17.7 1.7 0 3. Tự học giúp HS tự suy nghĩ, tự tìm hiểu các tài liệu để

trả lời các câu hỏi và làm bài tập của GV 73.8 22.1 2.8 1.3 4. Tự học giúp HS mở rộng kiến thức và củng cố kiến

thức sâu sắc hơn 64.3 30.6 5.2 0 5. Tự học giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế

tốt hơn 43.3 38.8 14.5 3.4 6. Tự học giúp HS rèn luyện phong cách làm việc độc

lập, chủ động, tích cực và khoa học 50.7 36.0 12 1.3 7.Tự học từ nhỏ giúp hình thành năng lực tự học suốt đời 54.6 39.1 6.3 0

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, phần lớn HS tham gia khảo sát này nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của tự học đối với việc tiếp thu kiến thức cũng như kết quả học tập của bản thân. Cụ thể, có 81,6% HS trả lời rằng:

“Tự học giúp HS tìm ra phương pháp học để đạt kết quả cao trong học tập”;

tương tự có 80,2% HS được hỏi cho rằng “Tự học giúp HS khi gặp những bài khó, những dạng bài tập lạ HS cố gắng tự mình giải được bài”. Việc tự học

không chỉ giúp cho HS nắm bắt kiến thức tốt hơn mà còn giúp các em có khả năng tự nghiên cứu, suy nghĩ và tìm hiểu tài liệu để có thể trả lời được các câu hỏi khó và làm các dạng bài tập, có 73,8% HS rất đồng ý với ý kiến rằng: “Tự học giúp HS tự suy nghĩ, tự tìm hiểu các tài liệu để trả lời các câu hỏi và làm bài tập của GV”. Ngoài ra tự học còn giúp các em HS khắc sâu và mở rộng

đồng ý với ý kiến rằng: “Tự học giúp HS mở rộng kiến thức và củng cố kiến thức sâu sắc hơn” và 43,3% rất đồng ý rằng: “Tự học giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế tốt hơn”

Qua kết quả nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng, về mặt nhận thức phần lớn HS của trường THCS Mông Ân đều thấy được tầm quan trọng của vấn đề tự học đối với việc tiếp thu kiến thức và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống; tự học còn giúp các em HS có phương pháp học tập chủ động và tích cực trong q trình tiếp thu, lĩnh hội tri thức hình thành kỹ năng kỹ xảo. Tự học ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của HS, đồng thời hình thành nên năng lực tự học, tự tìm tịi, nghiên cứu suốt đời ở mỗi người.

Bên cạnh những HS có nhận thức tốt thì vẫn cịn một bộ phận HS có nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề tự học. Cụ thể là, có 14,5% HS phân vân và 3,4 HS không đồng ý rằng: “Tự học giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế tốt

hơn”; có 13,3% HS phân vân và không đồng ý cho rằng “Tự học giúp HS rèn luyện phong cách làm việc độc lập, chủ động, tích cực và khoa học” và 4,1%

HS phân vân, không đồng ý rằng “Tự học giúp HS tự suy nghĩ, tự tìm hiểu các

tài liệu để trả lời các câu hỏi và làm bài tập của GV”. Với nhận thức như vậy

thì những HS này khó có thể có lịng say mê, vượt mọi khó khăn để tự mình chiếm lĩnh tri thức.

Học sinh lứa tuổi HS THCS chiếm một vị trí đặc biệt trong q trình phát triển của trẻ em. Đây là giai đoạn chuyển biến từ trẻ em sang người lớn. Về tư duy, HS THCS đã có khả năng phân tích, tổng hợp, liên tưởng phức tạp hơn. Tư duy trừu tượng và tư duy độc lập dần chiếm ưu thế; ghi nhớ máy móc giảm dần thay vào đó là ghi nhớ logic và ghi nhớ ý nghĩa. HS lứa tuổi THCS cũng bắt đầu hình thành những phẩm chất mới về trí tuệ, nhân cách phù hợp cho hình thành năng lực tự học của các em để tạo nền tảng cho các em phát triển năng lực ở mức độ cao.

2.2.2. Lập kế hoạch tự học và sử dụng thời gian tự học của học sinh

Hoạt động tự học chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi HS biết cách quản lý việc tự học của mình thơng qua việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học, nghĩa là lượng hoá được thời gian tự học tương ứng với từng nhiệm vụ học tập.

Học sinh muốn có kết quả tự học tốt thì các em phải xây dựng được kế hoạch tự học cụ thể. Việc xây dựng KHTH giúp cho HS biết mình phải làm gì để đạt mục tiêu nào, nó làm cho q trình tự học diễn ra đúng dự kiến, giúp HS thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tự học và kiểm sốt được tồn bộ quá trình tự học một cách thuận lợi, tiết kiệm thời gian.

Kế hoạch tự học của HS càng rõ ràng thì càng tạo đều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra - đánh giá kết quả và mức độ đạt mục tiêu tự học, tự đào tạo của HS. Muốn vậy kế hoạch tự học của HS cần được cụ thể hóa thành thời gian biểu tự học cho từng buổi học, từng tuần, từng tháng, từng năm……

* Lập kế hoạch tự học

Khảo sát thực trạng việc lập kế hoạch tự học và mức độ thực hiện các loại kế hoạch tự học trong HS, kết quả thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.3. Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học của học sinh

Lập kế hoạch Mức độ thực hiện TT Các loại kế hoạch tự học Khơng Tốt Khá TB Yếu % % % % % % 1 Kế hoạch tự học từng ngày 91 9 47 44 3 5 2 Kế hoạch tự học từng tuần 77 23 30 51 9 5 3 Kế hoạch tự học từng tháng 65 35 20 41 22 7 4 Kế hoạch tự học từng học kỳ 62 38 25 34 17 9 5 Kế hoạch tự học cả năm học 60 40 28 27 21 10

Kết quả bảng trên cho thấy tỷ lệ HS có kế hoạch tự học từng ngày, từng tuần cao, đặc biệt 91% HS có kế hoạch tự học từng ngày; tỷ lệ HS có kế hoạch tự học từng tháng, học kỳ và năm học thấp, trong đó HS có kế hoạch năm học chiếm tỷ lệ thấp nhất (60%). Mức độ thực hiện tốt và khá đối với kế hoạch từng tuần chiếm tỷ lệ cao nhất (91%), đối với kế hoạch tự học theo năm học thì mức độ thực hiện thấp nhất (55%). Như vậy, giữa việc lập kế hoạch tự học và mức độ thực hiện các loại KHTH ở học sinh hoàn toàn tỷ lệ thuận với nhau và tỷ lệ thuận với mức độ nhận thức của học sinh ở lứa tuổi THCS.

Việc lập kế hoạch rất quan trọng để giúp HS định hướng các nội dung cơng việc cần hồn thành, nhưng nhận thức của HS đối với việc lập kế hoạch tự học còn rất đơn giản, hầu hết các em hiểu qua loa. Từ đó ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch tự học và hồn thành nội dung cơng việc theo kế hoạch.

Qua nghiên cứu trực tiếp hồ sơ học tập của HS các lớp được khảo sát thì chỉ những HS khá, giỏi mới có KHTH mà phần lớn các em cũng chỉ có kế hoạch học tập theo ngày. Cịn lại phần lớn HS khơng có kế hoạch tự học, các em quan niệm kế hoạch tự học là thời khoá biểu và thực hiện thời khoá biểu là thực hiện kế hoạch tự học.

Đây là mâu thuẫn giữa nhận thức và thực tiễn trong công tác lập kế hoạch tự học và thực hiện kế hoạch tự học của HS. Từ đó đặt ra cho nhà trường phải có những biện pháp quản lý công tác xây dựng kế hoạch học tập của HS.

* Thời gian tự học của học sinh

Tìm hiểu thời gian dành cho việc tự học của HS, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4: Thời gian tự học của học sinh

Thời gian tự học Học lực Giỏi % Khá % Trung bình % Dưới 1 giờ 3.8 8.3 14.0 Từ 1-2 giờ 42.3 56.1 59.0 Trên 2 giờ 53.8 35.6 27.0

Số HS giỏi dành thời gian tự học từ 02 giờ trở lên chiếm tỷ lệ là 53,8%, HS khá là 35,6% và HS trung bình là 27,0%. Ngược lại, số HS trung bình dành thời gian tự học dưới 01 giờ chiếm tỷ lệ là 14%, HS khá là 8,3% và HS giỏi là 3,8%. Như vậy, chúng ta thấy có sự liên quan nhất định giữa học lực của HS với việc dành thời gian tự học. HS khá giỏi dành thời gian tự học nhiều hơn là HS trung bình. Điều này được 87,8% GV tham gia khảo sát khẳng định rằng “Những học sinh khá, giỏi là những HS có ý thức tự học cao”.

Nhìn vào vào 2.4 chúng ta thấy HS dành thời gian tự học trên 02 tiếng rất ít. Điều này phản ánh đặc trưng tâm lý lứa tuổi, HS khi lên lớp cao hơn thì ngồi thời gian dành cho việc học tập, tự học thì các em có xu hướng cịn tham gia tích cực vào các mối quan hệ bạn bè, các hoạt động đoàn thể của trường, lớp và hoạt động giải trí. Vì thế, thời gian dành cho việc tự học cũng bị ảnh hưởng.

2.2.3. Về nội dung tự học

Nội dung tự học của HS sẽ quyết định đến kết quả học tập của các em. Bởi khi các em xác định được cần phải học cái gì và hồn thành nội dung tự học theo mình đề ra nghĩa là các em đã có kế hoạch tự học và thực hiện được kế hoạch tự học.

Bảng 2.5: Ý kiến của học sinh và giáo viên về nội dung tự học

Các nội dung tự học

Học sinh Giáo viên

Tốt % Khá % TB % Yếu % Rất yếu % Tốt % khá % TB % Yếu % Rất yếu

1. Đọc lại kiến thức trong vở ghi 21,3 22,5 51 5,2 0 20,8 24 54 1.2 0 2. Đọc lại vở ghi và sách giáo

khoa 22 25 53 0 0 24.0 23 46.1 7 0

3. Học lý thuyết và bài tập thầy

cô kiểm tra 17,2 18,8 53,7 10,3 0 19.9 15.6 53.5 11 0

4. Đọc sách nâng cao, sách tham

khảo và làm bài tập nâng cao 8,5 14 43 27,7 6,8 6.8 12 49 29 3.2

5. Làm bài tập về nhà và chuẩn bị

bài mới 35,1 42,5 20 2 0,4 30 46.7 23 0 0

6. Đọc lại nội dung sách giáo khoa và làm các bài tập trong sách giáo khoa

67,7 30,1 2,2 0 0 55 30 13 2 0

7. Viết lại bài giảng của giáo viên theo ý hiểu của mình để tự làm bài tập

Khi được hỏi về nội dung tự học, phần lớn các em HS trả lời là “đọc lại nội dung SGK và làm các bài tập trong sách giáo khoa”. Loại tốt chiếm 67,7%

và loại khá chiếm 30,1%. Có 35,1% ý kiến HS thực hiện tốt và 42,5% thực hiện khá nội dung “Làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới”. Thực vậy, hai nội dung tự học này chủ yếu là để thực hiện nhiệm vụ mà thầy cơ giáo giao cho hơn là tự tìm tịi, học hỏi để mở rộng và nâng cao kiến thức của bản thân. Còn những nội dung tự học khác thể hiện tính tích cực của HS thì tỷ lệ khơng cao như: “Đọc

sách nâng cao, sách tham khảo và làm bài tập nâng cao” chiếm 8,5% ý kiến của

HS thực hiện tốt và 10,7% thực hiện tốt nội dung“Viết lại bài giảng của giáo viên

theo ý hiểu của mình để tự làm bài tập”. Có từ 6,6 - 6,8% HS thực hiện rất yếu

việc “Đọc sách nâng cao, sách tham khảo và làm bài tập nâng cao” và “Viết lại

bài giảng của giáo viên theo ý hiểu của mình để tự làm bài tập”.

Kết quả trả lời về nội dung tự học của HS cũng cho chúng ta thấy, việc tự học của các em thường chỉ là đáp ứng những u cầu của GV mà chưa có sự tìm tịi, mở rộng kiến thức hoặc hướng vào việc đọc lại kiến thức trong vở ghi nhằm phát triển năng lực của bản thân. Tuy nhiên, khi xem xét ý kiến của GV thì hầu hết lại cho rằng, HS thực hiện khá tốt các nội dung tự học, cụ thể là, có 76,7% HS thực hiện khá tốt việc “Làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới”; có 85% HS

làm khá tốt việc “Đọc lại nội dung sách giáo khoa và làm các bài tập trong sách giáo khoa”. Bên cạnh những HS lựa chọn nội dung tự học tốt và thực hiện tốt thì

cịn một số HS thực hiện chưa tốt việc lựa chọn nội dung tự học. Cụ thể là, có 3,2% GV cho rằng HS thực hiện rất yếu việc: “Đọc sách nâng cao, sách tham

khảo và làm bài tập nâng cao” và có 19% GV cho rằng HS thực hiện yếu việc “Viết lại bài giảng của giáo viên theo ý hiểu của mình để tự làm bài tập”.

2.2.4. Sử dụng các phương pháp tự học

Nhìn chung HS THCS chưa biết phương pháp tự học hoặc biết phương pháp nhưng chưa thực hiện được, chỉ một số ít những em có năng lực và học tốt, phương pháp tự học mà các em áp dụng có kết quả là :

+ Tự tìm ra ý nghĩa, làm chủ các kĩ xảo nhận thức, tạo ra các cầu nối nhận thức trong tình huống học.

+ Tự biến đổi mình, tự làm phong phú mình bằng cách thu lượm và xử lý thông tin từ môi trường sống xung quanh mình.

+ Tự học, tự nghiên cứu, tự tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình, cá nhân hoá việc học đồng thời hợp tác với các bạn trong cộng đồng lớp học, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, xã hội hoá việc học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở mông ân huyện bình gia, lạng sơn (Trang 45)