Kiến của học sinh và giáo viên về nội dung tự học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở mông ân huyện bình gia, lạng sơn (Trang 50)

Các nội dung tự học

Học sinh Giáo viên

Tốt % Khá % TB % Yếu % Rất yếu % Tốt % khá % TB % Yếu % Rất yếu

1. Đọc lại kiến thức trong vở ghi 21,3 22,5 51 5,2 0 20,8 24 54 1.2 0 2. Đọc lại vở ghi và sách giáo

khoa 22 25 53 0 0 24.0 23 46.1 7 0

3. Học lý thuyết và bài tập thầy

cô kiểm tra 17,2 18,8 53,7 10,3 0 19.9 15.6 53.5 11 0

4. Đọc sách nâng cao, sách tham

khảo và làm bài tập nâng cao 8,5 14 43 27,7 6,8 6.8 12 49 29 3.2

5. Làm bài tập về nhà và chuẩn bị

bài mới 35,1 42,5 20 2 0,4 30 46.7 23 0 0

6. Đọc lại nội dung sách giáo khoa và làm các bài tập trong sách giáo khoa

67,7 30,1 2,2 0 0 55 30 13 2 0

7. Viết lại bài giảng của giáo viên theo ý hiểu của mình để tự làm bài tập

Khi được hỏi về nội dung tự học, phần lớn các em HS trả lời là “đọc lại nội dung SGK và làm các bài tập trong sách giáo khoa”. Loại tốt chiếm 67,7%

và loại khá chiếm 30,1%. Có 35,1% ý kiến HS thực hiện tốt và 42,5% thực hiện khá nội dung “Làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới”. Thực vậy, hai nội dung tự học này chủ yếu là để thực hiện nhiệm vụ mà thầy cô giáo giao cho hơn là tự tìm tịi, học hỏi để mở rộng và nâng cao kiến thức của bản thân. Còn những nội dung tự học khác thể hiện tính tích cực của HS thì tỷ lệ khơng cao như: “Đọc

sách nâng cao, sách tham khảo và làm bài tập nâng cao” chiếm 8,5% ý kiến của

HS thực hiện tốt và 10,7% thực hiện tốt nội dung“Viết lại bài giảng của giáo viên

theo ý hiểu của mình để tự làm bài tập”. Có từ 6,6 - 6,8% HS thực hiện rất yếu

việc “Đọc sách nâng cao, sách tham khảo và làm bài tập nâng cao” và “Viết lại

bài giảng của giáo viên theo ý hiểu của mình để tự làm bài tập”.

Kết quả trả lời về nội dung tự học của HS cũng cho chúng ta thấy, việc tự học của các em thường chỉ là đáp ứng những u cầu của GV mà chưa có sự tìm tịi, mở rộng kiến thức hoặc hướng vào việc đọc lại kiến thức trong vở ghi nhằm phát triển năng lực của bản thân. Tuy nhiên, khi xem xét ý kiến của GV thì hầu hết lại cho rằng, HS thực hiện khá tốt các nội dung tự học, cụ thể là, có 76,7% HS thực hiện khá tốt việc “Làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới”; có 85% HS

làm khá tốt việc “Đọc lại nội dung sách giáo khoa và làm các bài tập trong sách giáo khoa”. Bên cạnh những HS lựa chọn nội dung tự học tốt và thực hiện tốt thì

cịn một số HS thực hiện chưa tốt việc lựa chọn nội dung tự học. Cụ thể là, có 3,2% GV cho rằng HS thực hiện rất yếu việc: “Đọc sách nâng cao, sách tham

khảo và làm bài tập nâng cao” và có 19% GV cho rằng HS thực hiện yếu việc “Viết lại bài giảng của giáo viên theo ý hiểu của mình để tự làm bài tập”.

2.2.4. Sử dụng các phương pháp tự học

Nhìn chung HS THCS chưa biết phương pháp tự học hoặc biết phương pháp nhưng chưa thực hiện được, chỉ một số ít những em có năng lực và học tốt, phương pháp tự học mà các em áp dụng có kết quả là :

+ Tự tìm ra ý nghĩa, làm chủ các kĩ xảo nhận thức, tạo ra các cầu nối nhận thức trong tình huống học.

+ Tự biến đổi mình, tự làm phong phú mình bằng cách thu lượm và xử lý thơng tin từ mơi trường sống xung quanh mình.

+ Tự học, tự nghiên cứu, tự tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình, cá nhân hố việc học đồng thời hợp tác với các bạn trong cộng đồng lớp học, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, xã hội hoá việc học.

+ Tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với các bạn dưới sự hướng dẫn của thầy để tự mình chiếm lĩnh tri thức bằng hành động của chính mình, do đó có hứng thú và động cơ học, phát triển được tính tự chủ, chủ động và sáng tạo, phát triển được các mối quan hệ giao tiếp phong phú trong cộng đồng xã hội lớp học, và dần dần hình thành được nhân cách con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo.

Bảng 2.6: Ý kiến của học sinh và giáo viên về phƣơng pháp tự học

Các phƣơng pháp tự học

Học sinh Giáo viên

Tốt % Khá % TB % Yếu % Rất yếu % Tốt % Khá % TB % Yếu % Rất yếu % 1. Học thuộc lòng tất cả các lý thuyết và các công thức cần ghi nhớ. 84 12 4 0 0 20 28,8 40 11 0,2 2. Liệt kê những ý chính, ý khó và

quan trọng trong bài 80 10 2 8 0 65 22 8,5 4,5 0

3. Đọc lại, phân tích, tổng hợp và ghi

nhớ tất cả các bài học 72 18 8 2 0 60 24 16 0 0

4. Sơ đồ hóa và hệ thống hóa lại các

kiến thức 81 13 6 0 0 57,7 30 10 2,3 0

5. Làm hết các bài tập trong sách giáo khoa và làm bài tập nâng cao để đào sâu kiến thức

89 8 3 0 0 80 11,2 8,8 0 0

6. Thường xuyên đọc sách tham khảo 60 20 16 4 0 21,3 20 39,8 17 1,9

7. Phát hiện vấn đề, thu thập thơng

tin, xử lí thơng tin, rút ra kết luận. 70 26 4 0 0 69,8 25 3,7 1,5 0

8. Chuẩn bị kỹ bài mới trước khi lên lớp 60 30 6 4 0 60 25 15 0 0

Phương pháp tự học quyết định tới kết quả học tập của HS. Qua khảo sát thực trạng việc sử dụng phương pháp tự học thì trên 80% HS có phương pháp tự học tốt khi biết kết hợp nhiều phương pháp học tập khác nhau để đạt được mục tiêu học tập. Nhưng bên cạnh đó cịn nhiều HS chưa có phương pháp học tập khoa học, hợp lý; việc tự học của các em mới chỉ dừng lại ở những phương pháp đơn lẻ để hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể trước mắt, chưa biết kết hợp giữa các phương pháp tự học để mở rộng, đào sâu kiến thức nâng cao hiệu quả học tập. Qua thống kê trên bảng 2.6: cho thấy có trên 80% HS thực hiện các phương pháp tự học tốt; cụ thể là có 89% HS thực hiện tốt phương pháp “Làm hết các bài tập trong sách giáo khoa và làm bài tập nâng cao để đào sâu kiến thức”; có 84% HS thực hiện tốt phương pháp“Học thuộc lòng tất cả các lý

thuyết và các công thức cần ghi nhớ”. Ngồi ra, Việc liệt kê những ý chính, ý

khó và quan trọng trong bài cũng như việc Sơ đồ hóa và hệ thống hóa lại các nội dung kiến thức cũng được HS thực hiện tương đối tốt. chỉ có 8% HS thực hiện yếu phương pháp “Liệt kê những ý chính, ý khó và quan trọng trong bài”.

Khảo sát nội dung này đối với GV kết quả cho thấy, phần đa GV cho rằng HS có nhiều phương pháp tự học tốt. Tuy nhiên, để so sánh với ý kiến của HS với GV thì có sự khác biệt khá lớn về mức độ đánh giá. Cụ thể là, có tới 84% ý kiến HS cho rằng thực hiện tốt việc “Học thuộc lịng tất cả các lý thuyết và

các cơng thức cần ghi nhớ”, mà GV chỉ có 20%; có 4% HS “Học thuộc lòng

tất cả các lý thuyết và các công thức cần ghi nhớ” ở mức độ trung bình. tuy

nhiên, GV lại cho rằng có tới 40%. Hoặc có 60% HS cho rằng việc “Thường xuyên đọc sách tham khảo”đối với các em thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, chỉ có

21,3% GV cho rằng HS đã thực hiện tốt phương pháp này.

2.2.5. Hình thức tự học

Như đã phân tích ở trên, về nhận thức nhiều HS thấy được ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết của hoạt động tự học, song hoạt động tự học của các em thực tế như thế nào? Sau đây là kết quả tìm hiểu về vấn đề này.

Bảng 2.7. Hình thức tự học của học sinh Hình thức tự học Hình thức tự học Rất đồng ý % Đồng ý % Phân vân % Không đồng ý %

1. Em tự suy nghĩ, tự tìm hiểu các tài liệu để trả

lời câu hỏi và làm bài tập của giáo viên ở lớp 71.8 26.1 2.1 0 2. Em viết lại bài giảng của cô giáo theo ý hiểu

của mình để tự làm bài tập 37.5 36.8 25.8 0

3. Em thường tự học ở nhà cùng các bạn 52.9 29.8 17.3 0

4. Em thường xuyên được thảo luận nhóm và tự

trình bày sau đó thầy cơ đánh giá 66.3 25 8.7 0

5. Thay vì tự học ở nhà, thì em thường đi học với

các bạn trong lớp khi đến trường 47.4 37.2 15.4 0

Hình thức tự học được HS nói đến nhiều nhất là HS “Tự suy nghĩ, tự tìm

hiểu các tài liệu để trả lời câu hỏi và làm bài tập của giáo viên ở lớp”(71.8%0. Thời gian gần đây, chúng ta đã tiến hành mạnh mẽ việc đổi mới

PPDH nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của HS. Chính vì vậy việc HS phải tự học ở trên lớp có giáo viên hướng dẫn cũng tạo cho các em khả năng tự chủ tốt hơn. Khi GV đưa ra câu hỏi hay bài tập, các em đều tự suy nghĩ, tự tìm hiểu để trả lời câu hỏi và làm bài tập chứ không thụ động đợi thầy cô giải đáp. Mặc dù vậy HS vẫn chưa đạt được cái đích cuối cùng của việc tự học là sau khi nghe giảng, sau khi học các em có thể tự viết lại theo cách hiểu của mình. Chỉ có 37.5% HS được hỏi cho rằng: “Em viết lại bài giảng của cô giáo theo ý hiểu của mình để tự làm bài tập”.

Việc tự học của HS có thể thực hiện theo nhiều cách đa dạng khác nhau. Ngay bản thân một HS cũng khơng phải chỉ có một cách học duy nhất mà tùy từng môn học các em sẽ có cách học phù hợp.

Hình thức tự học của các em cũng rất đa dạng; tiếp theo là hình thức “tự thảo luận nhóm và tự trình bày sau đó thầy, cơ đánh giá” chiếm 63.3%. Đây là

hình thức tự học rất có ý nghĩa, giúp HS chủ động và tích cực hơn Thơng qua đó, HS sẽ nắm bài tốt hơn. Hình thức tự học tiếp theo của HS là “Tự học ở nhà

cùng nhóm bạn” chiếm 52,9%. Đây cũng là một hình thức tự học tốt để HS có

khá, giỏi có thể hỗ trợ các bạn học trung bình.

Bên cạnh những HS có hình thức tự học tích cực trong học tập như trên thì vẫn cịn một bộ phận HS chưa thể hiện được sự tích cực. Có 25.8% ý kiến HS khơng đồng ý tự học với hình thức “Em viết lại bài giảng của cô giáo theo

ý hiểu của mình để tự làm bài tập” và 17.3% HS khơng đồng ý với hình thức “Tự học ở nhà cùng nhóm bạn”.

2.2.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân học cơ sở Mông Ân

Hoạt động tự học của HS chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm những yếu tố thuộc về bản thân HS và những yếu tố tác động bên ngồi. Tìm hiểu vấn đề này, chúng tơi thu được kết quả sau:

Bảng 2.8: Những yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động tự học của học sinh

Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tự học Mức độ Ảnh hưởng nhiều (%) Ảnh hưởng ít (%) Hồn tồn khơng ảnh hưởng (%)

1. Nhận thức đúng ý nghĩa và vai trò của tự học 45,1 19,6 35,3

2. Có động cơ học tập đúng đắn 39 25,5 35,5

3. Nhà trường xây dựng phong trào thi đua tự học tốt,

bầu khơng khí học tập đồn kết giúp đỡ 28 38,5 33,5

4. GV thường xuyên áp dụng những phương pháp dạy

học tích cực 35 34,1 29,8

5.HS được tạo điều kiện để có thời gian tự học ở lớp

cũng như ở nhà 31,7 34,4 33,9

6. GV có kế hoạch tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra hoạt

động tự học của học sinh 33,5 40 26,5

7. Xây dựng và duy trì nề nếp tự học nghiêm túc 41,9 20 38,1 8. Có tổ chức trong học tập, khen thưởng rõ ràng 24,5 36,6 38,9

9. HS được giao nhiệm vụ tự học ở nhà 35,5 25,4 39,1

10. GV hướng dẫn tự học 37,5 34,1 28,4

11.HS được GV kiểm tra, đánh giá kết quả tự học 42,8 40.7 16,5

2.2.6.1. Yếu tố chủ quan thuộc về học sinh

Yếu tố chủ quan thuộc về HS gồm: “HS có nhận thức đúng được ý nghĩa và vai trị của tự học”, có 45,1% HS cho là ảnh hưởng nhiều và 19,6% HS cho

là ảnh hưởng một phần; yếu tố chủ quan thứ hai là: “có động cơ học tập đúng đắn”, có 39% ý kiến HS cho là ảnh hưởng nhiều và 25,5% ý kiến cho là ảnh hưởng ít.

Thật vậy chỉ khi nào HS có một nhận thức đúng đắn và động cơ, mục đích học tập rõ ràng thì mới có thể học tập tốt được. Động cơ học tập thể hiện ở sự khát khao tìm kiếm và lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của người học. Động cơ học tập có ảnh hưởng nhiều đến kết quả tự học của HS.

Trở lại phân tích ở phần trên, chúng ta thấy rằng, nhiều HS có nhận thức tốt về vai trò và ý nghĩa của việc tự học. Tuy nhiên, để biến nhận thức đó thành những hành động học tập cụ thể thì cần có những điều kiện nhất định, trong đó có những yếu tố khách quan tác động đến học tập của HS.

2.2.6.2. Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tự học của học sinh

Trên thực tế, có nhiều yếu tố tác động đến vấn đề tự học của HS, trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập đến các yếu tố thuộc về trường học có ảnh hưởng đến hoạt động tự học của các em.

Yếu tố “Xây dựng và duy trì nề nếp tự học nghiêm túc” được HS cho là có ảnh hưởng nhiều (41,9%), và 20% cho là ảnh hưởng ít và có 38,1% cho là hồn tồn khơng ảnh hưởng.

Yếu tố “Có tổ chức trong học tập, khen thưởng rõ ràng” được HS cho là hồn tồn khơng ảnh hưởng (38,9%), và 36,6% cho là ảnh hưởng ít, chỉ có 24,5% cho là ảnh hưởng nhiều. Thực vậy, để HS có thể tự học tốt và đạt hiệu quả cao thì các em cần được hướng dẫn tự học. Để đảm bảo việc tự học của người học có hiệu quả cao, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ rằng: “Cần có thảo

luận và chỉ đạo giúp vào” và yêu cầu người dạy “Phải nâng cao và hướng dẫn tự học” cho người học. Người coi đây là một trong những yêu cầu rất quan trọng của người dạy. Tìm hiểu về phong trào tự học và việc tổ chức cho HS tự học ở trường THCS Mông Ân cho thấy , 69,1% HS cho rằng được nhà trường tổ chức hình thức tự học.

Một yếu tố khác có ảnh hưởng đến việc tự học của HS là “ Phương pháp dạy học cuả GV”, số HS được hỏi cho rằng PPDH của GV ảnh hưởng nhiều đến việc tự học của các em chiếm 35% và 34,1% HS cho là ảnh hưởng ít. Tìm hiểu thực tế việc áp dụng các PPDH đa dạng nhằm giúp HS có khả năng tự học ở trường THCS Mơng Ân cho kết quả sau, có 47,2% HS trả lời rằng, trong q trình dạy học, thầy cô đã áp dụng các PPDH tạo cho các em có cơ hội tự suy nghĩ, tự học. Theo kết quả trả lời của HS thì có khoảng một nửa GV áp dụng PPDH mà có thể giúp HS tự học.

Yếu tố tiếp theo có ảnh hưởng đến vấn đề tự học của HS là: “Thầy, cô có kế hoạch tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động tự học của HS”. Kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở mông ân huyện bình gia, lạng sơn (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)