Tổ chức thực hiện kế hoạch tự học của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở mông ân huyện bình gia, lạng sơn (Trang 60 - 63)

Hình thức tổ chức Thực hiện tốt (%) Thực hiện chƣa tốt (%) Chƣa thực hiện (%)

1. Học sinh tự học có sự hướng dẫn của giáo viên 85,6 11 3,4 2. Học sinh tự học theo nhóm có sự hướng

dẫn của GV 14 57 29

3. Học sinh tổ chức các buổi thảo luận theo

Hình thức tổ chức thực hiện KHTH của HS mà GV tham gia nhiều là

“Học sinh tự học có sự hướng dẫn của giáo viên”, ví dụ: khi giao bài tập về

nhà GV nên hướng dẫn cho HS hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đặc biệt là những bài khó. GV hướng dẫn cho HS chuẩn bị bài cho tiết sau một cách chi tiết để các em biết việc chuẩn bị bài phải làm những gì. Khi phỏng vấn sâu một số HS các em cho biết thông thường các thầy cô cuối giờ chỉ dặn HS về nhà chuẩn bị bài mà khơng cho HS biết chuẩn bị cái gì, như thế nào. Đây là hình thức mà GV tự đánh giá là thực hiện tốt chiếm tỷ lệ khá cao (85,6%), chỉ có 11% nói là thực hiện chưa tốt và 3,4% cho biết chưa thực hiện hình thức này. Ngồi hình thức ““Học sinh tự học có sự hướng dẫn của giáo viên” thì cịn có hình thức khác như “Học sinh tự học theo nhóm có sự hướng dẫn của GV”. Số GV cho biết đã thực hiện tốt hình thức này chiếm tỷ lệ thấp (14%); thực hiện chưa tốt là 57% và 29% nói rằng chưa thực hiện. Hình thức tiếp theo là “. Học sinh tổ chức các buổi thảo luận theo chuyên đề có GV tham dự”, ở hình thức này có 21,5% GV được hỏi cho biết đã thực hiện tốt, 54,2% thực hiện chưa tốt và 24,3% chưa thực hiện.

Từ kết quả trên đây của GV cho thấy, hình thức tổ chức thực hiện KHTH của HS chủ yếu là tự học có sự hướng dẫn của GV. Trên thực tế, việc tổ chức thực hiện kế hoạch có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp HS lựa chọn cho mình cách thức phù hợp nhất với bản thân. Tuy nhiên các hình thức này nhìn chung cũng chưa được thực hiện tốt và chưa đạt hiệu quả cao.

2.3.3. Hướng dẫn học sinh phương pháp tự học

Chất lượng tự học phụ thuộc nhiều vào phương pháp tự học của học sinh. Nhận thức được vấn đề này, nhà trường đã quan tâm chỉ đạo bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh. Ban hành kế hoạch hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kế hoạch hướng dẫn đổi mới phương pháp tự học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, kỹ năng vận dụng vào thực tiễn của học sinh. Tổ chức triển khai đồng bộ trong giáo viên và học

sinh nhà trường, qua đó tạo chuyển biến mạnh về nhận thức trong giáo viên và học sinh, đồng thời phát huy năng lực tổ chức điều hành trong công tác dạy học của giáo viên, giúp học sinh rèn luyện việc tự nghiên cứu, tìm tịi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lý thông tin, nâng cao năng lực tiếp thu nội dung bài học.

Khảo sát các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, thu được kết quả trong bảng 2.12.

Bảng 2.12. Các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh phương pháp tự học

TT Các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh phương pháp tự học Mức độ (%) Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa thực hiện 1 Vận dụng phương pháp dạy học tích cực 80 17,5 2,5 2 Hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng tự

học (ghi chép, đọc, vận dụng kiến thức tìm kiếm tư liệu .v.v.)

75 25 -

3 Tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo

luận về phương pháp học tập bộ môn 30 67,5 2,5

Qua kết quả khảo sát thì 75% giáo viên đánh giá mức độ thường xuyên đối với biện pháp hướng dẫn học sinh các kỹ năng tự học như: ghi chép, đọc, vận dụng kiến thức, tìm kiếm tư liệu .v.v. Đánh giá về việc vận phương pháp dạy học tích cực thì 80% GV được tiến hành thường xuyên. Đối với biện pháp tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận về phương pháp học tập bộ mơn thì 67,5% giáo viên đánh giá chưa tiến hành thường xuyên.

Thực tiễn dạy học, GV đã tích cực trong đổi mới PPDH, thơng qua đó hướng dẫn và bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS. Tuy nhiên việc đổi mới PPDH trong GV chưa thường xuyên, mới chỉ được chú trọng trong các giờ thao giảng, còn trong các giờ hàng ngày GV mới chỉ chú ý đến việc truyền thụ nội dung kiến thức của tiết học. Đây là thực trạng chung trong giáo dục phổ thơng hiện nay khi chương trình quá nặng, giáo viên đang quen với dạy học theo phương pháp truyền thống, ngại thay đổi cách dạy. Thực trạng này cần phải sớm

khắc phục triệt để mới có thể nâng cao chất lượng tự học của HS, vì đổi mới PPDH ảnh hưởng quyết định tới đổi mới phương pháp tự học của học sinh.

2.3.4. Hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung tự học

Quản lý nội dung tự học của HS là một cơng việc địi hỏi người quản lý mất nhiều công sức và thời gian. Những nội dung chính mà HS tự học nhiều nhất đó là làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới, học lý thuyết và bài tập mà thầy cơ giáo kiểm tra. Cịn những nội dung u cầu đọc sách tham khảo, nâng cao kiến thức và những mơn học mà các em u thích cũng chưa được các em dành nhiều thời gian tự học. Do đó , các thầy cơ cần hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới, học bài cũ và làm bài tập về nhà đạt hiệu quả cao. Các thầy cô phải giao nhiệm vụ tự học cho HS một cách cụ thể, nội dung kiến thức tự học phải phù hợp với trình độ HS, cách học phù hợp với tâm lý lứa tuổi.

Kết quả bảng trên cho thấy: Có trên 50% GV cho rằng thực hiện tốt các nội dung tự hoc, cụ thể là có 61% ý kiến GV cho rằng thực hiện tốt nội dung “Làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới” và “Đọc lại vở ghi và sách giáo khoa” là 59 % . Trên 30% các nội dung thực hiện khá. Chỉ có 5%GV đánh giá thực hiện yếu nội dung “Đọc sách nâng cao, sách tham khảo và làm bài tập nâng cao”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở mông ân huyện bình gia, lạng sơn (Trang 60 - 63)