Kiểm tra đánh giá kết quả tự học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở mông ân huyện bình gia, lạng sơn (Trang 65 - 68)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung

2.3.6. Kiểm tra đánh giá kết quả tự học

Việc kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của học sinh được nhà trường quy định gắn liền với kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp tự học, gắn chặt giữa kiểm tra đánh giá hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp với trong giờ lên lớp. Khảo sát thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của học sinh được phản ánh trong bảng sau

Bảng 2.15. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của học sinh

Mức độ

Kiểm tra đánh giá kết quả tự học

Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa thực hiện

1 Kiểm tra chất lượng bài tập đã giao 80 20 -

2

Ra đề kiểm tra, đề thi liên quan tới nội

dung đọc sách, đọc tài liệu 55 45 -

3 Động viên khen thưởng kịp thời 52,5 47,5 -

4

Thời gian biểu tự học ngoài giờ lên lớp

(NGLL) của HS 70 30 0

5 Việc tổ chức thực hiện lịch tự học NGLL 46.5 38 15.5

6 Hướng dẫn chỉ đạo tự học NGLL của HS 16 57.1 26.9

7 Nội dung kiến thức HS tự học NGLL 58.3 27.8 13.9

8

Chất lượng, kết quả tự học mà HS đạt

được 52.8 33.3 13.9

* Nội dung kiểm tra

Kết quả cho thấy, 80% cán bộ quản lý và giáo viên thống nhất đánh giá mức độ thường xuyên của biện pháp kiểm tra chất lượng bài tập đã giao. Đối với biện pháp động viên khen thưởng kịp thời những tập thể cá nhân có thành tích trong tự học thì giữa cán bộ và giáo viên chưa có sự thống nhất khi 100% cán bộ quản lý đánh giá mức độ thường xuyên, giáo viên đánh giá ở mức độ này là 52,5%. Đối với biện pháp ra đề kiểm tra, đề thi liên quan tới nội dung

đọc sách, đọc tài liệu nhằm đánh giá khả năng nghiên cứu tìm tịi, sáng tạo của học sinh thì 80% cán bộ quản lý và 45% giáo viên đánh giá ở mức độ chưa thường xuyên quan tâm, điều này ảnh hưởng nhiều tới hứng thú tự tìm tịi nghiên cứu của học sinh.

Nội dung kiểm tra mà GV cho rằng đã thực hiện thường xuyên là kiểm tra “Thời gian biểu tự học ngoài giờ lên lớp của HS”(70%). Tiếp theo là kiểm tra “Nội dung kiến thức HS tự học ngoài giờ lên lớp” (58%) và “Chất lượng, kết

quả tự học mà HS đạt được” (52%). GV chưa làm tốt kiểm tra “Hướng dẫn, chỉ đạo tự học ngoài giờ lên lớp của HS” chỉ có 16%; số GV được hỏi là thực hiện

thường xuyên vào “Việc tổ chức thực hiện lịch tự học ngoài giờ lên lớp” có 46%. * Về hình thức kiểm tra:

Bảng 2.16. Hình thức kiểm tra tự học của học sinh

Hình thức kiểm tra Thƣờng xuyên (%) Chƣa thƣờng xuyên (%) Chƣa thực hiện (%)

1. GV trực tiếp kiểm tra 68.6 22.9 8.6

2. GV kiểm tra thông qua cán sự lớp, tổ trưởng 68.6 28.6 2.9 3. GV để HS tự kiểm tra theo cặp, nhóm và

nghe báo cáo

32.0 56.0 12.0

4. GV đề nghị phụ huynh hoặc người thân của HS kiểm tra

42.3 38.5 19.2

Hình thức kiểm tra mà GV cho áp dụng và cho là thực hiện thường xuyên gồm: “GV trực tiếp kiểm tra” và “GV kiểm tra thông qua cán sự lớp, tổ

trưởng”(Chiếm 68,6%). Cịn hình thức “GV để HS tự kiểm tra theo cặp, nhóm và nghe báo cáo”và “GV đề nghị phụ huynh, hoặc người thân của HS kiểm tra” chiếm tỷ lệ tương ứng là 42,3% và 32%. Điều đáng nói ở đây có hai hình

thức mà GV nói chưa thực hiện chiếm 19,2%và 12%. Hai hình thức “ GV để

HS tự kiểm tra theo cặp, nhóm và nghe báo cáo” và “GV đề nghị phụ huynh

động tự học của HS được thường xuyên hơn. Tuy nhiên, hai hình thức này cũng chưa được thực hiện tốt, điều này phản ánh một thực tế là gia đình HS và ngay cả bản thân HS vẫn phụ thuộc nhiều vào GV, chưa tự giác trong việc tự kiểm tra - đánh giá hoạt động tự học.

Kiểm tra việc tự học của HS là một khâu quan trọng nhằm giúp HS đạt kết quả tự học tốt hơn. Việc kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên và thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Kết quả khảo sát cho thấy, sự phối hợp giữa GV và gia đình HS chưa được chặt chẽ. Cụ thể, có 38,5% GV cho rằng thực hiện chưa thường xuyên và 19,2% cho biết chưa thực hiện hình thức kiểm tra này. Hình thức HS tự kiểm tra lẫn nhau chưa được thực hiện tốt chiếm tới 56% số GV trả lời và 12% trả lời là chưa thực hiện hình thức nào.

Để kiểm tra nội dung tự học ngồi giờ lên lớp, GV có thể hướng vào các nội dung học đã giao cho HS thực hiện ở lớp, nội dung học ở nhà như làm bài tập về nhà, chuẩn bị bài mới hoặc những nội dung học tập theo sở thích, theo năng khiếu của các em…

Thực tế ngoài giờ lên lớp, nhà trường thường xuyên phân công lực lượng kiểm tra các giờ tự học, quy định nhiệm vụ cụ thể đối với GVCN, giáo viên bộ môn, cán bộ QLHS, cán bộ lớp, đội thanh niên cờ đỏ trong việc kiểm tra đánh giá giờ tự học. Việc kiểm tra được kết hợp giữa kiểm tra quân số, nền nếp học tập và nội dung học tập để đánh giá chất lượng tự học. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của nhà trường được sự phối hợp nhiều lực lượng, tiến hành thường xuyên hàng ngày nên kết quả đánh giá hoạt động tự học chính xác, khách quan.

Tuy nhiên, công tác kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động tự học của nhà trường cịn khó khăn và hạn chế:

Việc kiểm tra cịn mang tính chất hành chính, chủ yếu là kiểm tra việc chấp hành thời gian tự học, kiểm tra quân số tham gia tự học, chưa đánh giá được nội dung học sinh tiến hành tự học và mức độ hoàn thành các nội dung tự

học. Đội ngũ cán bộ lớp chưa phát huy hết vai trị trong cơng tác quản lý điều hành lớp tự học.

Trong giờ lên lớp, giáo viên bộ môn đã tiến hành kiểm tra các nội dung tự học của học sinh qua kiểm tra việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới, do đó khắc phục được những mặt hạn chế của kiểm tra tự học ngoài giờ. Song, do nội dung chương trình đổi mới, trong khi đó đổi mới phương dạy học chưa triệt để, giáo viên cịn phải chịu áp lực hồn thành nội dung bài giảng nên việc kiểm tra các nội dung tự học của học sinh chưa được tiến hành thường xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở mông ân huyện bình gia, lạng sơn (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)