Xác định nội dung bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng anh cho giáo viên tiểu học huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 55 - 58)

1 .3Năng lực dạy học của giáo viêntiếng Anh cấp tiểu học

2.3 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tiếng Anh cho

2.3.2 Xác định nội dung bồi dưỡng

Các hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh tiểu học huyện Đông Anh hiện được xây dựng theo nội dung bồi dưỡng giáo viên của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

Nội dung bồi dưỡng chuẩn hóa do ảnh hưởng của yếu tố kiểm tra đánh giá nên thực tế nội dung lại mang tính chất đào tạo về kỹ năng làm bài thi để đạt chuẩn B2 nhiều hơn là mục tiêu trang bị kỹ năng ngơn ngữ hay phương pháp, do đó dẫn đến nhiều giáo viên tiếng Anh tiểu học trên địa bàn huyện coi đây là một hoạt động bồi dưỡng với mục tiêu cuối cùng là kỳ thi để đạt chứng chỉ, một mục tiêu khác hẳn so với mục tiêu chung của hoạt động bồi dưỡng ban đầu.

Bên cạnh bồi dưỡng chuẩn hóa, các chương trình bồi dưỡng thường xuyên này thường hướng tới đông đảo đội ngũ giáo viên với các chủ đề chung như “ hướng dẫn dạy học môn tiếng Anh cấp tiểu học”, “ năng lực tiếng Anh trong lớp học”…

Hiện tại, khung năng lực dành cho giáo viên ngoại ngữ dựa trên mơ hình của Bransford, Darling-Hammond & LePage (2005) và Ball & Cohen (1999) đang được xây dựng gồm 5 mảng như sau:

1. Kiến thức về mơn học giảng dạy và chương trình giảng dạy 2. Kiến thức về phương pháp giảng dạy

4. Thái độ và giá trị nghề nghiệp thể hiện trong tất cả các lĩnh vực kiến thức

5. Kết nối giảng dạy và phát triển chuyên môn với bối cảnh thực tế Được sơ đồ hóa như sau:

(Dudzik, 2011/12- theo mơ hình của Bransford, Darling-Hammond & LePage, 2005 và Ball & Cohen 1999) [11]

Do đó nội dung bồi dưỡng nên tập trung vào chính những hoạt động dạy học, người giáo viên dạy học, nội dung bài học được dạy và phương pháp bài học được truyền tải “ the core language teacher education must centre on the activity of teaching itself, the teacher who does it, the context in which it is done and the pedagogy by which it is done” [33]

Tuy nhiên nội dung bồi dưỡng trên thực tế triển khai cịn mang nặng tính lý thuyết, chưa chú trọng đến việc thực hành áp dụng trong thực tế dạy học. Vì thế, sau bồi dưỡng, các giáo viên vẫn quay trở lại với các phương pháp dạy học truyền thống.

Phòng GD Huyện Đơng Anh cũng đã có sự kết hợp khá thường xuyên với các tổ chức giáo dục khác đang có các chương trình liên kết trong các nhà trường để tổ chức các hoạt động tập huấn ngắn hạn khác với các chủ đề cụ thể cho các giáo viên tiếng Anh các cấp và giáo viên tiếng Anh tiểu học – ví dụ như : kết hợp vớiBMI- Kids để tập huấn cho giáo viên theo các chủ đề chuyên biệt như “ Motivation learning” …

Mặc dù thu thập được dựa trên mẫu với số lượng hạn chế , nhưng vẫn có thể nhận thấy một điểm chung là trên 30% các giáo viên được khảo sát đang chưa hoàn toàn thấy hài lịng với các chương trình bồi dưỡng đang được thực hiện

Như vây, có thể nói, nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học trên địa bàn huyện hiện chưa được xây dựng dựa trên nhu cầu thực tế của địa phương và theo thực trạng năng lực dạy học của các giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học trên địa bàn huyện. Qua phỏng vấn một số giáo viên tiếng Anh tham gia bồi dưỡng, đa số các ý kiến nhận được cho rằng nội dung bồi dưỡngcịn nặng về tính lý thuyết, dẫn đến khó khăn cho các giáo viên trong việc áp dụng những kiến thức và kỹ năng được bồi dưỡng vào thực tế dạy học. Vì vậy, sau khi tham gia các hoạt động bồi dưỡng, đại đa số giáo viên nhận xét về nội dung bồi dưỡng chưa đáp ứng được các nhu cầu dạy học thực tế: chưa gắn với các hoạt động dạy học trong chương trình cụ thể. Các hoạt động bồi dưỡng tổ chức ngoài các nội dung triển khai theo kế hoạch của Sở GD &ĐT hiện nay là các hoạt động mang tính chất đơn lẻ, riêng rẽ trong mỗi nội dung bồi dưỡng, chưa có sự thống nhất và hệ thống xuyên suốt trong các hoạt động bồi dưỡng, dẫn đến việc khó có thể xây dựng quy trình đánh giá về hiệu quả của bồi dưỡng theo mục tiêu cao nhất của hoạt động bồi dưỡng, đó là việc áp dụng của giáo viên nâng cao chất lượng dạy học sau khi tham gia bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng anh cho giáo viên tiểu học huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)