Đổi mới hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng anh cho giáo viên tiểu học huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 73 - 81)

1 .3Năng lực dạy học của giáo viêntiếng Anh cấp tiểu học

3.2. 2 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho độingũ giáo viêntiếng Anh phù hợp

3.2.3. Đổi mới hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho

giáo viên tiếng Anh tiểu học

Mục tiêu biện pháp:

Các giáo viên tiếng Anh tiểu học được coi là những người đã được đào tạo nghề cơ bản. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục, nhất thiết phải có sự bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề này. Cụ thể, để thực hiện Đề án 2020,

dưỡng gắn với thực hành, được thiết kế cho các giáo viên giảng dạy trong điều kiện thực tế với ít nguồn tài liệu tham khảo và trong các lớp học đông học sinh.

Nội dung và cách thức thực hiện :

Như đã đề cập trong chương 1, năng lực hình thành qua bốn quá trình: Nhận thức, hiểu, tham gia, ápdụng. Do đó nội dung chương trình bồi dưỡng đưa ra cần có sự bao qt xuyên suốt bốn quá trình này, nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động bồi dưỡng:

Từ phần xây dựng và phát triển nhận thức của giáo viên bao gồm phần lý thuyết về cách học của trẻ em, nhưng trọng tâm chính là các hoạt động thực tế, thiết kế tài liệu, xây dựng tài liệu và dạy các kỹ năng ngôn ngữ một cách hiệu quả và thân thiện với trẻ. Có thể đưa vào tham khảo việc xây dựng nội dung đào tạo giáo viên của Hội đồng Anh với các nguyên tắc cơ bản về phương pháp giảng dạy và học tập hiệu quả được áp dụng thông qua các hoạt động thực tiễn trong suốt chương trình bồi dưỡng CiPELT (Hội đồng Anh) [30]; nhằm khuyến khích khả năng thực hành chiêm nghiệm và phát triển nghề nghiệp cho mỗi giáo viên tiếng Anh tiểu học thông qua các nội dung với những tiêu chí cụ thể như sau:

1. Hiểu được cách trẻ em học tập như thế nào

Khi hiểu được trẻ em học tập như thế nào, giáo viên sẽ có thể chuẩn bị bài giảng tốt và hiệu quả hơn. Giáo viên sẽ có thể vượt qua được những rào cản cho việc học trước đây, ngay cả trong những lớp học có 40 học sinh hoặc nhiều hơn. Hiểu được như vậy, các giáo viên sẽ tự tin hơn và có động lực làm việc tốt hơn để dạy các học sinh của mình.

2. Xác định mục tiêu học tập

Bằng cách xác định ra mục tiêu học tập, giáo viên sẽ có thể thấy các tài liệu của chương trình học được thiết kế thành một nội dung tổng thể chứ không đơn thuần chỉ là những bài tập riêng rẽ không liên quan đến nhau. Các giáo

dạy các nội dung đơn thuần trong sách. Các giáo viên sẽ tận dụng tối đa nguồn tài liệu trong sách và giúp học sinh tham gia tích cực hơn vào bài học 3. Điều chỉnh và tạo ra nguồn tài liệu mới

Việc điều chỉnh và tạo ra nguồn tài liệu khuyến khích giáo viên biến các hoạt động trên lớp thành các tình huống thật trong cuộc sống. Hiện các giáo viên tiếng Anh tiểu học cũng đang tự nhận thấy việc rất cần được trang bị các kĩ năng để có thể tự thiết kế các hoạt động và tạo ra các nguồn tài liệu, áp dụng vào thực tế dạy học trên lớp..

4. Hình thức tổ chức giờ học mới cho học sinh tiểu học: giờ học kể truyện Thông qua việc sử dụng các câu truyện có mối liên hệ trực tiếp đến nội dung của bài học, các giáo viên có thể nhận ra giá trị của những câu chuyện đã giúp khuyến khích trẻ học về văn học, học thêm về từ vựng, hiểu thêm về ngữ pháp và ngữ âm, đồng thời rút ra được những thông điệp về đạo đức từ những câu chuyên đó. Hơn nữa, các câu truyện cũng đặc biệt dễ nhớ đối với học sinh và có ảnh hưởng tích cực đến q trình học tập ngơn ngữ của học sinh, giúp cho học sinh học tiếng Anh một cách tự nhiên như trẻ em bản ngữ.

5. Kết hợp các kĩ năng ngôn ngữ

Bằng cách kết hợp các kĩ năng trong một giờ học, giáo viên có thể quản lý thời gian của mình hiệu quả hơn. Các hoạt động trong lớp gồm nhiều kỹ năng kết hợp như vậy sẽ tạo một môi trường ngôn ngữ tự nhiên và thực tế cho học sinh. Các hoạt động này cũng giúp giáo viên và học sinh thấy được mối liên hệ giữa các hoạt động và bài học khác nhau trong cùng một cuốn sách; hình thành và phát triển các kỹ năng dạy học tích hợp cho giáo viên, giúp cho việc áp dụng vào bài học thực tế trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

6. Sử dụng bài hát và các trị chơi về ngơn ngữ để khuyến khích học sinh Học sinh thường rất thích các bài hát và trò chơi. Các giáo viên cũng sẽ nhận thấy lợi ích của việc sử dụng bài hát và trị chơi và có thể đánh giá được tác dụng của những bài hát/ trò chơi này. Giáo viên sẽ thấy các bài hát và trò chơi

là những công cụ giảng dạy rất tốt, giúp học sinh hào hứng trong học tập cũng như học ngôn ngữ một cách tự nhiên, thư giãn.

7. Kiếm tra các nguyên lý trong giảng dạy và học tập và áp dụng chúng vào thực tế

Các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, ngữ pháp, từ vựng và phát âm sẽ được kiểm tra bằng cách áp dụng các nguyên lý lý thuyết đơn giản theo cách thực tế nhất. Giáo viên sẽ hiểu rõ về các nguyên lý thông qua các hoạt động, sau đó họ sẽ có thể áp dụng những nguyên lý này vào các hoạt động khác.

8. Hình thành các kỹ năng thực hành trong suốt q trình dạy học

Thơng qua các phần dự giờ, kế hoạch hành động và các bài tập khuyến khích việc thực hành chiêm nghiệm, các giáo viên tự chịu trách nhiệm phát triển năng lực cho chính mình. Giáo viên sẽ thơng qua thực tế giảng dạy của mình và chủ động thu nhận những kỹ thuật giảng dạy mới. Giáo viên cũng sẽ cảm thấy tự tin và có động lực áp dụng những kỹ năng đã được học vào bài giảng sau quá trình bồi dưỡng.

Cụ thể xây dựng nội dung bồi dưỡng theo từng chủ đề mang tính thực hành cao nhằm mang đến sư thay đổi tích cực, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giờ dạy sau khi giáo viên tham gia bồi dưỡng:

STT Chủ đề Nội dung bồi dưỡng

1 Những kỹ năng giáo viên tiểu học- chia sẻ quan điểm

Các giáo viên trao đổi về những mối quan tâm trong giảng dạy giáo trình mới và áp dụng vào bài giảng những nội dung sẽ được học trong chương trình bồi dưỡng.

2 Trẻ em học tập như thế nào

Phần này nói về các nguồn động lực bên trong và bên ngoài, phong cách học tập, và sự thông minh đa dạng ở học sinh. Dù nội dung học này không trực tiếp liên quan đến giáo trình học nhưng nó liên quan trực tiếp đến kinh

3 Các khái niệm và phát triển nhận thức/

Hình thành các khái niệm và kỹ năng nhận thức thực tế ở học sinh bậc tiểu học(thứ tự, cách xác định, vv). ,được áp dụng cho các nội dung có liên quan đến sách giáo khoa tiếng Anh đang được sử dụng phổ biến trong các nhà trường hiện nay như: (Family and Friends, Tieng Anh, Let’s Go etc.).

4 Quản lý lớp học

Mối quan hệ giữa các hoạt động trên lớp, và hướng dẫn về quản lý lớp học. Các giáo viên sẽ tự đánh giá kinh nghiệm quản lý lớp học và tổ chức hoạt động của mình (dựa vào các nguồn tài liệu phù hợp) dưới sự hướng dẫn của giảng viên, nhằm thực hành kỹ năng quản lý và sử dụng ngôn ngữ trong lớp học.

5 Lên kế hoạch và sắp xếp bài giảng

Giaó viên tiếng Anh tiểu học hiểu được các mục tiêu học tập trong một bài giảng và trình tự các hoạt động dựa theo một bộ các nguyên lý rõ ràng. Bồi dưỡng các kỹ năng lên kế hoạch và sắp xếp bài giảng dựa trên những giáo trình đang được sử dụng trong dạy học tiếng Anh tiểu học bao gồm: Tieng Anh, Let’s Go, Family and Friends … Kết quả cuối cùng giáo viên sẽ thu nhận được là việc hình thành trình tự các hoạt động có thể áp dụng trên lớp theo phương pháp giảng dạy tiếng Anh hiện đại.

6 Điều chỉnh, áp dụng linh hoạt tài liệu trong bài giảng trên lớp

Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng sử dụng linh hoạt các hoạt động khác nhau và áp dụng mỗi hoạt động vào bài học cụ thể; lấy ví dụ thực hành từ chính những tài liệu trong chương trình tiếng Anh tiểu học, từ đó giúp cho việc áp dụng kỹ năng và phương pháp vào các bài dạy thực tế trên lớp phù hợp với mình

liệu flashcards, thẻ chữ, mặt nạ, búp bê, cắt dán…để giờ học của học sinh tiểu học trở nên sinh động hơn. Các giáo viên sẽ sử dụng những nguồn tài liệu này để kể một câu truyện dựa vào một trong những bài học mà giáo viên sẽ dạy. Nội dung vẫn được trích dẫn theo nội dung thực tế : (Family and Friends, Tieng Anh, Let’s Go etc.)

8 Phần kể chuyện

Giáo viên được bồi dưỡng kỹ năng dùng câu chuyện “Will You be my Friend” để khuyến khích sự suy đoán và chủ động học hỏi của trẻ khi theo dõi nội dung câu chuyện. Giáo viên sẽ thấy những câu chuyện cổ tích (hoặc đương đại) có thể sử dụng để dạy trẻ theo nội dung như trong chương trình. Nội dung học này sẽ tiếp tục nội dung trước với cùng một chủ đề; ví dụ nội dung trước là Tiếng Anh lớp 4, bài 4 “You are my friend” thì nội dung này là “ Things I can do” , giúp cho các giáo viên được thực hành ngay trong quá trình bồi dưỡng, đảm bảo hiệu quả tốt hơn về mặt áp dụng vào dạy học thực tế sau bồi dưỡng của giáo viên

9 Kết hợp các nội dung với nhau

Nội dung học này sẽ là phần ôn tập lại tất cả những kiến thức, kỹ năng giáo viên đã được trang bị cho đến thời điểm hiện tại. Ví dụ cụ thể: Giáo viên sẽ xây dựng lại kế hoạch bài giảng “Things I Can Do” từ bài học trước, sau đó sẽ kết hợp lại với nhau thành một giáo án mới cho bài giảng thử trong lớp học quy mô nhỏ. Nội dung này rất thực tế và có thể áp dụng trực tiếp vào lớp học. Nếu có điều kiện, bài giảng sẽ được dạy trực tiếp ở một lớp tiểu học, hoặc nếu không, các giáo viên sẽ giảng thử cho chính các đồng nghiệp của mình.

10 Thực hành dạy và giảng thử trong lớp học nhỏ

Ở phần bồi dưỡng này, giáo viên sẽ thể hiện sự am hiểu về những nội dung đã được học từ đầu khóa đến nay bằng cách áp dụng trực tiếp vào lớp học (nếu có thể được) hoặc áp dụng với chính các đồng nghiệp của mình. Sẽ có phần nhận xét và phản hồi về nội dung khóa học từ đầu khóa đến nay. Giáo viên cũng sẽ được giao nhiệm vụ áp dụng những nội dung này vào chính lớp học của mình và đưa ra phản hồi khi họ gặp lại nhau vào buổi học sau.

11 Các bài học kết hợp và các bài học tương tác

Giáo viên sẽ áp dụng những nguyên lý học tập kết hợp và học tập tương tác, bằng cách đánh giá một bài giảng mẫu, sau đó áp dụng những ngun lý này vào chính bài giảng của mình. Giáo viên sẽ dùng chính sách giáo khoa mình đang dùng để áp dụng nguyên lý này.

12 Dạy từ vựng và ngữ pháp.

Giáo viên áp dụng những nguyên lý giảng dạy mà giáo viên đã được học để trình bày phần từ vựng của một bài học nào đó dựa vào. Giáo viên cũng có thể kết hợp các phần trò chơi nếu phù hợp. Giáo viên sẽ suy nghĩ về phần ngữ pháp theo các phần ngôn ngữ trong sách giáo khoa.

13 Dạy kỹ năng nghe

Giáo viên được bồi dưỡng những kỹ năng gần gũi nhất để dạy nghe theo thứ bậc từ dễ đến khó và áp dụng thực hành vào các các bài giảng trong chương trình tiểu học theo cấp độ từ khó, nhằm tạo điều kiện cho việc ứng dụng thực hành được nhuần nhuyễn.

14 Dạy kĩ năng nói và phát âm.

Giáo viên sẽ có năng lực tìm ra các khả năng để làm cho các hoạt động này trở nên thú vị hơn cho học sinh. Các giáo viên cũng được khuyến khích tìm kiếm các nguồn tài liệu phù hợp với nội dung giảng dạy của mình.

chơi trong lớp học

cho giờ học sơi động, và có ý nghĩa trong thực tế. Bởi thông qua mục tiêu và nội dung của từng trị chơi cụ thể, các con khơng chỉ được học sử dụng tiếng Anh trong ngữ cảnh thực tế mà còn phát triển các năng lực xã hội khác (năng lực thế kỷ 21 như: năng lực giao tiếp,năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin…).

Giáo viên được giới thiệu rất nhiều trò chơi về từ vựng và ngữ pháp khác nhau, sau đó tùy chọn để phù hợp với bài giảng của mình và được áp dụng vào việc giảng một bài học thực tế trong chương trình . Sau đó, giáo viên sẽ đánh giá các hoạt động này dựa vào một tiêu chí rõ ràng.

16 Dạy kỹ năng đọc hiểu

Giáo viên sẽ tìm hiểu làm thế nào để phần đọc hiểu trở nên sinh động và có tính giao tiếp hơn, dựa vào các tài liệu đã được cung cấp trong khóa học

17 Bài giảng mẫu và giảng thử tại lớp học nhỏ

Cácgiáo viên sẽ áp dụng trực tiếp những nội dung kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào lớp học thực tế (nếu có thể được) hoặc áp dụng với chính các đồng nghiệp của mình. Chuyên gia bồi dưỡng và các giáo viên cũng sẽ có nhận xét và phản hồi đánh giá sau giờ học để trao đổi kinh nghiệm

(Nguồn: Chương trình bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học-Hội Đồng Anh)

Điều kiện thực hiện biện pháp:

Phịng Giáo Dục vàĐào tạo huyện Đơng Anh cần phối hợp với các cơ sởđào tạo giáo viên tổ chức nghiên cứu thực trạng giờ dạy học tiếng Anh thực tế tại nhiều trường trên nhiều địa bàn; từđó có đánh giá thực tế từ các chuyên gia về năng lực dạy học của giáo viên hiện tại, để có các điều chỉnh phù hợp

với thực tế. Hoạt động nghiên cứu và phân tích thực trạng này được thực hiện qua hình thức dự giờ khơng chính thức (dự giờ ngẫu nhiên).

Để thực hiện tốt việc này, mục tiêu và nội dung bồi dưỡng cần phải được thông tin chi tiết tới các cấp quản lý nhà trường và giáo viên, nhằm cóđược sựđồng thuận và phối hợp trong thực hiện.

Các cơ sở bồi dưỡng giáo viên cần lựa chọn chuyên gia có trình độ chun mơn và năng lực tham gia vào việc biên soạn tài liệu và thực hành giảng dạy, thực hiện tốt các nội dung bồi dưỡng. Tài liệu bồi dưỡng cần đa dạng: tài liệu bản in, video clip, đĩa VCD, giáo trình điện tử….

Phịng Giáo dục và các cơ sởđào tạo cần kết hợp tổ chức các hình thức bồi dưỡng đa dạng như: bồi dưỡng tập trung, trực tiếp cho các vấn đề cần trao đổi, bồi dưỡng trực tuyến với sự hỗ trợ của chuyên gia, hay các trang web phục vụ cho hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên; nhằm đảm bảo tính xun suốt và có hệ thống của hoạt động bồi dưỡng.

Hoạt động bồi dưỡng là một quá trình thường niên, bao gồm nhiều phần: quan sát, dự giờ ngẫu nhiên (khơng có chuẩn bị trước) đến đào tạo tập trung , dự giờ, thực hành áp dụng thực tế vào lớp học… địi hỏi cơng tác chuẩn bị kế hoạch về nhân lực cũng như tài lực của Phòng cần hết sức chi tiết và kỹ lưỡng, đảm bảo cho các hoạt động được diễn ra xuyên suốt và phát huy hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng anh cho giáo viên tiểu học huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)