Đặc điểm độingũ giáo viêntiếng Anh cấp tiểu học huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng anh cho giáo viên tiểu học huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 46 - 51)

1 .3Năng lực dạy học của giáo viêntiếng Anh cấp tiểu học

2.2 Đặc điểm độingũ giáo viêntiếng Anh cấp tiểu học huyện Đông Anh

Trong những năm qua số lượng và chất lượng cán bộ, giáo viên trường tiểu học trên địa bàn huyện nói chung đã từng bước được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu đào tạo của Thủ đô và đất nước.

Tổng số giáo viên tiểu học trên toàn huyện có số lượng được phân chia theo độ tuổi như sau:

Bảng 2.1 Cơ cấu đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Năm học 2015-2016 Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới 30 tuổi 105 14.9 30 đến 40 212 48.1 40 đến 50 tuổi 168 23.5 Trên 50 tuổi 97 13.5

Hình 2.1: Cơ cấu đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đơng Anh, thành phố Hà Nội

Như vậy, có thể thấy đội ngũ giáo viên chiếm gần ½ số lượng là nằm trong độ tuổi từ 30-40, độ tuổi được coi là lý tưởng cho các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chất lượng dạy học.

Về trình độ đào tạo hiện nay , đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Đông Anh đã đạt chuẩn 100%, trong đó trình độ đại học là nhiều nhất (60,6 %), trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ 37,8%, trung học sư phạm có 1,4 % và sau đại học 0,28%.

Hình 2.2: Cơ cấu trình độ giáo viên tiểu học huyện Đơng Anh, TP. Hà Nội

(Nguồn: Phịng GD&ĐT huyện Đông Anh, TP. Hà Nội)

Giáo viên tiểu học bộ mơn tiếng Anh huyện Đơng Anh gồm có 37 giáo viên, đã đạt 100% về chuyên môn ngoại ngữ đạt chuẩn B2 theo khung năng lực ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu đổi mới về giảng dạy ngoại ngữ theo đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo. Đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học đa số ở độ tuổi dưới 38 tuổi; độ tuổi của nhiệt huyết và trưởng thành trong nghề. Đây là một trong những thuận lợi về mặt đội ngũ

giáo viên tiểu học nói chung và giáo viên tiếng Anh của giáo dục tiểu học huyện Đông Anh.

Đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học của huyện Đông Anh hiện chưa đáp ứng được số lượng giáo viên so với yêu về giờ dạy. Với tổng số 37 giáo viên tiếng Anh tiểu học được biên chế trong các nhà trường, từ 1đến 2 giáo viên mỗi trường. Bắt đầu từ năm học 2013-2014, môn tiếng Anh tiểu học theo chương trình sách giáo khoa mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được đưa vào dạy học tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện cho các khối lớp 3. Các khối lớp 4 và lớp 5 học tiếng Anh theo các chương trình tự chọn như Let’s Go, Let’s Learn. Các trường tiểu học ở huyện Đông Anh cũng đã thực hiện liên kết với các đơn vị trung tâm đào tạo ngoại ngữ để dạy học tiếng Anh cho các khối lớp 1,2 theo hình thức mơn học tự chọn; có giáo viên nước ngồi dạy với thời lượng1 tiết/tuần. Như vậy với đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học với số lượng giáo viên được biên chế là 37 giáo viên là một thiếu hụt về mặt số lượng để đưa vào thực hiện đổi mới dạy học tiếng Anh với số tiết được đề xuất là 4 tiết/tuần.

Các giáo viên tiếng Anh các trường tiểu học huyện Đông Anh đều được đào tạo từ các trường Cao đẳng, Đại học chuyên ngành tiếng Anh đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng theo quy định; có các chứng chỉ về phương pháp giảng dạy và chứng chỉ bồi dưỡng Công nghệ Thông tin.

Tuy nhiên, theo yêu cầu của đổi mới giáo dục và theo nhu cầu của xã hội, cụ thể là đổi mới trong dạy và học ngoại ngữ đòi hỏi sự cải biến mạnh mẽ về mặt năng lực dạy học của các giáo viên tiếng Anh. Các giáo viên thực tế đứng lớp còn lúng túng trong việc dạy học theo bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết, đáp ứng mục tiêu sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp theo khung tham chiếu Ngôn ngữ Châu Âu.Mặc dù đều đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ B2, nhưng một bộ phận giáo viên giáo viên theo bản tự đánh giá đã không tự tin trong việc sử dụng tiếng Anh trong lớp học, chưa tạo được môi trường học tập

Qua quan sát và phỏng vấn có thể thấy việc dạy học tiếng Anh trong trường tiểu học hiện tại mới chỉ chú trọng đến dạy các cấu trúc câu và từ một cách riêng lẻ, chưa gắn liền với ngữ cảnh, chưa khuyến khích được việc thực hành giao tiếp trong lớp học. Các giáo viên chủ yếu sử dụng những câu lệnh đơn giản và quen thuộc với học sinh, ví dụ như: Hello, thank you, stand up,

Các giáo viên cũng chưa có khả năng phát triển đa dạng hóa các phương pháp dạy học để làm cho giờ học sinh động, hào hứng đối với học sinh nhằm đạt mục tiêu đưa với nội dung gắn liền với thực tiễn giao tiếp trong cuộc sống. Có đến 75% giáo viên được khảo sát ý kiến tự nhận xét chưa biết cách thức áp dụng đa dạng các phương pháp dạy học, kỹ năng giảng bài để bài giảng trở nên sinh động và đáp ứng được hiệu quả dạy học; đặc biệt là đối với việc dạy học phát triển năng lực giao tiếp ở học sinh qua các kỹ năng nghe, nói. Tỷ lệ này có thay đổi ở việc đánh giá năng lực dạy học qua hai kỹ năng đọc và viết, với số liệu tương ứng là: 10% giáo viên được khảo sát đánh giá đang áp dụng các phương pháp dạy học khá tốt trong hai kỹ năng đọc và viết, 30% các giáo viên chưa biết các phương pháp đang áp dụng có hiệu quả đối với việc học của học sinh hay không và 60% các giáo viên thể hiện nhu cầu được đào tạo về năng lực dạy học các kỹ năng này.

Bảng 2.2.: Thực tế áp dụng các kỹ năng dạy học

Kỹ năng dạy học trong lớp

Các nội dung tự đánh giá Không thể thực hiện Không chắc về cách thức thực hiện. Có thể làm được nhưng chưa hiệu quả. Có thể làm khá tốt Có thể làm rất tốt a.Thầy/Cơ có thể sử dụng các kỹ thuật khác nhau để giới thiệu một cấu trúc ngữ pháp mới cho học sinh của mình.

15 5

b.Thầy/Cơ có thể sử dụng các kỹ thuật tương tác khác nhau để dạy từ vựng cho học sinh.

20

c. Thầy/Cơ có thể sử dụng các kỹ thuật tương tác khác nhau để dạy học sinh cách phát âm.

20

d. Thầy/Cơ có thể sử dụng các kỹ thuật tương tác khác nhau để dạy học sinh của mình nói tiếng Anh.

18 2

e. Thầy/Cơ có thể sử dụng các kỹ thuật tương tác khác nhau để dạy kỹ năng nghe cho học sinh.

16 4

f. Thầy/Cơ có thể sử dụng các kỹ thuật tương tác khác nhau để dạy kỹ năng viết cho học sinh.

12 6 2

g. Thầy/Cơ có thể sử dụng các kỹ thuật tương tác khác nhau để dạy kỹ năng đọc cho học sinh..

Từ thực tế này có thể nêu ra một số tồn tại như sau:

Năng lực dạy học của giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học trên địa bàn huyện hiện chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế về đổi mới dạy học. Về mặt bằng cấp và chứng chỉ là theo đúng yêu cầu, nhưng trên thực tế năng lực dạy học của đội ngũ chưa đáp ứng được nhu cầu, vậy nên cần thiết phải có các biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học nhằm hoàn thiện đội ngũ, đảm bảo mục tiêu chất lượng dạy và học ngoại ngữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng anh cho giáo viên tiểu học huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)