1 .3Năng lực dạy học của giáo viêntiếng Anh cấp tiểu học
1.5.1 Bối cảnh xã hội và thế giới
Bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay địi hỏi vai trị quan trọng của ngơn ngữ tiếng Anh. Nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực đã đưa mơn học tiếng Anh vào chương trình tiểu học bắt buộc; để làm tiền đề cơ bản cho các cấp học sau. Để tận dụng và phát huy tốt mục tiêu của việc học ngoại ngữ trong học sinh thuộc nhóm được coi là “ độ tuổi vàng để học ngoại ngữ này” đòi hỏi các giáo viên tiếng Anh tiểu học cần được chuẩn hóa và trang bị thêm những kỹ năng dạy học phù hợp với mục tiêu giáo dục trong thời kỳ mới, được nêu cụ thể thành các mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học tiếng Anh trong Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 và Nghị quyết 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục [11,2]
Đổi mới giáo dục khơng cịn là vấn đề của quốc gia mà đã cũng đã nhận được sự quan tâm của các nước trong khu vực và trên thế giới. Rất nhiều
đã được tổ chức với mong muốn tận dụng được những kinh nghiệm và thành tựu của các nước trong việc đổi mới.
Singapore là một ví dụ điển hình về dạy và học ngoại ngữ thành công- với tiếng Anh được coi là ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đối với giáo dục Singapore, bài học kinh nghiệm về cải cách giáo dục xuất phát từ niềm tin về sự cải thiện qua việc xây dựng năng lực cho giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường và đảm bảo thực hành chất lượng cao trên tồn hệ thống; từ đó hình thành các chiến lược trong cơng tác tuyển dụng, đãi ngộ và bồi dưỡng dành cho giáo viên và cán bộ quản lý.Singapore đã thực hiện cải cách giáo dục nhấn mạnh vào các chiến lược cải cách cụ thể ở các nhà trường như:
- cho phép tự chủ trường học ở mức độ hợp lý, - thu hút người có khả năng giảng dạy,
- xây dựng năng lực cho giáo viên và lãnh đạo trường học
- xây dựng hệ thống các phương pháp nhằm nâng cao địa vị và sự chuyên nghiệp của giáo viên
Hay như bài học kinh nghiệm từ Thượng Hải, Trung Quốc-nơi hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên được coi như một trong các nguyên nhân chính giải thích cho “Bí mật thành cơng của giáo dục Thượng Hải” (Tan,C (2013), Learning from ShangHai, lessons on achieving education success. Dordretcht: Spinger). Ở đó, “ việc thiết kế và thực hiện chương trình phát triển nghề nghiệp giáo viên ở cấp quận và thành phố đảm bảo rằng giáo viên Thượng Hải sẽ nhìn nhận việc phát triển nghề nghiệp một cách nghiêm túc. Ba từ phù hợp để miêu tả các giáo viên Thượng Hải trong việc phát triển nghề nghiệp của họ là: khát vọng, siêng năng và sự cải thiện”[36] . Giáo dục Thượng Hải nhấn mạnh vào tri thức nội dung và kỹ năng sư phạm của các giáo viên, truyền bá việc coi trọng chuyên môn và năng lực giảng dạy thơng qua các ví dụ như: các khóa đào tạo lấy tên các giáo viên, hiệu trưởng nổi
chức bồi dưỡng giáo viên thường xuyên dưới nhiều hình thức như: lập ra các nhóm nghiên cứu sư phạm uy tín; xây dựng các hệ thống mà ở đó giáo viên có kinh nghiệm hướng dẫn giáo viên mới…
Đây là những lợi thế cho chúng ta trong việc học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn thành công từ những vùng miền, quốc gia khác; nơi có điều kiện địa lý, bối cảnh xã hội khá tương đồng với Việt Nam để phát triển và định hướng cho việc thực hiện các chủ trương về đổi mới giáo dục; đổi mới dạy và học ngoại ngữ…