1 .3Năng lực dạy học của giáo viêntiếng Anh cấp tiểu học
2.3 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tiếng Anh cho
2.3.5 Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng:
Khảo sát cũng cho thấy một vấn đề cần quan tâm: đó là đánh giá sau bồi dưỡng: có đến 60% giáo viên được khảo sát cho rằng công tác đánh giá hiện nay đang chưa phù hợp. Đây cũng là vấn đề có số phản ánh khơng phù hợp cao nhất trong tổng nội dung các khâu trong quản lý hoạt động bồi dưỡng được đưa vào khảo sát
Bảng 2.3: Đánh giá mức độ phù hợp của hoạt động bồi dưỡng
TT Các nội dung liên quan đến bồi dưỡng
Rất phù
hợp Phù hợp
Chưa phù hợp
1 Nội dung bồi dưỡng 9.1% 45.45% 45.45%
2 Hình thức bồi dưỡng 70.0% 30.0%
3 Đánh giá sau bồi dưỡng 40.0% 60.0%
4 Thời gian tổ chức bồi dưỡng 72.7% 27.3%
5 Kế hoạch bồi dưỡng 63.6% 36.4%
Thông qua phỏng vấn trực tiếp, ở địa bàn huyện Đông Anh, 100%các giáo viên tiếng Anh tiểu học đã được tập huấn đạt chuẩn khung năng lực ngôn ngữ theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo – B2. Song, khá nhiều ý kiến của các giáo viên đã tham gia tập huấn phản hồi rằng họ chưa thực sự thấy đáp ứng được nhu cầu; một trong các lý do đó là do chương trình bồi dưỡng dành cho các giáo viên tiếng Anh tiểu học trong khuôn khổ đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 với mục tiêu được đưa ra là nâng cao năng lực tiếng và phương pháp giảng dạy; tuy nhiên thực tế triển khai thì yêu cầu kết quả kiểm tra đánh giá phải đạt trình độ B2, nên dường như mục đích sau cùng lại là
dưỡng để nâng cao khả năng giảng dạy ngôn ngữ. Mặc dù không thể phủ nhận các kiến thức và phương pháp giáo dục tiên tiến được truyền tải trong chương trình, nhưng áp lực về đạt chuẩn dường như là yếu tố quan trọng nhất cho các chương trình bồi dưỡng này, nên dường như các phương pháp, kỹ năng dạy học đã khơng có được sự ưu tiên cần thiết.
Thêm vào đó, giống như các địa phương khác trong khu vực, việc kiểm tra đánh giá sau bồi dưỡng tại huyện Đông Anh hiện chỉ mới tập trung vào việc đánh giá hoàn thành hoạt động bồi dưỡng, mà chưa chú trọng đến công tác áp dụng kiến thức, kỹ năng bồi dưỡng trong thực tế dạy học. Do kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng, ảnh hưởng tới việc điều chỉnh nội dung bồi dưỡng nên nhất thiết cần hoàn thiện các kế hoạch kiểm tra đánh giá để phù hợp với nhu cầu hoạt động bồi dưỡng và gắn liền với kết quả cuối cùng là nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên tiếng Anh tiểu học trong địa bàn huyện,nhằmhướng đến chất lượng dạy học ngoại ngữđạt mục tiêu đổi mới dạy và học ngoại ngữ theo Đề án 2020.
Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng còn nhiều bất cập do nhiều nguyên nhân, nhưng một trong các nguyên nhân nổi trội là việc chưa có sự nhất quán trong việc xác định mục đích, nhu cầu bồi dưỡng, để có được nội dung và kiểm tra đánh giá tương ứng.