Đánh giá chung về độingũ giáo viêntiếng Anh cấp tiểu học và quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng anh cho giáo viên tiểu học huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 64)

1 .3Năng lực dạy học của giáo viêntiếng Anh cấp tiểu học

2.4 Đánh giá chung về độingũ giáo viêntiếng Anh cấp tiểu học và quản lý

lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ này:

2.4.1Mặt mạnh

Đội ngũ CBQL khối nhà trường tiểu học huyện Đông Anh đều là những thầy/cơ có kinh nghiệm và trình độ chun mơn cao với nhiều năm công tác. Các thầy cô là những người có hiểu biết sâu sắc về tình hình văn hóa xã hội địa phương và đều làm rất tốt việc xây dựng những mối quan hệ tốt với chính quyền cơ sở và phụ huynh nhà trường. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên, những nhà quản lý là nhân tố đóng vai trò quan trọng.

Kết quả đánh giá mức độ nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng Anh cho giáo viên tiểu học mặc dù các nhà quản lý đều coi là rất quan trọng (100%), nhưng trên thực tế, năng lực tiếng Anh còn hạn chế đối... với nhiều cán bộ quản lý đã gây ra những khó khăn cho cơng tác khuyến khích, kiểm tra đánh giá những kiến thức, kỹ năng mới áp dụng vào trong thực tế dạy học của giáo viên tiếng Anh sau bồi dưỡng.

chính sách, đề án, chiến lược đổi mới giáo dục. Hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng Anh cho giáo viên tiểu học được các giáo viên tiếng Anh tiểu học trong huyện đánh giá là rất quan trọng. Mặc dù có lợi thế về mặt nhận thức về vai trò của hoạt động bồi dưỡng đối với việc nâng cao năng lực và chất lượng dạy học, thể hiện qua sự nhiệt tình tham gia các hoạt động bồi dưỡng của các giáo viên tiếng Anh tiểu học trên địa bàn huyện, tuy nhiên, thông qua thực tế đào tạo và bồi dưỡng, năng lực dạy học tiếng Anh của các giáo viên trong huyện hiện vẫn chưa đồng đều. Thông qua trao đổi, rất nhiều giáo viên tiếng Anh tiểu học huyện thể hiện mong muốn được tiếp cận với những phương pháp dạy học mới, và có những hướng dẫn cụ thể, mang tính thực hành để có thể áp dụng những kiến thức mới vào bài học thực tế dễ dàng và thuận lợi hơn. Đây cũng chính là những điểm cần lưu ý khi lập kế hoạch và xây dựng nội dung hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

- Nhận thức về vai trò của hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếng Anh cho giáo viên tiểu học huyện đối với các giáo viên tiếng Anh và các cấp quản lý tạo điều kiện cơ sở về sự đồng thuận trong việc lên kế hoạch triển khai các hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trên địa bàn huyện.

- Đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học đạt chuẩn về trình độ chun mơn với ý thức học tập tích cực là tiền đề tốt cho việc triển khai thực hiện các kế hoạch hoạt động bồi dưỡng.

- Các hệ thống thông tin, tài liệu, tương đối phong phú, tạo điều kiện cho việc học tập và tham khảo kiến thức, tự bồi dưỡng của giáo viên.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học tiếng Anh cũng đã đang dần được quan tâm và tăng cường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng và vận dụng vào dạy học thực tế sau bồi dưỡng cho giáo viên.

-Sự kết hợp với các phương pháp giảng dạy ngoài nhà trường từ các trung tâm ngoại ngữ góp phần làm tăng lên cơ hội học tập và trao đổi kiến thức giữa các giáo viên trong nước và nước ngồi, có lợi cho việc chia sẻ kinh nghiệm và tự bồi dưỡng chuyên môn.

2.4.2Mặt yếu

- Đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học huyện Đơng Anh tuy trình độ chun mơn đạt chuẩn, song kiến thức và các phương pháp mới để thực hiện cho bài giảng theo nội dung phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh trong môn học tiếng Anh là chưa đủ, vậy nên nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng Anh trở nên hết sức cần thiết .

Đội ngũ giáo viên hiện còn thiếu về số lượng, nên các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng theo trường, liên trường chưa có nhiều điều kiện để triển khai.

Nội dung bồi dưỡng hiệncòn nặng về lý thuyết giảng dạy, chưa đi sâu vào phương pháp giảng dạy thực tế.

Đánh giá công tác bồi dưỡng năng lực dạy học tiếng Anh chưa thực sự hiệu quả và đi đúng trọng tâm cần đánh giá. Đánh giá hiện tại cịn mang tính hình thức thi cử, thiên về kiểm tra lý thuyết.

Các chuyên gia đào tạo bồi dưỡng giáo viên huyện Đông Anh đến từ nhiều tổ chức giáo dục khác nhau, tùy theo những nội dung được chọn lựa để tiến hành bồi dưỡng. Các chuyên gia đào tạo thường chỉ có một q trình làm việc ngắn với giáo viên tiếng Anh tiểu học thông qua giai đoạn bồi dưỡng; khơng theo sát trong q trình hình thành nhận thức, hay áp dụng vào thực tế dạy học của giáo viên. Đây cũng là những hạn chế về mặt đánh giá hoạt động bồi dưỡng, hiện mới chỉ là đánh giá đơn lẻ sau khi kết thúc nội dung bồi dưỡng, gây ra khó khăn cho các giáo viên tiếng Anh trong việc triển khai áp dụng trong giờ học.

2.4.3Nguyên nhân

Các hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tiếng Anh còn tồn tại nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân, có thể liệt kê một số ngun nhân chính như sau:

Cơng tác thiết lập và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên trên địa bàn huyện chưa được cá thể hoá đến với mỗi nhà trườngvà từng giáo viên nhằm giúp nhà trườngvà giáo viên lựa chọn các nội dung và hình thức bồi dưỡng phù hợp với trình độ, khả năng, năng lực của mình.

Các hoạt động bồi dưỡng chưa được triển khai một cách có hệ thống. Các nội dung chương trình và hình thức tổ chức bồi dưỡng chưa sát với nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, phương pháp bồi dưỡng giáo viên còn chưa thực sự đổi mới

Việc xây dựng nội dung bồi dưỡng chưa được đầu tư nghiên cứu và xây dựng dựa trên thực trạng môi trường giảng dạy nên chưa mang tính thực hành, chưa phù hợp với áp dụng trong thực tế.

-Số lượng học sinh và lớp đông, với số lượng giáo viên chưa đủ dẫn tới việc các giáo viên đang phải dạy quá nhiều lớp, điều này làm hạn chế hoạt động trao đổi kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và học hỏi lẫn nhau của các giáo viên tiếng Anh, đồng thời số lượng giáo viên tiếng Anh ở các trường là rất mỏng (hiện chỉ có 1-2 giáo viên/trường) cũng là những hạn chế trong việc tạo ra môi trường để thúc đẩy được hoạt động tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên như các bộ môn khác.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 của luận văn đề cập đến thực tiễn hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếng Anh cho giáo viên tiểu học huyện Đơng Anh, Hà Nội. Nhìn chung, trong thời gian qua, hoạt động này đã được coi trọng và đạt được một số những kết quả nhất định:

- Sự đồng thuận của các giáo viên và cấp quản lý về sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng giáo viên cũng như khẳng định nhu cầu bồi dưỡng về phương pháp hiện đại.

- Đã xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng hàng năm về các nội dung bồi dưỡng : 3 kỳ bồi dưỡng/năm bao trùm các nội dung về phương pháp giảng dạy, về sử dụng đồ dùng dạy học, soạn giáo án sử dụng phần mềm powerpoint, ...

Về công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên tiếng Anh: Quản lý được mục tiêu bồi dưỡng, quản lý được việc thực hiện chương trình, nội dung hoạt động bồi dưỡng, quản lý khâu kiểm tra đánh giá….

Tuy nhiên thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong cơng tác quản lý. Cơng tác lập kế hoạch có thống nhất nhưng chưa có sự thống nhất đồng bộ chặt chẽ với các khâu khác trong hoạt động bồi dưỡng; nội dung bồi dưỡng chưa gắn liền với nhu cầu thực tế là bồi dưỡng năng lực dạy học tiếng Anh theo hoàn cảnh thực tế tại địa phương; cơng tác kiểm tra đánh giá chưa hồn tồn phù hợp để khuyến khích giáo viên học tập tích cực trong quá trình bồi dưỡng và nâng cao hiệu quả giờ dạy sau bồi dưỡng .

Để công tác bồi dưỡng năng lực dạy học đạt chất lượng, cần thiết phải thực hiện các biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quả hơn.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC DẠY HỌC TIẾNG ANH CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1Những nguyên tắc định hướng cho việc đề xuất biện pháp

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống yêu cầu các giải pháp có tính hệ thống, thống nhất hướng vào mục tiêu nâng cao năng lực dạy học tiếng Anh, gắn liền với các mục tiêu cụ thể trong Đề án Đổi mới dạy và học ngoại ngữ.

3.1.2 Đảm bảo tính kế thừa

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất mỗi nghiên cứu đều phải kế thừa các kết quả nghiên cứu khác nhau. Các biện pháp được đề xuất dựa trên nguyên tắc kế hừa các cơng trình nghiên cứu khoa học, các đề tài, kinh nghiệm đã có của các tác giả trong nước và quốc tế về công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ và bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên .

3.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn của biện pháp

Tính kế thừa, thể hiện sự tôn trọng quá khứ, lịch sử, chỉ thay đổi những gì bất cập. Mặt khác, các biện pháp cũng phải phát huy tiềm năng vốn có của nhà trường, của xã hội, phát huy được ý thức tự giác, năng lực của đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo sự phát triển bền vững đội ngũ giáo viên.

Công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học phải thực sự dựa vào những nội dung và phương pháp của các biện pháp trước đây và hiện nay đang thực hiện có hiệu quả. Biện pháp mới của luận văn khơng phủ định tồn bộ cái đã có mà chỉ phủ định tính lỗi thời, sự lạc hậu không phù hợp của các biện pháp trước đây và hiện nay một cách biện chứng. Các biện pháp mới sẽ tiếp thu, kế thừa một cách có chọn lọc những tinh hoa mà các biện pháp

hợp hơn trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới. Các biện pháp mới sẽ góp phần đem lại nhiều hiệu quả hơn trong bối cảnh môi trường triển khai của các biện pháp. Trong thực tế quá trình phát triển đội ngũ giáo viên đã được các trường quan tâm từ những ngày đầu thành lập. Trong tiến trình phát triển nhà trường do yêu cầu đổi mới giáo dục cần điều chỉnh và tổ chức nhà trường, phân cấp quản lý nhà trường, xây dựng những quy chế, quy định tạo cho đội ngũ giáo viên hiện nay có cơ hội phát triển toàn diện về số lượng cũng như chất lượng đáp ứng nhu cầu của Ngành GD cũng như của xã hội.

3.1.4 Đảm bảo tính khả thi của biện pháp

Việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên mà trọng tâm là nâng cao chất lượng trên cơ sở số lượng và cơ cấu hợp lý.Đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm, nhằm đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Các biện pháp đưa ra phải thực sự phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nhà trường và của địa phương thì mới mang lại tính hiệu quả. Các biện pháp đó vừa mang tính thời sự, vừa phải đáp ứng được những yêu cầu trong thời gian tới và thực sự có hiệu quả cho nhà trường, địa phương cũng như toàn ngành giáo dục. Hiệu quả của các biện pháp mang lại là tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên phát triển toàn diện, khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và đáp ứng cho việc tiếp thu những kiến thức mới vào giảng dạy.

3.2. Các biện pháp cụ thể

3.2.1 Xác định các nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng

Anh cho giáo viên tiểu học các trường trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Mục tiêu của biện pháp:

Công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đặt ra những yêu cầu đổi mới đối với công tác bồi dưỡng giáo viên nói chung và hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng Anh cho giáo viên nói riêng. Theo tham luận về

nghị Khoa học giáo dục – ĐH Giáo dục phối hợp đồng tổ chức có nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực như sau: “ Cơng cuộc đổi mới căn bản tồn diện giáo dục đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác bồi dưỡng giáo viên, đặc biệt là việc chuyển từ bồi dưỡng nặng về kiến thức sang việc bồi dưỡng nâng cao năng lực” [Error! Reference source

not found.].

Nội dung của biện pháp

Phòng GD & ĐT huyện Đông Anh thông báo tới các nhà trường và giáo viên về chủ trương bồi dưỡng năng lực dạy học cũng như các nội dung về xác định nhu cầu để tạo sự đồng thuận trong các cấp quản lý nhà trường và giáo viên tiếng Anh tiểu học.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đông Anh phối hợp chặt chẽ cùng các nhà trường tiến hành khảo sát thực trạng năng lực dạy học của giáo viên tiếng Anh tiểu học, từ đó xác định khoảng cách đến mục tiêu và xác định nhu cầu bồi dưỡng.

Khảo sát thực tế được thực hiện thơng qua các hình thức: thăm lớp, dự giờ ngẫu nhiên (không chuẩn bị), các bản khảo sát tự đánh giá, cá nhân và nhà trường đề xuất nhu cầu bồi dưỡng.

Điều kiện thực hiện biện pháp.

Cần nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục của đội ngũ giáo viên trong đội ngũ giáo viên và các cấp quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò tự chủ trong việc tự đánh giá và tham gia vào quá trình xác đinh nhu cầu.

3.2.2 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh phù

hợp với mục tiêu và nội dung bồi dưỡng Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng quy hoạch tổng thể hay chính là lập kế hoạch thực hiện từng năm, hoặc giai đoạn 5 năm, 10 năm , dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ giáo

bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên tiếng Anh để đảm bảo theo định mức, đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục tiểu học cũng như đáp ứng được yêu cầu mục tiêu phát triển giáo dục, đảm bảo thực hiện tốt nhất chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục.

Làm cơ sở để các cấp quản lý bố trí nguồn lực vật chất, các điều kiện đảm bảo, xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển chọn, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng ... ; bảo đảm sự cân đối về đội ngũ giáo viên giữa các vùng, các trường, khắc phục sự chênh lệch chất lượng giữa các vùng, các trường, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên hiện nay đối với việc dạy 2 buổi/ngày.

Nội dung và cách thức thực hiện

- Thu thập thông tin quy mô phát triển giáo dục tiểu học, nhu cầu học tập tiếng Anh của học sinh và yêu cầu về đội ngũ giáo viên. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quy mô phát triển , tổ chức điều tra, khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trong những năm qua và dự báo về phát triển quy mơ cấp tiểu học, Phịng Giáo dục và Đào tạo Huyện lập kế hoạch phát triển độingũ giáo viên:

Xác định nhu cầu số lượng, cơ cấu, chất lượng theo thời gian hàng năm.Với số lượng học sinh trong các lớp đông (từ 40-50 học sinh), thêm vào đó là sự thiếu hụt về đội ngũ giáo viên tiểu học, nên việc có kế hoạch dự báo đội ngũ giáo viên cho hoạt động bồi dưỡng là rất quan trọng , đặc biệt theo lộ trình kế hoạch dạy học ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020 đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học tiếp tục phải được bổ sung để dạy được đủ 4 tiết/tuần. Trong những năm tới theo dự báo của cơng tác dân số thì số học sinh tiểu học tiếp tục ổn định, có chiều hướng tăng nhẹ vì vậy đơị ngũ giáo viên cần phải được bổ sung để đáp ứng với tình hình giáo dục hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng anh cho giáo viên tiểu học huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)