Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡngnâng cao năng lực dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng anh cho giáo viên tiểu học huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 33 - 38)

1 .3Năng lực dạy học của giáo viêntiếng Anh cấp tiểu học

1.4 Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡngnâng cao năng lực dạy học

1.4.1Xác định nhu cầu bồi dưỡng

Xuất phát từ nhu cầu của chương trình tiếng Anh tiểu học,

gia 2020 và triển khai đại trà Chương trình tiếng Anh 10 năm từ năm 2018, đối với cấp tiểu học, tất cả học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 đều học tiếng Anh 4 tiết/tuần (kể cả trường dạy học 1 buổi trong ngày). Việc đảm bảo đủ số lượng giáo viên tiếng Anh dạy tiểu học và đảm bảo chất lượng (trình độ, năng lực tiếng Anh) của đội ngũ giáo viên theo quy định là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Do đó các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh cần chuẩn bị thật tốt đội ngũ ngay từ năm 2016.

Mục tiêu dạy và học tiếng Anh tiểu học được nêu cụ thể trong Đề án 2020 như sau:

Mục tiêu chung

Dạy và học tiếng Anh ở tiểu học có mục tiêu tạo ra một thế hệ học sinh có lịng ham mê học hỏi về ngơn ngữ và nền văn hóa của cácdân tộc khác, bước đầu có khả năng giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh một cách tự tin, tạo cơ sở ban đầu để có thể sử dụng tiếng Anh trong học tập, có sự ham mê học tập suốt đời và có khả năng trở thành những cơng dân có trách nhiệm với xã hội.

Mục tiêu cụ thể

Chương trình tiếng Anh tiểu học giúp học sinh:

• Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó chủ yếu là 2 kĩ năng nghe và nói.

• Có kiến thức cơ bản và tối thiểu về ngôn ngữ tiếng Anh bao gồm từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp, và thơng qua tiếng Anh có những hiểu biết ban đầu về đất nước, con người và nền văn hóa của các nước nói tiếng Anh.

• Xây dựng thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh, từ đó tăng thêm sự hiểu biết và tình cảm trân trọng đối với ngơn ngữ vàvăn hóa của dân tộc mình.

Về tổng thể, sau khi học xong Chương trình tiếng Anh tiểu học, học sinh có thể đạt được trình độ tiếng Anh tương đương Cấp độ A1 của Khung Tham chiếu Chung Châu Âu về Ngơn ngữ. Cụ thể là:

Có thể hiểu và sử dụng các kiểu diễn đạt quen thuộc hàng ngày và những cụm từ đơn giản nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp.

Có thể tự giới thiệu bản thân hoặc người khác, có thể hỏi và trả lời các câu hỏi về thơng tin cá nhân như người đó sống ở đâu, những người mà người đó biết và những thứ người đó có.

Có thể giao tiếp một cách đơn giản với điều kiện người khác nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng trợ giúp [32 ].

Kết quả học tập cần đạt:

Trên cơ sở Cấp độ A1, trình độ tiếng Anh tiểu học của học sinh được chi tiết hóa thành 3 cấp độ tương ứng với từng lớp: Cấp độ A1.1 (lớp 3), Cấp độ A1.2 (lớp 4) và Cấp độ A1.3 (lớp 5). Đây là kết quả học tập cần đạt (Learning outcomes) về 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết [32 ].

Theo Đề án 2020 về thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy và học Ngoại ngữ đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiếng Anh tiểu học đã nêu rõ : "Phương pháp chủ đạo trong giảng dạy tiếng Anh tiểu học là phương pháp

dạy ngôn ngữ giao tiếp (communicative language teaching– CLT), xem học sinh là chủ thể của quá trình dạy học và giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động học của họcsinh. Phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp tuân theo 3 nguyên tắc: (i) nguyên tắc giao tiếp (communication principle), (ii) nguyên tắcdựa vào nhiệm vụ (task principle), (iii) nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ có ý nghĩa (meaningfulness principle).

Hoạt động dạy học cần được tổ chức thông qua môi trường giao tiếp đa dạng, phong phú với các hoạt động tương tác (trị chơi, bàihát, đóng vai,

kể chuyện, câu đố, vẽ tranh, …) và dưới các hình thức hoạt động cá nhân,

thức. Học sinh cầnđược tham gia hoạt động giao tiếp tích cực, chủ động,

sáng tạo và có ý thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Học sinh cần được luyện tập kết hợp các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó tập trung vào 2 kĩ năng nghe và nói. Kiến thức ngơnngữ như từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp là phương tiện để hình thành các kĩ năng ngôn ngữ”.[26]

Việc dạy học cần giúp học sinh bước đầu hình thành và củng cố phương pháp học ngoại ngữ (ví dụ: kĩ thuật ghi nhớ từ, cụm từ vàcách đánh vần; suy đoán nghĩa của từ hoặc cụm từ dựa vào ngữ cảnh giao tiếp; sử dụng những tài liệu đơn giản như từ điển tranh mộtcách phù hợp và hiệu quả; …)

Giáo viên cần tạo cơ hội tối đa cho học sinh sử dụng tiếng Anh trong lớp học. Tiếng Việt cần được sử dụng hợp lí để học sinh có thểnắm vững kiến thức tiếng Anh nhanh hơn và phát triển các kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh có hiệu quả hơn.

1.4.2Xây dựng nội dung bồi dưỡng

Chất lượng và năng lực dạy học của giáo viên tiếng Anh tiểu học là điều kiện cần thiết và quan trọng nhất để có thể thực hiện các phương pháp và đạt được mục tiêu theo u cầu. Chính vì thế, Đề án Ngoại ngữ 2020 cũng đã có những quy định về bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng Anh cho giáo viên tiểu học cụ thể như sau:

Có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo giáo viên tiếng Anh đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu dạy học tiếng Anh theo mục tiêu đề ra.

- Tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo chu kỳ về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm thông qua các hình thức: bồi dưỡng thay sách giáo khoa, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hóa... để đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình và SGK tiếng Anh mới cũng như những đòi hỏi của việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh trong trường tiểu học.

- Tổ chức bồi dưỡng giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học và các phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu, bảng tương tác thơng minh...

môn, chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên tiếng Anh trong các trường tiểu học.

- Giáo viên tiếng Anh cũng phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, tự nghiên cứu, tìm tịi, sáng tạo, tích lũy kinh nghiệm nhằm không ngừng nâng cao năng lực của bản thân về mọi mặt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học tiếng Anh nói riêng.

1.4.3Lập kế hoạch bồi dưỡng

Kế hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Các thành tố chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa đó là: xác định, hình thành mục tiêu; xác định và đảm bảo về các nguồn lực của tổ chức để đạt mục tiêu đó.

1.4.4Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng

Tổ chức là quá trình thực hiện các hoạt động bồi dưỡng theo kế hoạch bao gồm các hình thức tổ chức bồi dưỡng đa dạng: bồi dưỡng trực tiếp, bồi dưỡng trực tuyến; bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng định kỳ, bồi dưỡng ngắn hạn, bồi dưỡng dài hạn... nhằm được mục tiêu tổng thể của hoạt động bồi dưỡng.

1.4.5Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng

Kiểm tra là một chức năng quản lý, thơng qua đó một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi, đánh giá các kết quả hoạt động và tiến hành những hoạt động điều chỉnh nếu cần thiết.

Đánh giá là một bộ phận không thể tách rời của quá trình bồi dưỡng. Đánh giá khơng chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và định hướng, điều chỉnh hoạt động của giáo viên tham gia bồi dưỡng mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định ra thực trạng và điều chỉnh nội dung và cách thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng. Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời những thông tin "liên hệ ngược" giúp giáo viên tham gia bồi dưỡng tối đa

việc theo dõi và xác định hoạt động bồi dưỡng đi theo đúng kế hoạch và đáp ứng mục tiêu hoạt động bồi dưỡng.

1.4.6Quản lý các yếu tố điều kiện phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ

hoạt động bồi dưỡng.

Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học là tập hợp những đối tượng vật chất và tinh thần được sử dụng để điều khiển các hoạt động học tập, bồi dưỡng.Đây là yếu tố đóng vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động bồi dưỡng bao gồm:trụ sở nơi bồi dưỡng (phòng học, phòng hoặc bãi tập, máy móc và trang thiết bị dạy học, điện nước, tổ chức nơi ở, chỗ ăn, phương tiện giao thông, ...) cũng như các nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng như: soạn thảo chương trình;in ấn tài liệu, giáo trình; phụ cấp giảng cho giảng viên, giáo viên tham gia bồi dưỡng; văn phòng phẩm, phí thuê các thiết bị (nếu cần)… và các khoản chi phí khác để phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng.

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng anh cho giáo viên tiểu học huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)