Giáo viêntiếng Anh cấp tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng anh cho giáo viên tiểu học huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 26 - 33)

1 .3Năng lực dạy học của giáo viêntiếng Anh cấp tiểu học

1.3.2 Giáo viêntiếng Anh cấp tiểu học

1.3.2.1 Giáo viên tiểu học

Theo quan niệm thông thường: các cụm từ khác nhau như: nhà giáo, giáo viên, thầy/cô giáo đều được sử dụng để chỉ những người dạy văn hoá, truyền đạt kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho một người khác.

Nhà giáo được định nghĩa là: “Nhà giáo là người làm nghề dạy học”[28]. Trong từ “Nhà giáo” thì từ “giáo” có nghĩa là dạy, chỉ bảo; từ “nhà” được hiểu là người chuyên làm một nghề, một lĩnh vực hoạt động nào đó đạt được trình độ nhất định. Như vậy, người dạy học mà không chuyên, không thành nghề thì khơng phải là nhà giáo.

Theo Luật Giáo dục thì “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy,

giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thơng, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên”

[20, Điều 70]. Như vậy, nội hàm của khái niệm nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục gồm hai yếu tố cơ bản phản ánh nội dung công việc và địa chỉ làm việc. Có thể hiểu người dạy ít, dạy nhiều đều được gọi là nhà giáo nếu người đó làm nhiệm vụ giảng dạy trong các cơ sở giáo dục, cịn người có trình độ cao, chun đi dạy nhưng không gắn với cơ sở giáo dục nào thì về mặt pháp lý khơng phải là nhà giáo.

Xã hội càng phát triển thì sự phân cơng lao động càng sâu sắc theo hướng chun mơn hố ngày càng cao. Theo Từ điển Tiếng Việt thì “Nghề là

cơng việc chun làm theo sự phân cơng của xã hội””[28].. Như vậy, nói đến

nghề là nói đến cơng việc chun mơn và làm theo sự phân cơng của xã hội trong đó người làm nghề cần có các yêu cầu nhất định về phẩm chất, năng lực và được xã hội đáp ứng các điều kiện để hành nghề. Cũng như các loại hình lao động khác, nói đến nghề dạy học là nói đến mục đích, chủ thể (người

dạy), đối tượng (người học) và cách thức tác động. Nghề dạy học là một nghề có vị trí quan trọng trong xã hội với nhiều đặc thù.

Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục, bậc học đào tạo những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên, giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu , những đường nét cơ bản của nhân cách. Do vậy giáo dục ở bậc tiểu học có tính chất đặc biệt, có bản sắc riêng, với tính sư phạm đặc trưng.

Phương pháp giáo dục tiểu học phải thực hiện theo yêu cầu sau: - Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh. - Phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học.

- Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng , vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên tiểu học trước hết phải là nhà giáo dục, có tác động tích cực đến học sinh thơng qua bản thân nhân cách của mình.

Kỹ năng thể hiện sự mẫu mực của người giáo viên tiểu học: Do đặc trưng bậc học, người giáo viên tiểu học ngay từ những tiếp xúc ban đầu với học sinh và trong suốt thời gian làm việc, ln cần có kỹ năng thể hiện sự mẫu mực trongphong thái, hành vi, cư xử…; các kỹ năng vốn được xem như một trong các điều kiện để thực hiện công việc dạy học.

- Kỹ năng ngôn ngữ sư phạm: Sử dụng ngôn ngữ bảo đảm tính sư phạm, giản dị, trong sáng phù hợp đối tượng.

- Kỹ năng viết chữ, trình bầy bảng: Điểm nổi bật của giáo viên tiểu học so với giáo viên các bậc học khác, phải có kỹ năng viết đúng, viết đẹp, trình bày bảng khoa học, thẩm mỹ trong giờ học.

- Kỹ năng giao tiếp sư phạm: nhằm giải quyết tốt các mối quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ thày trò, quan hệ với phụ huynh học sinh, quan hệ với cộng đồng xã hội và giải quyết tốt quan hệ giữa các học sinh trong lớp.

- Kỹ năng giáo dục: Các kỹ năng tiến hành các hoạt động giáo dục học sinh trong và ngoài giờ lên lớp

Các kỹ năng và phẩm chất này đều được quy định rất cụ thể trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Quyết định số 4/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 [9]với các quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học bao gồm các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm và tiêu chuẩn xếp loại; quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học, áp dụng cho mọi loại hình giáo viên tiểu học tại các cơ sở giáo dục phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học.

Chuẩn này cũng được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và mục tiêu của giáo dục tiểu học ở từng giai đoạn

Bản thân nhân cách của người giáo viên có vai trị như một năng lực tổng hợp. Bên cạnh đó người giáo viên cần có những năng lực nghề nghiệp mới kết hợp với những năng lực truyền thống. Có thể kể ra những năng lực cần được hình thành cho người giáo viên như :

- Năng lực chẩn đoán: Tức là năng lực phát hiện và nhận biết đầy đủ, chính xác và kịp thời sự phát triển của học sinh, những nhu cầu được giáo dục của từng học sinh. Đối với giáo viên tiểu học đây là năng lực đặc biệt quan trọng vì sự phát triển về các mặt của học sinh ở lứa tuổi tiểu học diễn ra rất nhanh, nhưng lại không đồng đều.

- Năng lực đáp ứng: Đó là năng lực đưa ra được những nội dung và biện pháp giáo dục đúng đắn , kịp thời , phù hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu của mục tiêu giáo dục.

- Năng lực đánh giá: Đó là năng lực nhìn nhận sự thay đổi trong nhận thức , kỹ năng thái độ và tình cảm của học sinh.Năng lực đánh giá giúp nhìn nhận tính đúng đắn của chẩn đốn và đáp ứng.

- Năng lực thiết lập mối quan hệ thuận lợi với người khác: Như quan hệ đồng nghiệp, quan hệ với phụ huynh học sinh và nhất là quan hệ với học sinh.

- Năng lực triển khai chương trình dạy học: Đó là năng lực tiến hành dạy học và giáo dục. Căn cứ vào mục đích và nội dung giáo dục và dạy học đã được quy định, nhưng lại phù hợp với đặc điểm của đối tượng.

- Năng lực đáp ứng với trách nhiệm xã hội: Đó là năng lực tạo nên những điều kiện thuận lợi cho giáo dục trong nhà trường và từ cuộc sống bên ngoài nhà trường.

1.3.2.2 Giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học

Đề án Ngoại ngữ 2020 nêu rõ về mục tiêu của hoạt động dạy học Tiếng Anh cần đạt mục tiêu chung là thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đảm bảo đến năm 2015 nâng cao rõ rệt trình độ ngoại ngữ của một số đối tượng ưu tiên, đồng thời triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới đối với các cấp học và trình độ đào tạo, tạo điều kiện để đến năm 2020 tăng đáng kể tỷ lệ thanh thiếu niên Việt Nam có đủ năng lực sử dụng ngoại ngữ một cách độc lập và tự tin trong giao tiếp, học tập và làm việc trong mơi trường đa ngơn ngữ, đa văn hố, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam.

Giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học là những người chịu trách nhiệm dạy học trực tiếp môn học tiếng Anh tại các nhà trường tiểu học nhằm đáp ứng mục tiêu dạy và học môn học tiếng Anh tiểu học, cụ thể như sau:

Với mục tiêu cụ thể đối với giáo dục tiểu học là Triển khai Chương trình ngoại ngữ 10 năm đối với 20% học sinh lớp 3 bắt đầu vào năm học 2010-2011, 70% học sinh lớp 3 vào năm học 2015-2016, 100% học sinh lớp 3 vào năm 2018-2019.

Không chỉ quy định về quy mơ số lượng học sinh, đề án cịn nêu cụ thể về mục tiêu hình thành năng lực ngoại ngữ của học sinh tiểu học: sau khi tốt nghiệp tiểu học sẽ đạt trình độ ngoại ngữ Bậc 1, thể hiện trong thang bậc khung năng lực ngoại ngữ nội dung chi tiết như sau:

Bậc Nghe Nói Đọc Viết

Bậc 6 Có thể hiểu dễ dàng nội dung các cuộc giao tiếp hàng ngày và hoạt động chuyên mơn Có thể nêu ý kiến hoặc trò chuyện về các vấn đề tương đối phức tạp. Có thể hiểu các tài liệu, thư tín, báo cáo và hiểu nội dung cốt yếu của các văn bản phức tạp. Có thể viết về các vấn đề phục vụ nhu cầu cá nhân với cách diễn đạt tốt, chính xác.

Bậc 5 Nghe hiểu nội dung chính các cuộc họp, hội thảo trong lĩnh vực chun mơn và hoạt động hàng ngày

Có thể tham gia giao tiếp bằng khả năng ngôn ngữ tương đối trôi chảy về những vấn đề liên quan đến chuyên môn và hoạt động xã hội thông thường Có thể đọc đủ nhanh để nắm bắt các thơng tin cần thiết qua các phương tiện thông tin đại chúng và tài liệu phổ thơng. Có thể ghi chép tương đối chính xác nội dung chính trong các cuộc thảo luận, cuộc họp…và có thể viết các báo cáo liên quan đến chun mơn. Bậc 4 Có thể hiểu

nội dung

Có thể tham gia đối thoại

Đọc hiểu các thơng tin cần

Có thể ghi những ý chính

chính các cuộc đối thoại, độc thoại về các... vấn đề quen thuộc trong đời sống, văn hoá, xã hội. và trình bày ý kiến, quan điểm về các chủ đề quen thuộc. thiết và thâu tóm được ý chính các văn bản liên quan đến chun mơn và nghề nghiệp. về những điều đã nghe hoặc đọc được Có thể viết thư giao dịch thơng thường. Bậc 3 Nghe hiểu ý chính các thơng tin đơn giản trong đời sống xã hội thơng thường. Có thể bày tỏ ý kiến một cách đơn giản về các vấn đề văn hoá, xã hội quen thuộc. Đọc hiểu nội dung chính các tài liệu phổ thong liên quan đến các vấn đề văn hố, xã hội quen thuộc. Có thể viết các đoạn văn ngắn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc phù hợp với sự hiểu biết của người học.

Bậc 2 Có thể hiểu những thông tin đơn giản liên quan đến các chủ điểm quen thuộc.

Có thể bày tỏ ý kiến, yêu cầu đơn giản trong hoàn cảnh gần gũi với bản thân. Có thể hiểu nội dung chính những bài đọc ngắn, đơn giản, quen thuộc Có thể điền vào các biểu mẫu, phiếu, bưu thiếp và viết thư đơn giản liên quan đến bản thân, gia đình, nhà trường...

Bậc 1 Có thể hiểu những chỉ dẫn đơn giản liên quan đến các chủ điểm quen thuộc. Có thể hỏi đáp về các chủ điểm quen thuộc như bản thân, gia đình, nhà trường. Có thể hiểu những chỉ dẫn, thông báo đơn giản liên quan đến các chủ điểm gần gũi, quen thuộc. Có thể điền vào các phiếu, biểu mẫu đơn giản liên quan đến bản thân (tên, tuổi, địa điểm…)

1.3.2.3 Yêu cầu về năng lực dạy học của giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học

Theo đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, các giáo viên tiếng Anh tiểu học cần được bồi dưỡng giáo viên dạy ngoại ngữ cấp tiểu học có năng lực ngoại ngữ Bậc 3 với các kỹ năng dạy học ngoại ngữ hiện đại cũng như các kĩ năng phụ trợ khác như: kĩ năng sử dụng thiết bị đa phương tiện, khả năng khai thác Internet và các phần mềm chuyên dụng.

Trong tham luận thuộc đề án Ngoại ngữ 2020, có quan điểm của Tiến Sĩ Hà Văn Sinh về năng lực dạy học ngoại ngữ của giáo viên được thể hiện như sau:

“Thứ nhất, khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt kết hợp với sự hiểu biết đầy đủ về ngơn ngữ và văn hóa của ngoại ngữ đang dạy. Đây là khả năng sử dụng

các kỹ năng giao tiếp (nghe – nói – đọc – viết) bằng ngoại ngữ đang dạy một cách lưu lốt, chính xác, kết hợp với kiến thức đầy đủ về hệ thống ngôn ngữ cùng mối quan hệ gắn bó giữa ngơn ngữ và văn hóa của các nước sử dụng ngoại ngữ đó.

Thứ hai, khả năng giảng dạy ngoại ngữ hiệu quả bao gồm sự hiểu biết

Theo đó, để hình thành được khả năng giảng dạy ngoại ngữ, mỗi giáo

viên cần trang bị cho mình một số kỹ năng như: Mơ tả và giải thích đươc hệ thống ngơn ngữ của ngoại ngữ đang dạy; có hiểu biết sâu rộng về các nguyên tắc, quan điểm giảng dạy và học ngoại ngữ, về quá trình tiếp thu và phát triển ngôn ngữ/ngoại ngữ của người học; thêm vào đó cịn có sự hiểu biết đầy đủ

về Quan điểm Giao tiếp trong giảng dạy tiếng Anh (Communicative

Language Teaching – CLT) để có thể sử dụng hiệu quả các sách giáo khoa

hiện đại và thực hiện chiến lược phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ cho người học. Giáo viên cũng cần hiểu và sử dụng được nhiều kỹ thuật giảng dạy khác nhau, kể cả kỹ thuật áp dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng và trình bày – tổ chức hoạt động trong lớp học; hiểu rõ nhu cầu, điều kiện học tập của người học để thiết kế, thực hiện bài giảng và đánh giá được hiệu quả bài giảng; liên kết với các điều kiện học tập nâng cao năng lực ngoại ngữ

ngoài lớp học

Giáo viên có khả năng trình bày tốt; Kích thích được động cơ học tập và sự tương tác bằng ngoại ngữ giữa GV – HS hoặc HS – HS trên lớp; Sử dụng tốt và phù hợp các kỹ thuật quản lý lớp; Hiểu rõ khung đánh giá năng

lực CEFR, biết cách đánh giá năng lực ngôn ngữ của người học và có các

biện pháp đánh giá chính xác năng lực này của người học

Thứ ba, khả năng tự điều chỉnh để phát triển (tự đánh giá hiệu quả

giảng dạy và thử cải tiến) bao gồm khả năng hợp tác và ý thức chia sẻ”.

Trong khuôn khổ của đề tài này, tác giả tập trung vào đặc điểm năng lực thứ hai và thứ ba trong việc quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học của giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học ở huyện Đông Anh, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng anh cho giáo viên tiểu học huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)