Khuyến khích giáo viên tăng cường tự bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng anh cho giáo viên tiểu học huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 84 - 87)

1 .3Năng lực dạy học của giáo viêntiếng Anh cấp tiểu học

3.2. 2 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho độingũ giáo viêntiếng Anh phù hợp

3.2.5. Khuyến khích giáo viên tăng cường tự bồi dưỡng

Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức về tư duy học tập suốt đời ở mỗi GV tiếng Anh; làm cho mỗi GV nhận thấy: Tự học tập vươn lên là trách nhiệm của bản thân. Nhà trường có trách nhiệm phát triển năng lực chun mơn nghiệp vụ cho các GV, nhưng trách nhiệm cá nhân vẫn là chính.

Cung cấp cho GV các kỹ năng tự học, cơ hội và phương pháp tự bồi dưỡng phù hợp với kế hoạch công tác và đặc điểm cá nhân. Nhà trườngcó chính sách khuyến khích những GV tích cực tự bồi dưỡng vươn lên về mọi mặt từ đạo đức đến chuyên môn, nghiệp vụ.

Giúp cho GV của nhà trường biến nhu cầu được bồi dưỡng thành nhu cầu tự bồi dưỡng và tự bồi dưỡng ngay trong các hoạt động của chính mình,

Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Tuyên truyền và giáo dục cho GV tiếng Anh về tầm quan trọng của hoạt động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn và đạo đức, tác phong nghề nghiệp của mình. Có những tác động khơi dậy tính tích cực, tự giác, chủ động và trau dồi vốn tri thức cần thiết cho bản thân mỗi GV.

Khuyến khích tất cả GV đều có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng các nội dung mà mình cịn yếu. Trước hết, hướng cho GV tự đánh giá bản thân để nắm được bản thân có những hạn chế gì so với u cầu cơng tác. Tự xác định nội dung và cách thức bồi dưỡng để khắc phục được những hạn chế đó.

Nhà trường cần cung cấp đầy đủ các loại tài liệu, tạo mọi cơ hội cho GV được học tập và rèn luyện các kỹ năng cần thiết theo chuyên môn mà GV đang đảm nhiệm.

Thông qua việc khảo sát đánh giá lại đội ngũ để xác định nhu cầu và nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ GV tiếng Anh cấp tiểu học để có kết quả về những ưu điểm, hạn chế của từng giáo viên. Trên cơ sở đó có thể tổ chức hoạt động tự học, tự bồi dưỡng các kiến thức chuyên môn, kỹ năng giảng dạy cho GV sao cho giáo viên được học tập nhiều nhất trong điều kiện có thể. Hình thức có thể giao cho nhóm GV có cùng chun mơn.

Có thể hướng dẫn và quy định cho các GV lập kế hoạch cá nhân tự bồi dưỡng hoặc đăng ký được bồi dưỡng các nội dung chuyên môn, nghiệp vụ.

Một bản kế hoạch cá nhân về tự học, tự bồi dưỡng đều phải tiến hành đầy đủ các bước sau đây:

Bước 1: Đánh giá những mặt mạnh và yếu của bản thân (yếu tố bên trong). Nêu những cơ hội và yêu cầu đối với bản thân (yếu tố bên ngoài).

Bước 2: Xác định mục tiêu phấn đấu của bản thân trong một thời gian xác định (Nêu mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể; có thể từng năm học).

Bước 3: Những nội dung hoạt động cụ thể phải thực hiện để đạt mục tiêu như : viết bao nhiêu sáng kiến kinh nghiệm, dự giờ đồng nghiệp bao

Bước 4: Biện pháp thực hiện (trên cơ sở các điều kiện thực tế của bản thân mỗi GV).

Trong bản kế hoạch, mỗi bước thực hiện đều có tầm quan trọng riêng. Đánh giá đúng mặt mạnh, mặt yếu của bản thân giúp chúng ta phát huy thế mạnh của mình vàkhắc phục những điểm yếu. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, giúp ta định hướng mục tiêu mà người GV phải vươn tới. Bước tiếp theo chúng ta xây dựng các kế hoạch hành động hay xác định các nhiệm vụ phải làm theo trình tự lơgic (có tính đến thời điểm bắt đầu và kết thúc của từng hoạt động) để đạt mục tiêu. Và bước cuối cùng là làm cách nào để thực hiện được các nhiệm vụ đã nêu, đó chính là các biện pháp thực hiện.

Để bản kế hoạch của từng GV mang tính khả thi, thì bước 1 của bản kế hoạch phải được đánh giá kỹ, từ đó giúp họ hiểu được mặt mạnh, mặt yếu của chính mình. Từ sự phân tích đánh giá ấy, có so sánh với q trình tự học và tự bồi dưỡng trước đây của bản thân, kể cả những đánh giá rút kinh nghiệm của đồng nghiệp trong quá trình bồi dưỡng tập trung theo nhóm, theo lớp...và chỉ ra được những nội dung nào cần được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong thời gian tới.

Bản kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng của người GV nên được thơng qua ở nhóm chun mơn. Để có được một bản kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng hoàn chỉnh, những vấn đề được nêu trong bản kế hoạch phải được mọi thành viên trong nhóm phân tích và đánh giá kỹ. Có thể nêu những câu hỏi đánh giá như: những vấn đề cần bồi dưỡng có thiết thực khơng? Có thật sự là cần thiết trong giai đoạn hiện nay khơng? Có thật sự phù hợp với yêu cầu của môn học, của nhà trường khơng? Có thể chia thành các vấn đề nhỏ và giải quyết tuần tự trong những điều kiện cụ thể như thế nào?... Các thành viên trong nhóm góp ý về định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ phải làm và cả cách thức tiến hành như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất trong những điều kiện phù hợp.

và các cán bộ quản lý của nhà trường. Nếu có thể đưa nội dung này thành quy định bắt buộc thì việc tự bồi dưỡng sẽ hiệu quả hơn.

Điều kiện thực hiện biện pháp

Nâng cao trình độ nhận thức và trách nhiệm của giáo viên tiếng Anh, giáo viên trong toàn nhà trường về chất lượng giờ học.

Tổ chức kiểm tra, đánh giá trình độ phát triển của GV và có chế độ khuyến khích hoặc khen thưởng kịp thời.

Phòng Giáo dục và Đào tạo kết hợp với các nhà trường phát động và tuyên truyền các cuộc thi sáng kiến kinh nghiệm, khuyến khích các sang kiến kinh nghiệm gắn liền với nhiệm vụ giảng dạy thực tế.

Các nhà trường cũng cần được trao quyền nhiều hơn để chủ động hơn trong việc đưa ra các quy chế, chính sách điều hành nhà trường, trong đó có các quy định về phát triển, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng anh cho giáo viên tiểu học huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)