1.4 .Nội dungquản lý đội ngũ giáo viêntiểu học
1.4.1. Xây dựng quy hoạchđội ngũ giáo viêntiểu học
Quy hoạch ĐNGVTH là tổng thể các cách thức, biện pháp tiến hành xây dựng kế hoạch dài hạn về tuyển chọn, bố trí, sắp xếp đội ngũ này bảo đảm đủ số lượng, có chất lượng cao và cơ cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu của các trường tiểu học và bảo đảm cho việc sắp xếp, bố trí, sử dụng ĐNGV có hiệu quả.
Quy hoạch ĐNGV tại các trường tiểu học phải căn cứ vào quy định hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo, các cơ quan chức năng của Bộ Giáo dục và đào tạo, phân cấp quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo ở địa phương và điều kiện thực tế của mỗi trường để xác định mục tiêu xây dựng quy hoạch quản lý ĐNGVTH.
Như vậy, quy hoạch ĐNGV tại các trường tiểu học phải bao gồm việc xác định nhu cầu của xã hội đối với giáo dục tiểu học tại địa phương để từ đó xác định nhu cầu ĐNGV cho phù hợp. Bên cạnh đó, quy hoạch ĐNGV phải tính đến trường hợp mở rộng hoặc thu hẹp chỉ tiêu tuyển sinh trong tương lai, yêu cầu mới của chương trình giáo dục tiểu học.
Nội dung quy hoạch ĐNGV ở các trường tiểu học bao gồm:
Thứ nhất, quy hoạch về số lượng. Mục tiêu của nội dung này là xây dựng ĐNGV ở các trường tiểu học có đủ số lượng theo biên chế, theo tiêu chuẩn của chương trình giáo dục hiện này, ổn định số lượng, đảm bảo cho ĐNGV hoàn thành được nhiệm vụ dạy học, đồng thời phát huy tối đa năng lực của ĐNGV.
Cụ thể: trong quy hoạch về số lượng ĐNGV cần quan tâm đến những quy định như tỷ lệ GV/học sinh, tỷ lệ GV/lớp học, quy định số lượng GV đối với từng loại chương trình học (chương trình học 1 buổi/ngày hoặc chương trình học 2 buổi/ngày), quy định số tiết của mỗi GV trong tuần, khả năng dạy học của ĐNGV đang có trong trường. Ngồi ra, quy hoạch ĐNGV cịn phải dự tính đến việc giảm lượng GV bởi các lý do khác nhau (có kế hoạch trước như nghỉ hưu, điều chuyển công tác hoặc đột xuất như xin nghỉ việc, sa thải…). Trong quy hoạch ĐNGVTH khơng chỉ có GV dạy các mơn văn hố mà cịn phải tính đến GV dạy mơn phụ như mỹ thuật, âm nhạc, tin học, ngoại ngữ, các môn năng khiếu… Quy hoạch về số lượng ĐNGV còn phải dựa trên quy định.
Thứ hai, quy hoạch về cơ cấu. Cơ cấu của ĐNGV cũng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động dạy học trong các trường tiểu học bởi đặc tính khác nhau của các nhóm GV. Khi quy hoạch về cơ cấu phải tính đến các nhóm tuổi, giới tính hay thâm niên cơng tác. Các nhóm cơ cấu này khi quy hoạch sẽ có thể giúp cho việc lập kế hoạch bố trí, sử dụng GV đan xen để phát huy các mặt tích cực và giám sát, quản lý và giảm bớt các mặt tiêu cực thông qua sự hỗ trợ, bù trừ lẫn nhau.
Thứ ba, quy hoạch về chất lượng. Trong quy hoạch này phải tính đến những tiêu chuẩn về tâm lực, thể lực, trí lực của ĐNGV. Nói cách khác, ĐNGV phải đáp ứng được các điều kiện nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục theo quy định của các chương trình giáo dục tiểu học hiện hành. Như vậy, quy hoạch về chất lượng phải tính đến các nhóm trình độ học vấn và những năng lực chuyên môn khác.
Xây dựng quy hoạch quản lý ĐNGV ở các trường tiểu học gồm các bước: Bước 1: Khảo sát, phân tích thực trạng ĐNGV ở các trường tiểu học. Khảo sát toàn diện về thực trạng cơ cấu, số lượng, chất lượng, nhiệm vụ, chức trách, hoạt động chuyên môn ở từng khoa, bộ môn để xác định nhu cầu về ĐNGV ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Bước 2: Dự báo nhu cầu về số lượng, cơ cấu, chất lượng GVTH, xác định các nguồn tuyển chọn và lập quy hoạch tuyển chọn.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch quản lý ĐNGV theo từng năm hoặc theo giai đoạn lịch sử phù hợp với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Báo cáo thông ở các trường tiểu học.
Bước 4: Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và điều chỉnh thực hiện kế hoạch.
Bước 5. Rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch.