1.4 .Nội dungquản lý đội ngũ giáo viêntiểu học
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý đội ngũ giáo viêntiểu học trong bố
bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
1.5.1. Các yếu tố khách quan
Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến đội ngũ GVTH theo yêu cầu đổi mới giáo dục khá đa dạng. Trong phạm vi nghiên cứu, có thể đề cập đến:
1.5.1.1. Cơ chế quản lý, chính sách giáo dục
Cơ chế quản lý và chính sách giáo dục là yếu tố giữ vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học. Nếu cơ chế quản lý giáo dục có sự phân cấp rõ ràng và tạo sự thơng thống, tự chủ trong quản lý nói chung, quản lý giáo dục ở các trường tiểu học nói riêng sẽ kích thích sự năng động sáng tạo, dám đổi mới không những của các chủ thể quản lý mà cịn ảnh hưởng tích cực đến đội ngũ giáo viên. Các chính sách hợp lý, phân cấp, phân tầng, trao quyền tự chủ mạnh sẽ khuyến khích các trường tiểu học trong hợp tác, liên kết, giao lưu, trao đổi đội ngũ giáo viên, học sinh không những trong nước mà cịn với các trường nước ngồi. Đây là cơ hội để đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ, kích thích học tập nâng cao năng lực sư phạm, chun mơn nghiệp vụ.
1.5.1.2. Môi trường tự nhiên và xã hội
Môi trường tự nhiên và xã hội trực tiếp cụ thể là mơi trường văn hóa, giáo dục của nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học. Các trường tiểu học có nhiệm vụ giáo dục, dạy học trẻ em ở lứa tuổi còn nhỏ, đặt ra cho Ban Giám hiệu các trường ln nhất qn chủ trương xây dựng nhà trường có mơi trường văn hóa, giáo dục lành mạnh. Nhưng đồng thời với đó, mơi trường tự nhiên, xã hội của địa bàn nơi trường đứng chân ảnh hưởng rất lớn tới tư tưởng, tình cảm, động cơ phấn đấu, phát triển của đội ngũ giáo viên trường tiểu học. Do đó, các trường phải tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, vững chắc
về xây dựng nhà trường chính quy, mẫu mực, xanh, sạch, đẹp, trong đó duy trì tốt các nền nếp, chế độ quy định và quản lý chặt chẽ học sinh, giáo viên, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý đội ngũ giáo viên ở nhà trường, là một trong những biện pháp cơ bản, quan trọng để khẳng định uy tín và vị thế của nhà trường.
Các nhà trường phải có mơi trường văn hóa, giáo dục lành mạnh, có chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục, dạy học cho phù hợp với thực tiễn. Chính sự biến đổi của các nhân tố này đã tác động đến chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường trong bối cảnh hiện nay.
1.5.1.3. Sự phát triển của khoa học - công nghệ
Khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão, nó là cơ hội, nhưng cũng đồng thời là thách thức với các cơ sở giáo dục nói chung, trường tiểu học nói riêng khơng chỉ trong quản lý đội ngũ giáo viên mà cịn cả trong tồn bộ các hoạt động quản lý giáo dục ở nhà trường. Nếu các trường tiểu học tranh thủ được sự hỗ trợ động viên, đồng hành của các các ban, ngành, đồn thể chính trị, xã hội, doanh nghiệp trên địa bàn trong hỗ trợ kinh phí, phương tiện. Thì quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học và chất lượng giáo dục tiểu học sẽ nâng lên. Các mơ hình dạy học hiện đại: STEM, Elearning… đã đang ảnh hưởng trực tiếp đến GDTH. Đòi hỏi chủ thể quản lý và các lực lượng sư phạm phải tranh thủ tận dụng cơ hội và nhanh chóng vượt qua thách thức.
1.5.1.4. Mơi trường chính trị - pháp luật
Mơi trường này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc quản lý đội ngũ GVTH. Các quan điểm, quy định,... là cơ sở để thực hiện quản lí đội ngũ GVTH. Nhà trường quản lý đội ngũ dựa trên những quy định cụ thể của hệ thống pháp luật như Luật Lao động; Luật Công chức; Luật Viên chức; Luật Giáo dục; Điều lệ trường tiểu học; chuẩn nghề nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác,…
Nếu hệ thống chính sách pháp luật đầy đủ, đồng bộ, các chính sách có tính thực tiễn, khả thi, tạo được động lực cho đội ngũ GVTH thì sẽ thuận lợi cho CBQL trường học thực hiện nhiệm vụ quản lí và ngược lại.
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
Có thể đề cập đến một số yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lý đội ngũ GVTH theo yêu cầu đổi mới giáo dục sau:
1.5.2.1. Nhận thức, thái độ của người cán bộ quản lý giáo dục
Trong mọi hoạt động quản lý, người quản lý, với vai trò đầu đàn, sẽ dẫn dắt tổ chức vượt qua thách thức. Vì vậy, nhận thức, thái độ của người cán bộ quản lý giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học. Nếu cán bộ QLGD các cấp, có nhận thức, thái độ đúng đắn, hợp quy luật khách quan, đúng với địi hỏi của thực tiễn, thích ứng với sự thay đổi của thời cuộc thì đội ngũ giáo viên tiểu học sẽ nhanh chóng quyết tâm hồn thiện và bổ sung tiêu chuẩn để qua đó chuẩn hóa năng lực. Ngược lại, người cán bộ QLGD, bàng quan, dừng lại, thiếu trách nhiệm với cộng đồng và tổ chức thì ĐNGVTH sẽ khó có sự phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
1.5.2.2. Chất lượng cán bộ quản lý
Trong cơng tác quản lý ĐNGV thì CBQL có vai trị rất quan trọng. CBQL trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý ĐNGV ở rất cả các khâu, các lĩnh vực. Quan điểm, tư tưởng của CBQL sẽ quyết định các nội dung của công tác quản lý ĐNGV được thực hiện như thế nào. Bên cạnh đó, khi CBQL có năng lực, các bước trong quản lý ĐNGV sẽ được tính tốn chặt chẽ hơn, và thực hiện hiệu quả hơn. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng cán bộ quản lý cũng là một vấn đề mà các trường tiểu học cần phải quan tâm để đảm bảo mọi hoạt động được diễn ra đáp ứng đúng yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông [8, tr.10- 11].
1.5.2.3. Điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động giáo dục
Điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động giáo dục là yếu tố quan trọng, tạo tiền đề cho nâng cao chất lượng giáo dục của trường tiểu học. Nếu có cơ sở vật chất tốt, hoạt động giáo dục của giáo viên rất thuận lợi. Vì vậy, đây là điều kiện quan trọng, cơ sở để ĐNGVTH nỗ lực nâng cao trình độ phẩm chất năng lực, đổi mới sáng tạo trong dạy học. Vì vậy, cơ sở vật chất ảnh hưởng trực
tiếp đến quản lý ĐNGVTH.
Cơ sở vật chất hỗ trợ GV trong q trình giảng dạy, là cơng cụ hữu hiệu để truyền tải thơng tin dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện tới học sinh. Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0, sự thay đổi của phương thức dạy học hiện đại đòi hỏi cơ sở vật chất của nhà trường cũng phải được đổi mới. Nhờ đó, tạo ra môi trường làm việc tốt cho ĐNGV.
Tiểu kết chương 1
Quản lý ĐNGV tại các trường tiểu học là quá trình tác động của Ban Giám hiệu nhà trường đối với công tác quản lý ĐNGV, bảo đảm cho quá trình quản lý diễn ra theo đúng quy luật, ĐNGVphát triển tồn diện có số lượng đủ theo biên chế; có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của chương trình giáo dục phổ thơng mới; có cơ cấu cân đối, hợp lý.
Quản lý ĐNGV ở các trường tiểu học là q trình tổng thể, tồn diện từ việc quy hoạch quản lý; tuyển dụng, bố trí, sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện các chế độ chính sách, tạo môi trường và động lực; kiểm tra, đánh giá GV. Chương 1 cũng chỉ ra nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ĐNGV mà các nhà lãnh đạo cũng phải quan tâm.
Chương 1 là cơ sở lý luận nền tảng để luận văn có thể thực hiện nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý ĐNGV tại các trường tiểu học.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG