Yêu cầu đổi mới giáo dục và những vấn đề đặt ra đối với đội ngũ giáo

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 28 - 32)

1.2.2 .Quản lý giáo dục

1.3. Yêu cầu đổi mới giáo dục và những vấn đề đặt ra đối với đội ngũ giáo

yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018

1.3.1. Yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018

Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ giáo dục, đào tạo, nội dung này được xác định cụ thể trong Nghị quyết số 29 - NQ/TW (khóa XI) [3, tr.4]. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng xác định: “Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và cơng nghệ, thích ứng với cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư” [84 tr.136].Để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới giáo dục theo u cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018 cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:

Một là, nâng cao nhận thức của các chủ thể, lực lượng tham gia giáo dục

ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội về đổi mới giáo dục theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018. Lãnh đạo, chủ thể và lực

lượng quản lý giáo dục các cấp, đặc biệt là ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội cần đẩy mạnh công tác giáo dục, quán triệt, nâng cao nhận thức, hiểu biết chung, qua đó tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động cho các đối tượng về nhiệm vụ giáo dục theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Tiếp tục cụ thể hóa mục tiêu đổi mới, phát triển giáo dục phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao của các trường tiểu học.

Hai là, đổi mới quy trình, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức

giáo dục, dạy học đáp ứng theo u cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Trong đó tập trung triển khai thực hiện tốt các Đề án về chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ giáo viên tiểu học. Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng phương pháp dạy học tích cực, đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin, kỹ thuật mô phỏng trong dạy học.

Ba là, tiếp tục xây dựng, kiện tồn, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ

quản lý giáo dục, coi đây là vấn đề then chốt, có ý nghĩa quyết định việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, trách nhiệm, trình độ, kỹ năng, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên.

Bốn là, kết hợp chặt giữa giáo dục, dạy học với nghiên cứu sáng kiến kinh

nghiệm, ứng dụng trực tiếp vào giáo dục tại nhà trường; tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế trong giáo dục. Hướng các hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm vào phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ giáo dục, dạy học ở nhà trường.

Năm là, huy động các nguồn lực đầu tư tạo sự đột phá về cơ sở vật chất,

trang thiết bị dạy học ở nhà trường. Từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, phịng học chuyên dùng, phịng tập đa năng, bổ sung trang bị, cơng nghệ thế hệ mới, đáp ứng yêu cầu giáo dục, dạy học theo mơ hình “Nhà trường thơng minh”.

1.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với đội ngũ giáo viên ở các trường tiểuhọc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo yêu cầu chương trình giáo học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018

Do vị trí, vai trị, đặc trưng lao động sư phạm, điều kiện đặc thù của trường tiểu học và thực tiễn bối cảnh mới hiện nay, đòi hỏi giáo viên ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội phải có những phẩm chất và năng lực sau:

Một là, phẩm chất của đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học quận Hai Bà

Trưng, thành phố Hà Nội theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018 Chính trị, tư tưởng là phẩm chất quan trọng hàng đầu trong hệ thống phẩm chất của đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học, được thể hiện ở sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chủ trương, chính sách về đổi mới giáo dục của nhà nước. Có quan điểm và hành vi chuẩn mực trong giáo dục, đặc biệt với lứa tuổi đặc thù như trẻ em tuổi mầm non. Có tình u thương trẻ em, u nghề dạy học.

Đạo đức nghề nghiệp sư phạm của giáo viên ở các trường tiểu học là sự hoà quyện hữu cơ giữa phẩm chất đạo đức của nhà sư phạm với đạo đức của người quản lý học sinh. Được thể hiện ở sự mẫu mực, giản dị, trung thực, thẳng thắn, khách quan, chân thành, tôn trọng và hết mực u thương trẻ em. Đó cịn là tình u nghề nghiệp, tình u học sinh, có thái độ, hành vi chuẩn mực khi giải quyết các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường.

Niềm tin nghề nghiệp thể hiện ở sự hứng thú, khát vọng tự hồn thiện tay nghề sư phạm; tích cực tu dưỡng, vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, không thoả mãn dừng lại; chủ động, say mê trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu để khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, năng lực sư phạm. Yêu mến, tin tưởng vào sự tiến bộ, trưởng thành trong nhân cách của học sinh; nhiệt huyết, tậm tâm, tận lực trong thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục nhân cách cho học sinh.

khả năng thuyết phục, động viên, kích thích đồng nghiệp, học sinh say mê học tập, hoạt động, được học sinh và đồng nghiệp tôn trọng, thừa nhận, tin theo. Uy tín sư phạm của giáo viên cịn được thể hiện ở sự am hiểu sâu sắc, toàn diện về tâm lý lứa tuổi, nhu cầu, động cơ, nhu cầu ham học, ham hỏi, ham chơi, ham khám phá của học sinh tiểu học.

Phong cách sư phạm của đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học là sự hoà quyện hữu cơ của phong cách, tác phong của nhà sư phạm, nhà lãnh đạo, nhà quản lý, và người mẹ, người chị trong suốt quá trình giáo dục, dạy học trẻ em. Đó là tính thẩm mỹ sư phạm cao trong lời nói và việc làm; sự điềm đạm, sâu sắc, quyết đoán, linh hoạt, kịp thời trong phân tích, nhận định và xử trí các tình huống sư phạm; phong cách sâu sát, cụ thể, tỷ mỉ trong công việc; luôn tôn trọng và gắn với thực tiễn, luôn lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn, thước đo trong q trình giáo dục, dạy học trẻ em.

Tính tổ chức kỷ luật cao của đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học được thể hiện: tuyệt đối phục tùng, chấp hành sự phân công nhiệm vụ của tổ chức và của cấp trên; chấp hành nghiêm kỷ luật Đảng, pháp luật nhà nước, quy định của nhà trường trong thực hiện nhiệm vụ nói chung, hoạt động giáo dục, dạy học trẻ em nói riêng.

Tinh thần đồn kết của đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học thể hiện ở sự gắn bó, tương thân, tương ái, đùm bọc lẫn nhau vì nhiệm vụ chung, sẵn sàng chung tay cùng cộng đồng và nhân dân tham gia giáo dục cộng đồng; chấp hành nghiêm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt, mình vì mọi người và vì tập thể; tơn trọng và hết lịng giúp đỡ đồng nghiệp, giúp đỡ học sinh.

Hai là, năng lực của đội ngũ đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học

Năng lực dạy học, đó là năng lực trong việc nghiên cứu xây dựng, thiết kế, tổ chức quá trình dạy học; sử dụng các phương pháp, thủ thuật sư phạm; tổ chức các hình thức luyện tập hình thành phát triển phẩm chất, nhân cách, kỹ năng, kỹ xảo hoạt động cho học sinh.

học tập, rèn luyện cho các học sinh trong quá trình dạy học. Hình thành cho học sinh các phẩm chất nhân cách tiêu biểu của người công dân tương lai.

Năng lực nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm, khoa học giáo dục,được thể hiện ở tư duy sắc xảo, phát hiện nhanh những mâu thuẫn trong nội tâm trẻ em và hình thành ý tưởng nghiên cứu, phát hiện đúng, trúng, chính xác vấn đề thực tiễn đang đặt ra cần giải quyết; khả năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp; trình bày kết quả nghiên cứu rõ ràng; khả năng vận dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w