Tínhkhả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 94 - 111)

* Mối tương quan giữa tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp

Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất trong luận văn thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Mối tương quan giữa tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp TT Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi D2 (mi-ni) Trung bình Thứ bậc (mi) Trung bình Thứ bậc (ni) 1 Biện pháp 1 2,70 1 2,75 1 0 2 Biện pháp 2 2,65 3 2,65 3 0 3 Biện pháp 3 2,67 2 2,67 2 0 4 Biện pháp 4 2,63 4 2,50 5 1 5 Biện pháp 5 2,48 5 2,55 4 1 Trung bình 2,63 2,62

Điểm trung bình giữa tính cần thiết và tính khả thi gần như khơng có sự chênh lệch quá nhiều, hơn kém nhau là 0,01. Mặc dù vậy, cũng có thể thấy tính cần thiết của các biện pháp được đánh giá nhỉnh hơn so với tính khả thi.

Biểu đồ 3.4: Biểu đồ so sánh sự tương quan giữa tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Kết quả khảo nghiệm trên chúng ta có thể nhận định rằng: Trong thực tiễn việc áp dụng các biện pháp đã đề xuất của luận văn vào quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018 sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu giáo dục và đào tạo ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

Tính tốn theo lý thuyết của Spearman: R=1-

Với R = 0,9, có thể khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trong luận văn có mối quan hệ tỷ lệ thuận. Các biện pháp đều có tính cần thiết và tính khả thi. Thêm vào đó, giá trị T khá lớn cho thấy đây là mối tương quan rất chặt chẽ.

Có thể thấy, phần lớn những người tham gia khảo sát đều cho rằng các biện pháp được đề xuất trong luận án có tính cần thiết cao. Trong đó biện pháp “Nâng cao

năng lực xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên” nhận được sự đồng tình cao nhất về tính cần thiết với số điểm trung bình là 2,70 điểm và điểm trung bình về tính khả thi đạt với 2,75 điểm (xếp thứ 1). Còn đối với biện pháp “Đẩy mạnh cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên” thì kết quả nhận định về tính khả thi điểm trung bình xếp thứ 2 đạt 2,67 điểm; đối với tính cần thiết điểm trung bình đạt 2,67 điểm (xếp thứ 2).

Các biện pháp: “Đổi mới công tác tuyển dụng, sắp xếp, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên phù hợp với chuyên môn”; “Tăng cường kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên” đã nhận được sự đánh giá ở mỗi biện pháp về tính cần thiết, tính khả thi tương đối đều nhau.

Đối với biện pháp: “Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ giáo viên” nhận được sự đánh giá về tính khả thi, tính cần thiết khơng cao bằng các biện pháp khác. Đây cũng là một vấn đề bình thường, lãnh đạo các cấp ít lựa chọn hơn các biện pháp khác, thực tế ở các trường Tiểu học quân Hai Bà Trưng biện pháp này được làm thường xuyên, chất lượng, hiệu quả tương đối cao, đội ngũ giáo viên ln tích cực hưởng ứng.

Tóm lại, từ kết quả khảo nghiệm cho thấy, lãnh đạo, cán bộ các cấp đều tán đồng với tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Việc vận dụng các biện pháp vào thực tiễn sẽ góp phần nâng cao chất lượng trong quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

Tiểu kết chương 3

Trong tình hình hiện nay, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo thì nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 là một yêu cầu khách quan. Để nâng cao chất lượng của q trình đó ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội cần phải quán triệt sâu sắc đường lối về giáo dục, đào tạo của Đảng, nhiệm

vụ của ngành giáo dục Thành phố Hà Nội và cả nước; quán triệt quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; phải đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa giáo dục; phải kết hợp chặt chẽ giữa phát huy vai trò, trách nhiệm của mọi tổ chức với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của từng giáo viên và phải bám sát thực tiễn giáo dục, đào tạo ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội để quản lý đội ngũ giáo viên.

Đồng thời, thực hiện tốt các biện pháp: Nâng cao năng lực xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên; Đổi mới cơng tác tuyển dụng, sắp xếp, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên phù hợp với chuyên môn; Đẩy mạnh cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên; Tăng cường kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên; Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ giáo viên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018 là q trình tác động của lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp lên quá trình quản lý giáo viên làm cho q trình đó diễn ra theo đúng quy luật để đội ngũ giáo viên phát triển toàn diện cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng.

Quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng là quá trình tổng thể, tồn diện gồm nhiều khâu, nhiều bước, nhiều nội dung. Nó diễn ra chịu sự tác động của nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, trong đó các yếu tố thuộc về chủ quan là đặc biệt quan trọng; đòi hỏi các chủ thể quản lý phải chú trọng quan tâm giải quyết.

Quản lý ĐNGV là hết sức cần thiết ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo u cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Do đó, những năm qua Ban Giám hiệu, các đơn vị và các tổ chun mơnđã có nhiều

chủ trương, biện pháp lãnh đạo chỉ đạo làm tốt công tác quản lý đội ngũ giáo viên, làm cho đội ngũ giáo viên phát triển về mọi mặt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nộicịn có những hạn chế bất cập nhất định địi hỏi cần phải được khắc phục.

Vì vậy, tiếp tục nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 là một yêu cầu khách quan. Để nâng q trình đó đạt chất lượng, hiệu quả cao trong thời gian tới cần quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước; bám sát thực tiễn dạy học ở Nhà trường để phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi cấp, mọi ngành, mọi lực lượng đồng thời phải kết hợp chặt chẽ giữa phát huy vai trò, trách nhiệm của mọi tổ chức với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của từng giáo viên để quản lý đội ngũ giáo viên.

Để nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018, luận văn đề xuất hệ thống các biện pháp sau: Nâng cao năng lực xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên; Đổi mới công tác tuyển dụng, sắp xếp, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên phù hợp với chuyên môn; Đẩy mạnh cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên; Tăng cường kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên; Thường xuyên quan tâm xây dựng môi trường làm việc tốt cho ĐNGV.

Những biện pháp mà luận văn đề xuất đã được khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi, chúng có mối tương quan thuận và có quan hệ chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau. Chính vì vậy, trong q trình triển khai thực hiện, các trường không được coi trọng, hay xem nhẹ bất cứ nội dung nào.

Quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội thường xuyên phải quan tâm, đổi mới cho phù hợp với những thay đổi của bối cảnh cũng như các u cầu mới về chương trình giáo dục phổ thơng. Do đó, cần thường xuyên bán sát thực tiễn, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các yêu cầu

giải pháp để bảo đảm cho q trình đó diễn ra khách quan và hiệu quả.

2. Kiến nghị

* Với Ủy ban nhân dân thành phố và Sở GD&ĐT Hà Nội

- Ban hành cơ chế phối hợp với các ngành chức năng đổi mới công tác tuyển dụng giáo viên, giao quyền tự chủ cho các trường được tuyển chọn giáo viên.

- Luôn hỗ trợ các trường nâng cao năng lực ĐNGV bằng việc tổ chức các chương trình tập huấn, bồi dưỡng giáo viên. Chú trọng việc lựa chọn các thiết bị hỗ trợ dạy học cũng như kinh phí cho các trường để thực hiện cơng tác quản lý ĐNGV.

- Xem xét điều chính, bổ sung các chính sách khuyến khích ĐNGV tự học tập, phát triển bản thân, đồng thời phổ biến các phương thức giảng dạy hiện đại thơng qua các chương trình hội thảo, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm.

* Với Uỷ ban nhân dân quận và Phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng

- Uỷ ban nhân nhân quận chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng đề án phát triển giáo dục Tiểu học trên địa bàn quận để các trường làm cơ sở quy hoạch ĐNGV và xây dựng kế hoạch chiến lược.

- Phòng GD&ĐT phối hợp với phòng Nội vụ tham mưu cho Uỷ ban nhân nhân Quận xây dựng cơ chế thực hiện xã hội hố sự nghiệp giáo dục, có chế độ đãi ngộ thoả đáng cho giáo viên giỏi, giáo viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cơng tác tại các trường Tiểu học, hỗ trợ kinh phí cho giáo viên học tập bồi dưỡng trên chuẩn,…

* Với các trường tiểu học

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý có thể làm tốt các chức năng của mình trong quá trình quản lý ĐNGV.

- Tạo điều kiện cho các GV trẻ đi học tập, bồi dưỡng, tham gia các hội nghị, hội thảo về phương pháp giảng dạy hiện đại để phát triển năng lực làm việc.

thống nhất, đồng bộ về các cơ chế, lịch hoạt động,... đồng thời phối hợp hỗ trợ về nhân lực, xây dựng các chương trình mục tiêu về chuyên môn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Kim Anh (2012), Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các trường

tiểu học bán trú ở thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sĩ giáo dục học Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

2. Đặng Quốc Bảo (1997), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục, Trường

Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2004),Chỉ thị 40-CT/TƯ của Ban Bí

thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013),Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4

tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản và toàn diện GD,ĐT, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Hà Nội.

5. Bộ giáo dục và Đào tạo (2011),Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 8

tháng 8 năm 2011, Ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư ban hành Điều lệ trường tiểu họcsố

28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020.

7. Đào Nguyên Dũng (2013), Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý đội

ngũ giáo viên tiểu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục trường Đại học Vinh, Nghệ An.

8. Trần Khánh Đức (2004),Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo

ISO & TQM, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, Bùi Hiển (2002),Từ điển

Giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

10.Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục.

NxbGiáo dục, Hà Nội.

11.Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực, Giáo dục

Quốc gia, Hà Nội.

12.Nguyễn Kế Hào (1995), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1992-

13.Nguyễn Thu Hương (2020), “Quản lý xây dựng môi trường làm việc cho

giáo viên tiểu học vùng khó khăn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

14.Hoàng Mai Lê, Nguyễn Quang Nhữ (2016), Mơ hình trường học mới ở

Việt Nam và vấn đề bồi dưỡng giáo viên tiểu học, Tạp chí Giáo dục số 373 kỳ 1, 01/2016.

15.Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005),Chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục –

Nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn, Hội thảo “Chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục”.

16.Hồng Văn Khởi (2020), Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

tiểu học huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng u cầu chương trình giáo dục phổ thơng mới, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

17.Trần Kiểm (2002), Những vấn đề cốt yếu của quản lý. Nxb Đại học Quốc

gia, Hà Nội.

18.M.I Konđacốp (1984),Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, Trường

Cán bộ quản lý Giáo dục TW, Hà Nội.

19.Đỗ Thị Bích Ngọc (2020), Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh

Xuân, thành phố Hà Nội theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

20.Nguyễn Việt Phương (2020), Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu

học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.

21.Nguyễn Ngọc Quang (2002), Giáo trình Khoa học quản lí, chủ biên, Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

22.Quốc hội (2019), Luật giáo dục số 43/2019/QH 14 ngày 14 tháng 6 năm

2019,.

23.Phan Thế Sủng, Lưu Xuân Mới (2000),Tình huống và cách ứng xử tình huống

trong quản lý giáo dục và đào tạo, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

24.Trần Hồng Thắm (2018), Quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học vùng Đồng

Khoa học giáo dục Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

25.Nguyễn Thái Thiện (2016), “Đổi mới hoạt động tuyển dụng giáo viên tiểu

học ở huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên”, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

26.Vũ Thị Thu Thuỷ (2015), “Một số giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu

học huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá”, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục trường Đại học Vinh, Nghệ An.

27.Đinh Quốc Tú (2017), Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Yên Sơn,

tỉnh Tuyên Quang theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, Hà Nội.

28.Nguyễn Thị Tuyết (2013), Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo

viên THPT thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp, Tạp chí Giáo dục Việt Nam, số 72, tr 13-16.

Tiếng Anh

29.Liakopoulou, M. (2011), The Professional Competence of

Teachers: Which qualities, attitudes, skills and knowledge contribute to a teacher’s effectiveness? International Journal

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. PHIẾU ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 94 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w