Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 33 - 38)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Tiếp cận tham gia Tiếp cận tham gia

Trong quá trình nghiên cứu về quản lý quỹ khám chữa bệnh BHYT có liên quan đến nhiều đối tượng, ở nhiều cấp khác nhau. Các đối tượng này gồm: cán bộ bảo hiểm xã hội, các bộ y tế tại bệnh viện và trung tâm y tế, trạm y tế, các bệnh nhân khám chữa bệnh BHYT… Vì vậy, phương pháp tiếp cận có sự tham gia được sử dụng suốt ở các khâu, các nội dung của đề tài. Từ khâu khảo sát, điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng đến việc đề ra các giải pháp tăng cường quản lý quỹ khám chữa bệnh BHYT tại BHXH huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đều có sự tham gia của các bên liên quan.

Tiếp cận hệ thống

Quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là một hệ thống bao gồm: người khám chữa bệnh, cán bộ y tế tại các trung tâm và bệnh viện, cán bộ bảo hiểm xã hội tạo thành. Việc quản lý này là kết quả của sự phát triển và tác động lẫn nhau giữa các thành phần tham gia trong hệ thống. Trong quá trình quản lý

các thành viên cũng chịu tác động của nhiều yếu tố như hệ thống các văn bản nhà nước, bộ máy quản lý, các chính sách… Do vậy, khi nghiên cứu về quản lý quỹ khám chữa bệnh cần phải xem xét nội dung theo một hệ thống có quan hệ với nhau.

Thiết kế nghiên cứu

Sơ đồ 2.1: Thiết kế nghiên cứu

Nguồn: Tác giả xây dựng

2.2.2. Thu thập số liệu

2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Các thơng tin thứ cấp được thu thập đó là:

Kế hoạch quản lý thu chi quỹ khám chữa bệnh BHYT tại BHXH huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

Vấn đề nghiên cứu

Quản lý quỹ khám chữa bệnh BHYT tại BHXH huyện Yên Dũng

Cơ sở khoa học của nghiên cứu

Lý luận về quản lý quỹ khám chữa bệnh BHYT

Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý quỹ khám chữa bệnh BHYT

Thực trạng quản lý quỹ khám chữa bệnh BHYT tại BHXH

huyện Yên Dũng

- Kế hoạch thu, chi quỹ - Thực hiện thu, chi quỹ - Thanh tra, kiểm tra

Giải pháp tăng cường quản lý quỹ khám chữa bệnh BHYT

-Quản điểm, định hướng về quản lý quỹ khám chữa bệnh BHYT - Một số giải pháp tăng cường quản lý quỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Báo cáo về tình hình thu quỹ khám chữa bệnh BHYT Báo cáo về chi quỹ khám chữa bệnh BHYT

Báo cáo tình hình sử dụng quỹ tại các trung tâm khám chữa bệnh Báo cáo về khám chữa bệnh BHYT

Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các website chuyên ngành

Các thơng tin, các cơng trình được cơng bố trên các tạp chí, luận văn, luận án…

2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp a.Chọn mẫu nghiên cứu

* Đối với đối tượng điều tra là cán bộ BHXH huyện Yên Dũng

Do số lượng cán bộ bảo hiểm tại Bảo hiểm xã hội huyện Yên Dũng là 18 cán bộ: bao gồm cán bộ ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên. Chính vì vậy, tác giả tiến hành phỏng vấn tổng thể với phiếu câu hỏi đã được chuẩn bị từ trước.

Trong quá trình điều tra, tác giả tiến hành phỏng vấn cán bộ bảo hiểm với bảng hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Bảng hỏi, tác giả thiết kế trả lời theo thang đo Likert với 5 mức độ: 1 là Kém, 2 là Yếu, 3 Trung bình, 4 là Khá 5 là Tốt.

Trong q trình phỏng vấn, để có được câu trả lời chính xác, tác giả cũng đã vận dụng linh hoạt các cách hỏi khác nhau, quan sát thái độ cử chỉ của người trả lời nếu trong trường hợp người được hỏi còn phân vân với phương án trả lời của mình.

(Mẫu phiếu điều tra: Phụ lục 1)

Đối tượng điều tra là các người khám chữa bệnh BHYT

Để xác định được cỡ mẫu phục vụ cho nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội thì việc chọn mẫu phải đảm bảo tính đại diện và đủ lớn là rất quan trọng. Những yếu tố được xem xét để xác định cỡ mẫu cho việc nghiên cứu cần phải đảm bảo tính chính xác, chất lượng của các số liệu phải đảm bảo, thời gian thu thập phù hợp… để có được kết quả có cơ sở thống kê và hạn chế được những sai sót trong q trình chọn mẫu, nghiên cứu đã lựa chọn công thức xác định

mẫu của Slovin như sau: n = N 1+ N*e2 Trong đó: n : cỡ mẫu N: Tổng thể mẫu e2: Sai số

Đề tài sử dụng độ tin cậy là 90%.

Tổng thể mẫu (N): ( tổng số người khám chữa bệnhBHYT)

Sau khi áp dụng công thức với N= 12.584, tác giả tính tốn được lượng mẫu cần dùng là 98 mẫu.

Nhưng để đảm bảo tính chính xác cũng như đảm bảo tính khoa học của việc điều tra, tác giả đã chọn lựa 150 người

Sau khi xác định được số lượng mẫu cần thiết tác giả bắt đầu công tác phỏng vấn các đối tượng cần xin ý kiến.

Căn cứ vào tỷ lệ số người khám chữa bệnh BHYT tại các bệnh viện, trung tâm y tế, tác giả phát phiếu điều tra như sau

Bảng 2.1 : Tổng hợp kết quả chọn mẫu STT Loại hình tổ STT Loại hình tổ chức Tỷ lệ số người khám chữa bệnh BHYT(%) Số phiếu phỏng vấn(Người)

1 Tại Trung tâm y tế 50 75

2 Tại trung tâm y tế

xã, phường 35 53

3 Vượt tuyến 15 22

4 Tổng 100 150

Nguồn: Theo số liệu tác giả điều tra

Đề tài tiến hành điều tra bằng các phương pháp phỏng vấn trực tiếp những người khám chữa bệnh BHYT. Sử dụng phương pháp điều tra theo câu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

hỏi trong mẫu phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước và áp dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt liên quan đến quản lý quỹ khám chữa bệnh BHYT.

Các câu hỏi sử dụng trong phiếu điều tra, tác giả sử dụng thang đo Likert để đánh giá mức độ trả lời của người được hỏi với 5 mức độ: 1 là Kém, 2 Yếu, 3 Trung Bình, 4 Khá, 5 là Tốt.

(Mẫu phiếu điều tra: Phụ lục 2)

c, Để xác định ý kiến đánh giá của các nhà quản lý quỹ khám chữa bệnh BHYT và người khám chữa bệnh BHYT,nghiên cứu áp dụng thang đo Likert các câu hỏi với thước đo 5 bậc (ở các mức điểm 1 là Kém, 2 Yếu, 3 Trung bình, 4 là Khá 5 là Tốt ). Căn cứ vào kết quả điều tra bởi số ý kiến đối với từng mức độ quy ra điểm, tính điểm trung bình theo cơng thức: Điểm TBT = ∑( a1*b1+ a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B. Trong đó: a là số điểm theo thang điểm 5; b là số ý kiến cho từng loại điểm; B là tổng số ý kiến.

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 -1) /5 = 0.8. Kết quả được chia theo các mức để xác định mức độ đối với từng yếu tố như sau:

Bảng 2.2: Thang đánh giá Likert

Mức Mức đánh giá Khoảng điểm

5 Tốt 4,21- 5,00

4 Khá 3,41- 4,20

3 Trung bình 2,61- 3,40

2 Yếu 1,81- 2,60

1 Kém 1,00 - 1,80

Để xem xét độ phân tán của câu trả lời, nghiên cứu sử dụng độ lệch chuẩn thì độ lệch chuẩn sẽ được tính tốn như sau:

SD = √ 1

𝑛−1∑𝑛 (𝑥𝑖 − 𝑥̅)2

𝑖=1 trong đó n là số giá trị của x

2.2.3. Tổng hợp và phân tích thơng tin

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả đối tượng nghiên cứu thông qua các số liệu đã được thu thập. Với phương pháp này, nghiên cứu sẽ thể hiện những thay đổi trong hoạt động quản lý quỹ khám chữa bệnh BHYT cũng như xu thế thay đổi của nó. Từ đó, tìm ra được các ngun nhân của sự biến động và tìm ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế trong quá trình quản lý.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu nhằm xác định những thay đổi của quá trình quản lý quỹ khám chữa bệnh BHYT trong giai đoạn từ năm 2016 đến hết năm 2018, so sánh sự biến động trong quá trình quản lý quỹ khám chữa bệnh BHYT.

Cũng trong nghiên cứu, tác giả so sánh tốc độ phát triển của các nội dung quản lý quỹ khám chữa bệnh BHYT, tìm ra xu hướng thay đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)