Giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 31 - 35)

1.2.2 .Quản lý giáo dục

1.2.4. Giáo dục đạo đức

“Giáo dục đạo đức là quá trình tác động tới đối tượng giáo dục để hình thành cho họ ý thức, tình cảm và niềm tin đạo đức.Quan trọng nhất là hình thành cho họ hành vi thói quen đạo đức”[13,tr.92].

GDĐĐ về bản chất là quá trình biến hệ thống những chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của mỗi cá nhân thành niềm tin, nhu cầu thói quen của đối tượng giáo dục.

1.2.4.1. Mục tiêu giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức giúp HS nhận thức đúng đắn các giá trị đạo đức, biết hành động theo chuẩn mực đạo đức, cơng bằng và nhân đạo, biết sống vì mọi người vì sự tiến bộ của xã hội.Trong đó mục tiêu cơ bản của GDĐĐ cho học sinh THPT là hình thành cho HS thói quen và các phẩm chất đạo đức như: lòng nhân ái, yêu tổ quốc, yêu lao động, tính trung thực, khiêm tốn, tự trọng, dũng cảm … GDĐĐ gắn chặt với GD tư tưởng chính trị, GD pháp luật và GD trí tuệ, thẩm mỹ, lao động hướng nghiệp, những thái độ hành vi đạo đức đúng đắn, ý thức rèn kỹ năng sống và kỹ năng ứng xử văn hóa, những thói quen

sống và làm việc theo chuẩn mực đạo đức xã hội.

1.2.4.2. Chức năng giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức cho học sinh là bộ phận quan trọng trong của quá trình sư phạm, đặc biệt là giáo dục học sinh cấp THPT.Nó nhằm phát triển cơ bản ban đầu về mặt hình thành nhân cách, lối sống văn hóa cho học sinh, giúp các em biết tự điều chỉnh hành vi ,thái độ ứng xử đúng đắn mối quan hệ đạo đức hàng ngày trong học tập và cuộc sống.Việc giáo dục đạo đức là làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác-Lê Nin tư tưởng đạo đức Cách Mạng Hồ Chí Minh,những chủ trương đường lối chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước để các em biết sống có kỷ cương, làm việc theo pháp luật, có nền nếp văn hóa …trong các mối quan hệ con người với con người,con người với xã hội .

Trong quá trình GDĐĐ đã đưa ra một số chức năng GDĐĐ sau:

- Chức năng định hướng: Bản thân mỗi cá nhân nắm được những quan điểm, nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực đạo đức cơ bản thì sẽ được xã hội chấp nhận hành vi khi thực hiện được điều tốt, điều thiện và tránh xa hành vi xấu xã hội lên án như làm điều ác,vi phạm pháp luật …

- Chức năng điều chỉnh hành vi: Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi. Xã hội phát triển tốt đẹp tất yếu phải có hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực với mục đích điều chỉnh để bảo đảm sự tồn tại và phát triển xã hội bằng tạo nên quan hệ lợi ích cộng đồng và cá nhân theo nguyên tắc hài hòa lợi ích cộng đồng và cá nhân . Cách thức điều chỉnh được biểu hiện lựa chọn giá trị đạo đức, xác định chương trình của hành vi bởi lý tưởng đạo đức, xác định phương án cho hành vi bởi chuẩn mực đạo đức; tạo nên động cơ của hành vi bởi niềm tin, lý tưởng, tình cảm của đạo đức, kiểm soát uốn nắn hành vi bởi dư luận xã hội. Chức năng điều chỉnh hành vi được thực hiện bởi hai hình thức chủ yếu:

+ Xã hội và tập thể tạo dư luận để khen ngợi khuyến khích cái thiện, phê phán mạnh mẽ cái ác.

+ Bản thân chủ thể đạo đức tự giác điều chỉnh hành vi cơ sở những chuẩn mực đạo đức xã hội.

- Chức năng nhận thức: Sự nhận thức của đạo đức có đặc điểm hành động đạo đức tiếp liền sau nhận thức giá trị đạo đức. Và đa số trường hợp có sự hịa quyện ý thức đạo đức với hành động đạo đức. Nhận thức của đạo đức là quá trình vừa hướng ngoại (hướng ra ngồi) và hướng nội (tự nhận thức – hướng vào chính mình, chính chủ thể). Nhận thức hướng ngoại lấy chuẩn mực, giá trị, đời sống đạo đức của xã hội làm đối tượng. Đó là hệ thống giá trị thiện và ác, trách nhiệm và nghĩa vụ, hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống…, những “cách thức và phương tiện” tạo ra các giá trị đạo đức. Nhờ sự nhận thức này mà chủ thể nhận thức đã chuyển hóa đạo đức của xã hội như là cái chung thành ý thức đạo đức của cá nhân như là cái riêng .Từ đó cá nhân tự hình thành niềm tin, hành vi, thói quen đạo đức, ý thức trách nhiệm cho chính mình và cộng đồng xã hội.

Chức năng giáo dục: Con người vươn lên “chân - thiện - mỹ”. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể của lịch sử. Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hồn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy.Ở

đây, môi trường đạo đức tác động đến đạo đức cá nhân bằng nhận thức đạo đức và thực tiễn đạo đức. Nhận thức đạo đức để chuyển hoá đạo đức xã hội thành ý thức đạo đức cá nhân. Thực tiễn đạo đức là hiện thực hoá nội dung giáo dục bằng hành vi đạo đức. Các hành vi đạo đức lặp đi lặp lại trong đời sống xã hội và cá nhân làm cả đạo đức cá nhân và xã hội được củng cố, phát triển thành thói quen, truyền thống, tập quán đạo đức. Hiệu quả GDĐĐ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, cách thức tổ chức, GD mức độ tự giác của chủ thể và đối tượng GD trong quá trình giáo dục. Như vậy, chức năng GDĐĐ cần được hiểu một mặt “giáo dục lẫn nhau trong cộng đồng”, giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và cộng đồng; mặt khác, là sự “ tự giáo dục” ở các cấp độ cá nhân lẫn cấp độ cá nhân lẫn cấp độ cộng đồng.

- Chức năng kiểm tra: Thực tế môi trường xã hội luôn biến đổi xấu - tốt, thiện - ác len lỏi vào trong cuộc sống hàng ngày. Nên bản thân cá nhân thường xuyên định hướng kiểm tra, đánh giá chính xác đối chiếu qua nguyên tắc,quy tắc chuẩn mực chung của xã hội , tin vào hành động chân chính của mình có hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức đó.

1.2.4.3.Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

GDĐĐ là một hoạt động giáo dục trong quá trình sư phạm. GDĐĐ là giáo dục ý thức đạo đức, giáo dục tình cảm, thái độ, hành vi, thói quen đạo đức để từ đó mỗi cá nhân nhận thức trách nhiệm gắn kết giữa con người với con người, con người với cuộc sống xã hội.

Giáo dục đạo đức trong nhà trường thông thường được chia ra nhiều quá trình giáo dục như về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, lao động tổng hợp hướng nghiệp.Trong đó GDĐĐ được xem là nền tảng cơ bản tạo ra nội lực vững chắc cho các mặt giáo dục khác.

Cũng như giáo dục các hoạt động khác GDĐĐ cũng có mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục, kết quả giáo dục. Nên đòi hỏi nhà

quản lý giáo dục tham gia vào quá trình tổ chức GDĐĐ thực hiện được các

+ GDĐĐHS trong các hệ thống và mối quan hệ thực tiễn, quan hệ xã hội. + GDĐĐ cho HS bằng cách ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực, định hướng lựa chọn yếu tố ảnh hưởng tích cực trong q trình lĩnh hội các giá trị đạo đức.

+ Tổ chức GDĐĐ để học sinh nhận thức để chuyển từ những yêu cầu chung của xã hội thành phẩm chất đạo đức cho cá nhân HS.

Mục tiêu chung GDĐĐ trong nhà trường là giúp HS nhận thức đúng giá trị đạo đức, biết hành động theo lý trí, theo lẽ phải, cơng bằng và nhân đạo, biết sống có trách nhiệm vì mọi người, vì gia đình, vì cộng đồng xã hội và phồn vinh của đất nước.

Theo GS.TS Phạm Minh Hạc thì chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam trong thời kỳ CNH-HĐH có thể xác định thành các nhóm phản ánh mối quan hệ chính mình, con người phải giải quyết đó là nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện tư tưởng chính trị; nhóm chuẩn mực đạo đức hướng vào sự hồn thiện bản thân; nhóm chuẩn mực đạo đức thực hiện quan hệ với con người; nhóm chuẩn mực ĐĐ liên quan đế xây dựng mơi trường sống.

GDĐĐ cho HS không chỉ trong môi trường nhà trường mà phải phối hợp mơi trường gia đình, xã hội phải kết hợp chặt chẽ, đồng bộ cùng GDHS.

GDĐĐ cho HS THPT bằng con đường tự rèn luyện, tự giáo dục của bản thân người học sinh .

Như vậy GDĐĐ cho học sinh thành con người có nhân cách tồn diện trong nhà trường là một nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục. Quá trình GDĐĐ cho người học sinh phải tuân thủ theo các quy luật phát triển nhân cách để nhằm đạt mục tiêu hiệu quả giáo dục .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)