Khái quát đặc điểm chung về huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 46)

1.5.5 .Yếu tố tự giáo dục của bản thân

2.1. Khái quát đặc điểm chung về huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

2.1.1. Vài nét về huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

Mường Chà là một huyện miền núi nay thuộc tỉnh Điện Biên trước đây huyện này có tên là Mường Lay và từ tháng 3 năm 2005 có tên là Mường Chà theo Nghị định 25/2005/NĐ-CP ngày 02 tháng 03 năm 2005 về việc đổi tên thị xã Lai Châu cũ thành thị xã Mường Lay và huyện Mường Lay thành huyện Mường Chà.Tại thời điểm năm 2013, theo Nghị quyết số 45/NQ-CP của Chính phủ huyện Mường Chà có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1

thị trấn và 11 xã.

2.1.2. Về kinh tế, xã hội

Mường Chà là huyện vùng cao, Biên giới của tỉnh Điện Biên. Qua nhiều lần chia tách, hiện nay huyện có gần 1.200 km2 diện tích tự nhiên, 19,4 km đường biên giới, giáp với huyện Mường Mày, tỉnh Phong Sa Ly, nước bạn Lào. Dân số 41.785 người, với 13 dân tộc anh em, chủ yếu là dân tộc Mông, chiếm 66,3%. Đời sống kinh tế của nhân dân, vùng sâu, vùng xa cịn nhiều khó khăn, trình độ dân trí khơng đồng đều, tỷ lệ hộ đói, nghèo cao (trên 56%). Năm 2013 tổng giá trị sản xuất đạt 624,12 tỷ đồng. Trong đó nơng lâm nghiệp, thủy sản 377 tỷ đồng, công nghiệp 83,800 tỷ đồng, thương mại, dịch vụ 203 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng xác định, nông lâm nghiệp - thủy sản chiếm 53%, công nghiệp - xây dựng 36 %, dịch vụ 11%. Năm 2013 tổng thu nhập bình quân đạt 8,21 triệu đồng/người/năm, tăng 1,26 triệu đồng/người/năm so với năm 2012.Huyện có 15 cơ sở y tế khám chữa bệnh với 110 giường bệnh, tỷ lệ 3,2 bác sỹ/1 vạn dân. Nhìn chung về kinh tế xã hội đã phát triển, chất lượng cuộc sống nhân dân bước đầu đã được nâng cao song còn chậm, cịn nhiều khó khăn.Với sự

chỉ đạo sáng suốt của Đảng bộ huyện, đời sống của nhân dân các dân tộc

không ngừng được cải thiện ngày một tốt hơn.

2.1.3. Về giáo dục và đào tạo

Sự nghiệp văn hóa, Giáo dục-đào tạo năm học 2013-2014 huyện Mường Chà đã huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 98,9%, Tiểu học 99,6%, THCS 93,4%; học sinh hồn thành chương trình tiểu học, tốt nghiệp lớp 9 đạt 99,7%, tốt nghiệp THPT đạt 89,4%, hệ bổ túc THPT đạt 38,8%.Hiện hầu hết các xã trong huyện Mường Chà đều có 3 cấp mầm non, tiểu học và THCS phát triển mạnh, riêng cấp THPT có ở trung tâm huyện. Năm 2013-2014 huyện có tổng 42 trường trong đó mầm non có 12 trường, tiểu học 14 trường, THCS có 13 trường (có 6 trường THCS bán trú đã giảm bớt tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm). Riêng cấp THPT của huyện có 3 mơ hình trường khác nhau đó là 1 trường THPT Mường Chà; 1 trung tâm giáo dục thường xuyên; 1 trường phổ thông dân tộc nội trú.Các trường nằm ở thị trấn của huyện Mường Chà đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em các dân tộc huyện Mường Chà

ở cấp THPT

2.1.4. Vài nét về trường PTDTNT-THPT huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên

Trường PTDTNT-THPT huyện Mường Chà tiền thân là trường thiếu niên dân tộc huyện Mường Lay thành lập năm 1968, đến tháng 8 năm 2009 trường nâng cấp lên cấp THPT. Vị trí trường nằm cách trung tâm thị trấn 2 km, nguồn tuyển sinh hàng năm 11 xã và thị trấn.

Năm 2013-2014 tổng số CBGV, nhân viên của trường là 46 trong đó CBGV cơ hữu chiếm 40 % giáo viên trẻ về tuổi đời và tuổi nghề, có trách nhiệm cơng việc giảng dạy, đạt chuẩn về trình độ song kinh nghiệm quản lý giáo dục học sinh nhất là mơi trường nội trú cịn hạn chế, trong khi nhà trường có đến 99% là học sinh người dân tộc thiểu số của các xã về học tập, ăn ở sinh hoạt tập thể 24/24 giờ tại trường. Nguồn tuyển sinh hàng năm của trường đạt từ 70 % trở lên số học sinh tốt nghiệp THCS trên địa bàn huyện,

chủ yếu tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số sống ở các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 của chính phủ.

Chất lượng giáo dục của trường PTDTNT- THPT của huyện Mường Chà có nhiều chuyển biến, nhà trường có nhiều biện pháp tích cực trong GD tồn diện, đặc biệt là trong cơng tác GDĐĐ và kỹ năng sống đối với HS.

Học sinh của nhà trường phần lớn là con em đồng bào các dân tộc thiểu

số như Hmông, Thái, Khơ Mú, Xạ phang. Đại đa số các em đến từ vùng cao, vùng sâu với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương đó cịn rất khó khăn, dẫn đến trình độ dân trí thấp, với nhiều phong tục tập quán còn lạc hậu. Việc sống ở vùng cao đã tạo cho người dân tộc thiểu số nói chung và HS dân tộc thiểu số nói riêng có những tố chất đáng quý như chăm chỉ lao động, khỏe mạnh, thật thà,… nhưng bên cạnh đó một số khơng nhỏ HS người dân tộc thiểu số cịn có những nhược điểm như lối sống tự do đôi khi tùy tiện, uống rượu không phân biệt độ tuổi hay giới tính, quan hệ nam nữ sớm, khơng chịu khó học tập, hay tự ti, ỷ lại, ngại vượt khó hay nản chí, thậm chí có khi suy nghĩ và hành động tiêu cực… Cùng với đó là với HS của mỗi dân tộc lại có đặc trưng riêng về văn hóa, phong tục tập quán, các quan niệm về giá trị đạo đức lối sống về khả năng nhận thức khác nhau.

Tuy nhiên các em học sinh dân tộc thiểu số từ các bản, xã khác nhau về sống tập trung ở các trung tâm phát triển của huyện, nơi có sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã tác động khơng nhỏ đến giáo dục nói chung và GDĐĐ nói riêng. Cụ thể tình trạng học sinh bỏ học, có biểu hiện khơng lành mạnh trong lối sống, sống bng thả, một bộ phận có hành động khơng đúng chuẩn mực đạo đức và thuần phong mỹ tục của các dân tộc thiểu số.Nhà trường đã có nhiều cố gắng để ngăn chặn những ảnh hưởng xấu, nhưng các biện pháp cịn ít hoặc chưa phù hợp nên còn hạn chế trong GDĐĐHS.

2.2. Thực trạng đạo đức của học sinh trường PTDTNT - THPT huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên qua 3 năm học 2011 - 2014

Để có số liệu và kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh tại trường tác giả lấy số liệu báo cáo tổng kết năm học từ năm học 2011-2012 đến năm học 2013 – 2014 và cho kết quả ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm của HS qua 3 năm học

Năm học Học lực( %) Hạnh kiểm( %)

Giỏi Khá TB% Yếu Tốt Khá TB Yếu 2011 –2012 2.0 35.8 3.8 0.3 68.6 26.4 5.0 0 2012– 2013 1.0 38.7 57.6 2.7 61.4 26.1 12.2 0.3 2013 - 2014 4.8 57.3 37.9 0 72.1 23.8 3.8 0.3

(Nguồn báo cáo tổng kết các năm học của trường từ năm 2011 đến 2014)

Biểu đồ 2.1. Kết quả xếp loại học lực học sinh trong 3 năm từ 2011-2014

Biểu đồ 2. 2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh trong 3 năm từ 2011-2014

Trong điều kiện kinh tế - xã hội cịn khó khăn song thầy và trị nhà trường chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đã xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm nên cố gắng “Thi đua dạy tốt- học tốt” vì vậy chất lượng nhà trường luôn phát triển .Trong 3 năm kết quả trong bảng 2.1 ta thấy về chất lượng xếp loại giỏi chiếm từ 2.0% đến 4.8%; Loại khá từ 35.8% đến 57.3%

0 10 20 30 40 50 60

Giỏi khá trung bình Yếu

2011-2012 2012-2013 2013-2014 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Tơt Khá Trung bình Yêu

2011-2012 2012-2013 2013-2014

hàng năm đều tăng, chứng tỏ HS đã có ý thức vươn lên. Ngoài những em học tập tốt vẫn còn HS học lực yếu chiếm từ 0,3% đến 2.7% hàng năm, những em này ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao.

Qua kết quả tổng hợp cho thấy học sinh nội trú của trường có phẩm chất đạo đức (trung bình hàng năm tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số có hạnh kiểm khá, tốt đạt 92.8 %, tỷ lệ HS có hạnh kiểm yếu năm cao nhất chỉ có 0.3 %). Như vậy đại đa số các em HS là ngoan, có ý thức đồn kết giúp đỡ nhau trong hoạt động giáo dục.Với bản tính thật thà, chất phác của người dân tộc, các em chấp hành tốt các nội quy nề nếp, tích cực học tập và rèn luyện.

Bên cạnh đa số HS có phẩm chất đạo đức thì vẫn cịn 7.2 % (HS Trung bình và yếu) hàng năm cịn hạn chế trong rèn luyện đạo đức, con số đó cũng đặt ra những vấn đề cần giải quyết.

Thực tế việc đánh giá xếp loại đạo đức học sinh của nhà trường căn cứ vào một số hành vi như trốn học, gây gổ đánh nhau, quan hệ nam nữ, uống rượu, trốn ký túc không xin phép và dựa vào bình bầu hàng tháng của lớp và giáo viên cịn theo cảm tính. Như vậy kết quả xếp loại hạnh kiểm HS chưa phản ánh chính xác tuyệt đối về thực tế đạo đức của HS nhà trường.

Bảng 2.2. Nhận thức của HS trường PTDTNT-THPT về các phẩm chất đạo đức HS cần có. TT PHẨM CHẤT MỨC ĐỘ % ( N 290 ) Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng 1 Lập trường quan điểm,tư tưởng chính trị

, tác phong lối sống.

69.0 29.3 1.7

2 Tính tự lực trong học tập 41.3 57.0 1.7

3 Tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ 72.8 25.1 2.1 4 Tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau 53.4 46.6 0

trong học tập, rèn luyện;

5 Biết ơn và kính trọng ơng bà, cha mẹ, anh chị em, người thân và thầy cô

86.2 13.8 0

6 Lòng khoan dung độ lượng 69.0 22.4 8.6

7 Tinh thần tập thể và trách nhiệm 24.1 48.2 27.7 8 Sự trung thực trong học tập và cuộc

sống

51.7 45.2 3.1

9 Lối sống giản dị, hịa đồng, có trách nhiệm với mọi người và môi trường

28.6 65.5 5.9

10 Tính khiêm tốn và khả năng kiềm chế 15.5 46.6 37.9 11 Lòng tự trọng và sự chân thành 19.7 76.9 3.4

12 Lòng dũng cảm 16.2 70.7 13.1

13 Tính quyết đốn, Tự hồn thiện; 22.4 47.7 35.9 14 Phép lịch sự, sự quan tâm và lòng tốt; 15.5 81.7 2.8 15 Tôn trọng thiên nhiên và cuộc sống 4.7 65.5 29.8

Trong các phẩm chất đạo đức nêu trên phần đa các em có phẩm chất lập trường quan điểm, tư tưởng chính trị, tác phong lối sống ; Biết ơn và kính trọng ơng bà, cha mẹ, anh chị em, người thân và thầy cơ; Tinh thần đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; Tính tự lực trong học tập ;Tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ; Sự trung thực trong học tập và cuộc sống; Tôn trọng thiên nhiên và cuộc sống; tất cả HS đều có tiếng nói đồng thuận chiếm từ 90% trở lên, chứng tỏ các em đều cho là cần thiết. Như vậy có thể thấy các em HS có nhu cầu lớn về ý thức GDĐĐ ở nhà trường.Trong đó những tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ, biết ơn và kính trọng ơng bà, cha mẹ, anh chị em, người thân và thầy cô được HS đánh giá và quan tâm hàng đầu. Bên cạnhđó,các phẩm chất tinh thần tập thể và trách nhiệm, tính quyết đốn, tự hồn thiện, tôn trọng thiên nhiên và cuộc sống, tính khiêm tốn và khả năng kiềm chế ít được HS quan tâm đến chiếm tỷ lệ dưới 37.9 % .Từ kết quả khảo sát trên ta thấy nhà trường đã chú trọng đến GDĐĐ cho HS những phẩm chất

cơ bản cần thiết cho cơng dân tương lai nhưng vẫn chưa thật tồn diện, đặc biệt ý thức thái độ của HS với môi trường cuộc sống xung quanh với xã hội, con người,cộng đồng tập thể lớp, trường.

Bảng 2.3. Mức độ quan tâm của CM HS đối với việc rèn luyện đạo đức của con em mình

T T

Nội dung

Mức độ thực hiện Mức độ quan tâm Thường xuyên Thỉnh thoảng Không Rất quan tâm Quan tâm Không quan tâm 1 Nắm bắt tâm tư, tình cảm 15.4 30.8 53.8 15.4 53.8 30.8 2 Giúp đỡ con khi gặp khó

khăn, vướng mắc

7.7 38.5 53.8 7.7 40.0 52.3

3 Đáp ứng ngay những yêu cầu của con khơng cần tìm hiểu.

55.4 26.2 18.4 60.0 20.0 20.0

4 Uốn nắn ngay biểu hiện lệch lạc

3.0 32.3 64.7 4.6 41.5 53.9

5 Liên hệ với nhà trường để biết tình hình rèn luyện của con em mình

6.2 43.0 50.8 7.7 53.3 39.0

Qua bảng khảo sát trên cho thấy cha mẹ HS thực hiện vai trò chức năng làm cha mẹ cao nhất là đáp ứng ngay những u cầu của con khơng cần tìm hiểu (55.4%); Nắm bắt tâm tư, tình cảm(15.4%); Khơng quan tâm đến uốn nắn ngay những biểu hiện lệch lạc (53.9 %); không liên hệ với nhà trường để biết tình hình rèn luyện của con em mình (39.0%), tình cảm và giúp đỡ con khi gặp khó khăn, vướng mắc(52.3%). Điều đó chứng tỏ nhận thức của cha mẹ về vai trò GD, ảnh hưởng của cha mẹ, gia đình đến GDĐĐ con em mình và ý thức phối hợp GDĐĐ với nhà trường chưa thật sự có trách nhiệm cao.

Thiếu sự quan tâm của gia đình là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và GDĐĐ học sinh của trường nội trú.

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trường PTDTNT- THPT huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên

Để có cơ sở đánh giá thực trạng về hoạt động GDĐĐ học sinh, tác giả đã tiến hành khảo sát 290 học sinh của trường và cho kết quả ta thấy HS được hỏi đều cho rằng hoạt động GDĐĐHS là rất quan trọng chiếm 72.4% ; quan trọng chiếm 20.3%. Điều đó chứng tỏ là đa số HS có mong muốn và có nhu cầu về GDĐĐ nhằm hồn thiện nhân cách của mình hơn. Mặc dù vậy,

vẫn còn 4.5% còn lại coi GDĐĐ ở trường ít quan trọng và cá biệt có 2.8%

thấy khơng quan trọng. Chính vì vậy cơng tác GDĐĐở trường THPT nói riêng và trường PTDTNT-THPT huyện Mường Chà nói riêng là vơ cùng cần thiết quan trọng. 72.4 20.3 4.5 2.8 rất quantrọng Quan trọng Ít quan trọng Khơng quan trọng

Biểu đồ 2.3.Nhận thức HS về mức độ của hoạt động GDĐĐ ở nhà trường 2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên,CMHS về GDĐĐ cho HS trường PTDTNT- THPT huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên

Để hiểu suy nghĩ đánh giá về mức độ quan trọng của hoạt động GDĐĐ tác giả đã khảo sát 30 CBQL,GV và 65 CMHS tại trường PTDTNT-THPT Mường chà.

Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL,GV và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng giáo dục đạo đức cho học sinh trường PTDTNT-THPT

TT Nội dung Mức độ (%) Rất quan Quan trọng Không quan trọng GV CM HS GV CM HS GV CM HS 1 GDĐĐ là để phát triển toàn diện cho HS 70.0 47.7 20.0 41.5 10.0 10.8 2 GDĐĐ nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách cho HS. 83.3 46.2 10.0 38.5 6.7 15.3 3 GDĐĐ để tạo nên đức tính và phẩm chất cho HS 76.7 55.3 20.0 24.6 3.3 20.1 4 GDĐĐ để hình thành thói quen và hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực XH 83.3 52.3 13.4 24.6 3.3 23.1 5 GDĐĐ để HS biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

70.0 50.7 23.3 35.3 6.7 14.0

6 Giáo dục đạo đức để HS trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt.

90.0 46.2 10.0 46.2 0 7.6

7 Giáo dục đạo đức để HS có nền nếp trong sinh hoạt tập thể, nội trú

86.7 52.3 13.3 23.0 0 24.7

8 GDĐĐ để HS có ý thức trong các HĐ lao động nghề, tăng gia chăn nuôi.

66.7 55.3 26.6 15.3 6.7 29.4

9 Giáo dục đạo đức để HS có ý thức trong các hoạt động bảo

vệ mơi trường

10 Giáo dục đạo đức để HS có ý thức chấp hành luật pháp, nội quy nhà trường .

80.0 66.1 20.0 26.1 0 7.8

Kết quả cho ta thấy trên 90%, cán bộ quản lý, giáo viên và 70.6 % cha mẹ học sinh được hỏi đều nhận thức được GDĐĐ rất quan trọng và quan trọng như GDĐĐ là để phát triển toàn diện cho HS, giáo dục phẩm chất, nhân cách, đức tính, rèn nền nếp ý thức sinh hoạt nội trú, nội quy, ứng xử, giao tiếp, giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường… Qua đó tất cả đều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)