Thực trạng về vi phạm đạo đức của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 60 - 66)

1.5.5 .Yếu tố tự giáo dục của bản thân

2.3.5. Thực trạng về vi phạm đạo đức của học sinh

2.3.5.1. Thực trạng ý thức vi phạm nội quy của học sinh

Khi tiến hành khảo sát 100 CBQL,GV,HS để nắm được về mức độ biểu hiện vi phạm đạo đức của HS trong nhà trường đối với các nội dung tôi chia làm 3 mức độ : Nhiều: 3 điểm; Ít: 2 điểm ; Chưa vi phạm: 1 điểm

Bảng 2.8. Thực trạng những biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh trường PT dân tộc nội trú

TT Biểu hiện vi phạm đạo đức

Mức độ _ X Thứ bậc Nhiều ít Chưa vi phạm 1 Nghỉ học tự do 64 13 23 1.77 8

2 Trốn khỏi ký túc đi chơi không lý do 20 15 65 1.55 9

3 Lười học, ham chơi 65 17 18 2.53 1

4 Uống rượu, bia 63 5 22 2.21 5

5 Quan hệ nam nữ không giới hạn 55 15 30 2.25 4 6 Vi phạm quy chế kiểm tra 17 65 18 1.99 6 7 Nói dối cha mẹ, thầy cơ giáo 64 11 25 2.39 3

8 Trộm cắp 5 25 65 1.30 12

9 Nói năng ứng xử vơ lễ với giáo viên 5 16 79 1.26 13

10 Phá hoại của công 21 35 44 1.39 11

11 Nói tục, chửi bậy 30 37 33 1.97 7

12 Đánh nhau 5 37 58 1.47 10

13 Thích game, mạng xã hội 60 30 10 2.50 2

14 Các biểu hiện khác 5 15 80 1.25 14

Qua bảng khảo sát trên ta thấy hầu hết các biểu hiện trên học sinh đều có vi phạm : mức độ thường xuyên vi phạm cao nhất là lười học ham chơi

(65%); nghỉ học tự do (64%) bởi các e ở môi trường nội trú học 2 buổi/ngày; thời gian buổi tối lên lớp tự học nên HS thấy áp lực gây đến chán nản khơng thích học. Một bộ phận nhỏ HS thì nói dối cha mẹ, thầy cơ (64%) như đưa ra lý do đau bụng, nhức đầu nằm ở phịng tránh khơng lên lớp, nói dối xin tiền nộp quỹ lớp thực tế là chơi game điện thoại… mục đích giải trí, nhưng các em chưa biết lựa chọn trò chơi lành mạnh như chơi game bắn súng, đấu kiếm… phần đa là trò chơi bạo lực. Cịn học sinh nữ thì chát, tìm bạn, kết

bạn mải mê yêu đương qua thế giới ảo. Hiện tượng thích game, mạng xã hội

(60%) chủ yếu là qua điện thoại cuốn hút nhiều HS. Rồi hiện tượng nam nữ ngày nghỉ thích uống rượu bia do ảnh hưởng một phần phong tục như dân tộc H.Mông uống rượu bằng bát, dân tộc Thái uống cả ngày…nên có tỷ lệ ý kiến là chiếm 63% . Nhìn chung các trị chơi, thói quen tập tục đều ảnh hưởng đến hình thành phẩm chất nhân cách lối sống của HS. Đó là nguyên nhân nhiều em có hành động vơ cảm, bạo lực, vi phạm nội quy … Ngoài ra, các em chủ yếu là dân tộc thiểu số do mang đặc thù của người bản địa nếu không đi học mà ở nhà là ở độ tuổi lấy vợ, lấy chồng sớm, xây dựng gia đình rồi. Học sinh nội trú sống ở môi trường học tập sinh hoạt tập trung, tiếp xúc hàng ngày dễ nảy sinh tình cảm theo cảm tính mà phần lớn học sinh tự ngộ nhận đó là tình u nên số lượng ý kiến cho rằng quan hệ nam nữ không giới hạn ( 45%) điều đó ít nhiều ảnh hưởng lối sống không lành mạnh và đến hiệu quả học tập thấp.Vì vậy tỷ lệ học sinh đạo đức trung bình, yếu 3 năm của trường qua bảng 2.1 chiếm tỷ lệ 7,2% . Mức độ vi phạm nội quy nhà trường vẫn cao do đó nhà trường cần có biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh phù hợp hơn với đối tượng HS là người dân tộc thiểu số.

Sống trong môi trường nội trú việc rèn luyện GDĐĐ hàng ngày đều được thầy cô giáo đôn đốc nhắc nhở thường xuyên. Để tiến hành khảo sát về mức độ tự rèn luyện đạo đức của HS trong nhà trường tôi chia làm 4 mức độ :Tốt: 4 điểm; Khá : 3 điểm; TB : 2 điểm; Chưa tốt: 1 điểm

Bảng 2.9. Thực trạng ý thức tự rèn luyện đạo đức học sinh của trường PT dân tộc nội trú TT Nội dung Mức độ thực hiện(N=290) _ X Thứ bậc Tốt (4) Khá (3) TB (2) Chưa tốt (1) 1 Ý thức thực hiện nội quy trường

lớp 145 115 15 15 4.04 1 2 Tính trung thực, thật thà, tự trọng, khiêm tốn. 120 147 10 13 3.27 8 3 Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè 150 119 10 11 4.38 2 4 Giao tiếp,ứng xử có văn hóa 130 131 20 9 3.26 9 5 Lòng hiếu thảo với ông bà, cha

mẹ

225 27 27 11 3.58 6

6 Ý thức tôn trọng pháp luật 200 55 28 7 3.45 7 7 Sống có mục đích lý tưởng 243 20 19 8 3.70 4 8 Biết chia sẻ, thông cảm 216 39 30 5 3.67 5 9 Lễ phép kính trọng thầy cơ 245 33 9 3 3.77 3 10 Tình yêu quê hương đất nước. 219 59 11 1 3.70 4 11 Tự giác, ham học hỏi, sáng tạo 111 71 79 29 2.90 10 13 Ý thức tự phê bình và phê bình 120 66 53 51 2.86 11

Qua bảng khảo sát trên ta thấy đa số học sinh thực hiện khá tốt về nội

quy trường lớp, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, lễ phép kính trọng thầy cơ ( xếp

thứ nhất , hai, ba) ; Sống có mục đích lý tưởng, có tình u q hương đất nước(xếp thứ tư).Điều đó thể hiện học sinh có ý thức rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, có ý chí phấn đấu vươn lên. Bên cạnh đó hiện học sinh cịn hạn chế trong giao tiếp, ứng xử có văn hóa (xếp thứ 9) một phần do ngôn ngữ giao tiếp tiếng Việt cịn nói ngọng, tâm lý ngại giao tiếp, thói quen nói trống khơng, câu thiếu chủ ngữ, xưng hô bằng vai, khác vai chủ yếu là “tao-mày” ;

Việc tự giác, ham học hỏi, sáng tạo (Xếp thứ 10) hầu như thụ động vì tâm lý tự ti ; Ngại va chạm, thường bảo thủ nên khơng có thói quen ý thức tự phê bình và phê bình ( xếp thứ 11) trong tập thể lớp, biết bạn vi phạm hoặc đã xảy ra hậu quả cũng không dám nói một phần do phong cách lối sống dân tộc H.Mông, Thái, Khơ Mú, Xạ phang khác nhau. Qua đó ta thấy một bộ phận nhỏ HS do ảnh hưởng tâm lý ít va chạm sống trong mơi trường tập thể còn nhút nhát, thiếu tự tin, sợ sệt không dám hỏi nên dễ dẫn đến vi phạm nội quy của trường, lớp quy định nhiều khi không hay biết. Và chỉ nhận biết khi bị thầy cơ có ý kiến phê bình và phân tích về hành vi đó. Điều đó cũng hạn chế phần nào về việc tự rèn luyện đạo đức để nâng cao chất lượng GDĐĐ của học sinh.

2.3.5.2. Thực trạng nguyên nhân vi phạm đạo đức của học sinh.

Bảng 2.10. Nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm đạo đức của HS trường PT dân tộc nội trú

TT Nguyên nhân Đồng ý CBQL, GV (N=30) Học sinh (N=290) SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% 1 Bản thân HS khơng có sự rèn luyện tốt 25 83.3 257 88.6 2 Thiếu sự quan tâm của gia đình 28 93.3 261 90.0 3 Tác động tiêu cực của bạn bè, người

xấu

15 50.0 177 61.0

4 Sự xa lánh của bạn bề tốt 15 50.0 163 56.2 5 Thầy cô thiếu thông cảm, thiếu công

bằng, định kiến

10 33.0 73 25.1

6 Chương trình quá tải làm HS yếu chán học, bỏ học

21 70.0 190 65.5

GDĐĐ

9 Buông lỏng việc GD, quản lý học sinh cá biệt

10 33.0 81 27.9

10 Ảnh hưởng bùng nổ thông tin truyền thông

22 73.3 121 41.7

11 Tác động của kinh tế thị trường 23 76.6 133 45.9 12 QLGD chưa có biện pháp hiệu quả 20 66.6 79 27.2 `13 Nội dung về PP chưa phù hợp với lứa

tuổi.

24 80.0 111 38.3

Qua điều tra bảng phiếu hỏi kết hợp phỏng vấn 30 CBQL và giáo viên và 290 học sinh tơi thấy có nhiều nguyên nhân dẫn tới học sinh có biểu hiện yếu kém về GDĐĐ và tập trung ở ba nhóm ngun nhân chính đó là:

Nhóm ngun nhân thứ nhất: Có 93.3% CBQL ,GV và 90.0% HS cho là do thiếu sự quan tâm của gia đình .Theo kết quả điều tra ban đầu thì rất nhiều trường hợp do hồn cảnh gia đình ảnh hưởng đến việc học sinh vi phạm như gia đình cha mẹ khơng hịa thuận bất đồng trong cuộc sống, thiếu hạnh phúc. Phần đa gia đình đều là dân tộc chủ yếu kiếm sống bằng việc làm nương rẫy, phần thì di cư khơng ổn định, đời sống khó khăn, gia đình con đơng (nhà ít thì ba con, thậm chí có nhà nhiều từ 9 đến 11 con). Do mải mưu sinh, trình độ dân trí thấp nên họ khơng có thời gian quan tâm đến giáo dục con. Con về học tại trường nội trú thì họ giao phó hồn tồn cho nhà trường từ việc chăm sóc, ni dưỡng, học tập kể cả ốm đau vì với tâm lý chung “Con là Nhà nước nuôi và chịu trách nhiệm” khơng có sự động viên, khuyến khích có động cơ học tập và tu dưỡng đạo đức của gia đình đối với các em HS . Nên rất dễ dẫn đến việc HS mải chơi chán học, bỏ học hoặc vi phạm nội quy hoặc bị HS hư lôi kéo rất đễ đến bị hư hỏng, thường xuyên vi phạm kỷ luật.

Nhóm nguyên nhân thứ hai: Có 83.3% CBQL GV và 88.6% HS cho là do bản thân HS khơng có sự rèn luyện tốt .Đây là nguyên nhân mang tính chủ quan vì thực tế đa số HS ý thức yếu kém thường khơng có ý thức tự rèn

luyện và ý chí vươn lên. Hiện tượng HS mải mê chơi điện tử, nghiện game, mạng xã hội … dẫn đến hiện tượng học yếu, ngại học, mệt mỏi ngủ gật, mất trật tự … khi bị phê bình thì tự ái, khơng tự giác nhận lỗi sai, chậm tiến bộ cho rằng bị ghét bỏ, suy nghĩ tiêu cực… sẵn sàng bỏ học. Mà ta biết ở độ tuổi này tâm lý chưa ổn định, các em ln thay đổi hay bốc đồng, thích thể hiện mình…nhận thức chưa đầy đủ rất dễ phần tử xấu lôi kéo, dụ dỗ vào con đường hư hỏng.

Nhóm nguyên nhân thứ ba: 86.6% CBQL GV và 88.9% HS cho rằng do thầy cô chỉ chú trọng dạy chữ, xem nhẹ công tác giáo dục đạo đức. Chất lượng giáo dục đạo đức và quản lý nhà trường chưa có biện pháp hiệu quả, chưa ngăn ngừa, răn đe kịp thời.

2.3.5.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức học sinh

Nghiên cứu thực trạng cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến GDĐĐHS là: -Yếu tố gia đình: Phần lớn các gia đình ở các thơn bản sống hàng ngày ít có sự giao tiếp giữa các gia đình với nhau, có gia đình đi làm nương xa thường ba bốn ngày, thậm chí đi hàng tuần mới trở về nhà, nên không cập nhật được thường xuyên các thơng tin xã hội và khơng có thời gian quan tâm đến giáo dục cho con em mình hoặc ở một số gia đình có cuộc sống kinh tế đầy đủ, cha mẹ thường xuyên cung cấp tiền cho con nhưng lại không quan tâm đến việc học tập, đời sống tinh thần, giao tiếp xã hội của con và việc giáo dục đạo đức thì phó mặc cho nhà trường, dẫn đến tình trạng nhiều học sinh không được trang bị những kỹ năng sống tối thiểu,bản thân khơng có ý thức tự rèn luyện và nhận thức đầy đủ về giá trị kỹ năng sống .

-Ảnh hưởng của bạn bè: Mối quan hệ với bạn bè là xu hướng chính trong giao tiếp của học sinh. Tác động từ bạn bè đến nhận thức và hành vi đạo đức của học sinh là rất mạnh. Một trong những nguyên nhân chính gây nên thực trạng đạo đức hiện nay của một số HS bị sút kém là do các em bị ảnh hưởng tiêu cực từ bạn bè có tư cách đạo đức khơng tốt.

-Yếu tố nhà trường: Chương trình GDĐĐ trong nhà trường chưa có tác động hiệu quả: các bài giảng GDĐĐ còn nặng về lý thuyết, thiếu kiến thức về kỹ năng sống, chưa tạo được dấu ấn để giúp hình thành nhân cách cho HS; nhiệm vụ của giáo viên, chủ yếu tập trung vào việc truyền thụ kiến thức môn học, thời gian giao tiếp giữa giáo viên và học sinh ngồi giờ học cịn hạn chế, chưa đủ điều kiện để tác động đến quá trình GDĐĐ cho HS. Nhà trường chưa có sự kết hợp cụ thể hiệu quả giữa gia đình, địa phương và nhà trường khi xử lý các trường hợp HS có vi phạm về đạo đức. Ban đại diện CMHS, đoàn thanh niên, GVCN chưa phát huy hết vai trò là cầu nối giữa nhà trường và gia đình và cộng đồng nơi trường đóng cũng như nơi HS sinh sống.

-Yếu tố xã hội: Học sinh tiếp thu nhiều nguồn thông tin từ mạng internet: trang tin, nhật ký điện tử (blog), trị chơi trực tuyến (game online), ngồi ra, ảnh hưởng của sách báo, tạp chí, phim ảnh và các chương trình trên truyền hình cũng có tác động đáng kể.Các sự kiện chính trị - xã hội diễn ra hàng ngày trong cuộc sống và các hoạt động phong trào chưa có tác động nhiều đến nhận thức của HS về trách nhiệm, nghĩa vụ người công dân và phát triển tinh thần tập thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)