1.2.2 .Quản lý giáo dục
1.3. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong trường THPT
1.3.4. Quản lý phương pháp giáo dục đạo đức
* Phương pháp tổ chức hành chính:
Phương pháp tổ chức – hành chính là sự tác động trực tiếp của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí bằng các mệnh lệnh, chỉ thị hoặc quyết định quản lí.
Phương pháp tổ chức – hành chính được thực hiện thông qua việc xây dựng qui chế, nội qui hoạt động, các nghị quyết của tổ chức, bộ phận, cá nhân và phải cương quyết thực hiện.
Khi sử dụng phương pháp này có ưu điểm: Đảm bảo tính kỉ cương, kỉ luật trong mọi hoạt động của tổ chức. Đảm bảo tính linh hoạt, kịp thời của các quyết định của người quản lý.Tuy nhiên có nhược điểm là sự áp đặt của các quyết định quản lí làm cho người dễ bị quản lí dễ bị rơi vào trạng thái bị động. Lạm dụng biện pháp này dễ dẫn tới tình trạng quan liêu, mệnh lệnh.
Tóm lại, phương pháp này là tối cần thiết trong cơng tác quản lí, được xem như những biện pháp quản lí cơ bản nhất để xây dựng nề nếp, duy trì kỉ luật trong tồn tổ chức, buộc các viên chức phải làm tốt nhiệm vụ của mình. * Phương pháp tâm lí – xã hội:
Đặc trưng của phương pháp này là sự tác động tới nhận thức, tư tưởng, tình cảm, lịng tự trọng và tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trong tổ chức, biến ý chí của tổ chức thành ý chí và nguyện vọng của cá nhân thông qua những tác động tâm lí, trên cơ sở tôn trọng ý kiến và nguyện vọng của mỗi cá nhân.Thể hiện tính dân chủ trong hoạt động quản lí của người lãnh
đạo. Người lãnh đạo một mặt tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức về nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi thành viên trong tổ chức, mặt khác phải có sự hiểu biết sâu sắc tâm tư nguyện vọng của mỗi viên chức, tôn trọng ý kiến của họ và xây dựng được bầu khơng khí lành mạnh cởi mở trong tổ chức. Tin tưởng vào khả năng của họ, củng cố lịng tin ở họ rằng họ có thể làm việc tốt hơn, giao việc cho họ, chỉ cho họ cách vượt khó của cá nhân, phát huy được sở trường của họ. Chân thành giải toả hợp tình, hợp lí các xung đột, xây dựng tốt các mối quan hệ trong công tác cũng như trong sinh hoạt ở trong tổ chức cũng như ở ngoài xã hội. Động viên khen thưởng kịp thời, đặc biệt trong trường học, tổ chức thi đua dạy tốt, học tốt nhằm động viên GV và HS thực hiện tốt. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho CBGV và HS của nhà trường. Song phương pháp này đạt hiệu quả cao phụ thuộc vào nghệ thuật của người quản lý.
* Phương pháp kinh tế:
Trong trường học, thực chất của phương pháp kinh tế là dựa trên sự kết hợp giữa việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ giáo viên, học sinh ghi trong điều lệ nhà trường, qui chế chuyên môn, … với những kích thích có tính địn bẩy trong nhà trường.
Thực hiện phương pháp này là tổ chức xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, định mức cho từng loại hoạt động trong tổ chức trường học, Tổ chức bộ máy bình bầu, đánh giá phân loại CBGV, HS theo tháng, kỳ, năm thưởng phạt theo chế độ đã quy định, đảm bảo tính cơng khai, cơng bằng và dân chủ. Phương pháp này có ưu điểm giảm bớt tối đa việc ban hành các mệnh lệnh, chỉ thị, đồng thời giảm bớt sự giám sát của CBQL tới hoạt động của từng người. Phát huy tính sáng tạo, nâng cao tính tự giác, độc lập của mỗi người trong cơng việc. Bên cạnh đó có nhược điểm lạm dụng các biện pháp kinh tế dễ dẫn tới khuynh hướng tư lợi, chỉ biết tới lợi ích cá nhân,ít quan tâm đến lợi ích tập thể.Vì vậy, các biện pháp kích thích vật chất phải
được kết hợp chặt chẽ và tương xứng với các biện pháp động viên khuyến khích về tinh thần.
* Quản lý theo mục tiêu:
Đặc trưng của phương pháp này là các mục tiêu phải được trình bày ngắn gọn về những kết quả trơng đợi, có thể đo lường được và đánh giá được. Các mục tiêu đều có thời hạn hồn thành, và gắn với một kế hoạch hành độngQuản lý theo mục tiêu dùng mục tiêu để động viên hơn là để kiểm soát.Trong quản lý GDĐĐ, việc quản lý theo các mục tiêu về số lượng và chất lượng của công tác giáo dục là rất quan trọng.
Phương pháp quản lý theo mục tiêu có những ưu điểm tạo ra động lực quan trọng của cơng tác quản lí vì vạch ra mục tiêu rõ ràng để đánh giá kết quả thực hiện của người quản lí; Cho phép người quản lí tham gia xây dựng mục tiêu và kế hoạch hành động có liên quan; Tạo ra cách đánh giá khách quan và công bằng. Tuy nhiên cũng có nhược điểm là áp đặt mục tiêu cho người quản lí.Quá nhấn mạnh mục tiêu định hướng tới việc hoàn thành mục tiêu, dễ dẫn tới cục bộ, phiến diện.
Như vậy phương pháp QLGD là lĩnh vực sáng tạo của người quản lí, địi hỏi người quản lí vừa phải có tri thức, vừa có kinh nghiệm nghề nghiệp, ứng xử và sáng tạo. Nó vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Phải tùy theo công việc, con người, hoàn cảnh cụ thể và thời gian mà lựa chọn và kết hợp với các phương pháp cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả quản lí cao nhất. Khơng có phương pháp quản lí nào là vạn năng, chiếm địa vị độc tôn, mà mỗi phương pháp có thế mạnh của nó tùy thuộc vào mỗi hoàn cảnh cụ thể; để quản lí một tổ chức có hiệu quả, địi hỏi người làm cơng tác quản lí phải vận dụng linh hoạt cả bốn nhóm phương pháp này.