Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 77)

1.5.5 .Yếu tố tự giáo dục của bản thân

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến việc GDĐĐ cho HS đó là:

+ Do cách giáo dục đạo đức nặng nề, giáo điều, áp đặt, quan tâm truyền đạt kiến thức, chú trọng dạy chữ, xem nhẹ công tác giáo dục đạo đức

+ Do ảnh hưởng của bùng nổ thông tin truyền thông trong thời kỳ đất nước phát triển với nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã tác động

vào mọi mặt của đời sống xã hội và nó cũng có tác động rất lớn đến các em kể cả mặt tích cực và nhất là mặt tiêu cực

- Công tác quản lý hoạt động GDĐĐ của cán bộ quản lý chưa có có hiệu quả do nhiều nguyên nhân:

+ Phân công chưa cụ thể và thiết thực với từng tổ chức, thành viên làm công tác GDDĐHS cũng như đối với HS.

+ Hoạt động GDĐĐHS của nhà trường chưa phù hợp, chưa phong phú, chưa lôi cuốn được các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia . Các hoạt động chưa được tổ chức thường xuyên, hình thức tổ chức chậm đổi mới, chưa thực sự phong phú, đa dạng, còn nghiêng về dạy kiến thức mà chưa chú ý nhiều đến điều chỉnh hành vi,lối sống cho học sinh.

+ Một số biện pháp quản lý GDDĐHS chưa có khả thi, hạn chế hiệu quả. Công tác kiểm tra,đánh giá chưa thực hiện thường xuyên và quan tâm đúng mức

+ Sự phối hợp giữa nhà trường gia đình –xã hội chưa có kế hoạch và cơ chế phối hợp chặt chẽ đồng bộ và hiệu quả.

Tiểu kết chương 2

Thực tế trong những năm qua nhà trường cũng đã thật sự cố gắng quan tâm hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường nội trú. Điều đó đã tạo nên sự chuyển biến tích cực về nhận thức, thái độ và hành động của giáo ciên, CB, CMHS và HS trong toàn trường về hoạt động GDDĐHS.Tuy nhiên trong hoạt động giáo dục đạo đức học sinh vẫn còn bộ phận nhỏ học sinh có xu hướng vi phạm đạo đức như xuống cấp về lối sống, sống buông thả, mờ nhạt về lý tưởng và ước mơ hoài bão, thiếu niềm tin, lười học sa vào tệ nạn, vi phạm pháp luật.

Tình trạng một bộ phận HS có biểu hiện vi phạm đạo đức có nhiều nguyên nhân tác động ảnh hưởng song một trong những ngun nhân chính là cơng tác quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh của trường nội trú còn hạn chế bất cập chưa phù hợp với môi trường diễn biến xã hội phức tạp của thực tiễn ngày nay. Để khắc phục những tồn tại trên đòi hỏi người cán bộ quản lý cần tìm ra các biện pháp quản lý có tính khả thi phù hợp với điều kiện nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh cũng là giảm bớt tình trạng học sinh vi phạm lệch chuẩn về đạo đức lối song đó là nội dung tác giả diễn giải cụ thể ở chương 3

CHƯƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT - THPT HUYỆN MƯỜNG CHÀ

TỈNH ĐIỆN BIÊN 3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp đưa ra dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về quản lý giáo dục và những biện pháp quản lý GDĐĐ đã được các cơ sở giáo dục khác nghiên cứu và áp dụng nhằm điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với điệu kiện, hoàn cảnh cụ thể của các trường dân tộc nội trú-THPT trên địa bàn tỉnh Điện Biên để đảm bảo thực hiện mục tiêu xây dựng mơ hình nhân cách của con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp đưa ra phải đồng bộ, phải tác động vào các yếu tố của quá trình quản lý GDĐĐ cho học sinh. Quá trình quản lý GDĐĐ cho học sinh chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó bao gồm những yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Vì vậy, việc đưa ra các biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh phải đồng bộ nhằm phát huy tốt những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố đó.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi

Hệ thống các biện pháp đưa ra phải phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi. Mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục, mỗi lứa tuổi người học đều có những đặc điểm, điều kiện riêng, vì vậy các biện pháp quản lý GDĐĐ đưa ra phải phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi, nghĩa là phải tổ chức thực hiện được và mang lại những hiệu quả nhất định. Hệ thống các biện pháp đưa ra phải phát huy vai trò của các chủ thể tham gia vào hoạt động GDĐĐ cho HS

Trong nhà trường, chủ thể của hoạt động giáo dục là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và người học, vì vậy các biện pháp quản lý đưa ra phải

nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của đội ngũ cãn bộ quản lý, của giáo viên và của cả người học.

3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh trường PTDTNT- THPT huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên

3.2.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên, tổ chức đoàn thể, CMHS và HS đối với hoạt động GDDĐ viên, nhân viên, tổ chức đoàn thể, CMHS và HS đối với hoạt động GDDĐ 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm giúp đội ngũ CBGV, nhân viên, tổ chức đoàn thể ,CMHS nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc quản lý GDĐĐ cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. Từ đó tạo nên sự phối hợp thống nhất, đồng bộ giữa các thành viên, các tổ chức nhà trường đối với hoạt động GDĐĐ cho HS và tạo sức mạnh tổng hợp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Đối với HS nâng cao nhận thức để giúp HS có ý thức tự giác rèn luyện, trau dồi đạo đức có động cơ học tập, lý tưởng sống đúng đắn trong hành vi trước các hiện tượng xã hội.

Đối với CMHS việc nâng cao nhận thức nhằm hiểu rõ hơn về đặc điểm tâm sinh lý HS để cùng đồng thuận thống nhất về phương pháp GDĐĐ trong nhà trường hiệu quả hơn.

3.2.1.2. Nội dung cách thức thực hiện biện pháp Nội dung của biện pháp

Đối với cán bộ quản lý, GV: Triển khai kịp thời văn bản chỉ thị các cấp sở,bộ về công tác GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ HS. Bản thân mỗi cá nhân đặt ra yêu cầu và có trách nhiệm trước thực trạng xã hội về một bộ phận thanh niên HS có nguy cơ sa sút về đạo đức lối sống trong công tác GDĐĐ.

Đối với học sinh : Cần cung cấp kiến thức đạo đức, quan niệm về lối sống, phẩm chất đạo đức cơ bản cần có ở lứa tuổi HS THPT, kiến thức pháp luật và phương pháp rèn luyện tu dưỡng có hành vi theo chuẩn đạo đức. Trang bị cho HS một số kiến thức cơ bản về nghề nghiệp, về tâm sinh lý, sức

khỏe sinh sản vị thành niên, bình đẳng giới, GD cho HS có thái độ tình cảm lành mạnh trong sáng phù hợp độ tuổi THPT.

Đối với CMHS : Cung cấp cho họ những kiến thức về đặc điểm tâm lý và hiểu biết về quá trình hình thành phát triển nhân cách HS.Những tác động của hồn cảnh mơi trường sống, cách GD gia đình ảnh hưởng đến GDĐĐ cho HS

Cách thức tiến hành biện pháp

- Đối với CBQL và giáo viên

Xây dựng kế công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nội trú, triển khai hiệu quả cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và “Học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phịng trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”

Tổ chức các cuộc hội thảo về ĐĐ, GDĐĐ, quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh, trao đổi kinh nghiệm về GDĐĐ cho học sinh. Trong buổi hội thảo cần truyền đạt một số thông tin sau:

+ Thông tin tới cán bộ, giáo viên đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của địa phương, đặc điểm của học sinh nội trú, những ảnh hưởng đến công tác GDĐĐ học sinh.

+ Phân tích những kết quả đã đạt và chưa đạt trong công tác GDĐĐ học sinh trong năm học trước, trong đó đặc biệt nêu lên được nguyên nhân của những tồn tại yếu kém đó.

+ Mở các lớp bồi dưỡng để trang bị một số vấn đề cơ bản về nội dung GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ cho CBGV, NV nhà trường.

- Đối với HS:

+ Phát động các đợt thi đua, tổ chức các sân chơi, hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ, giao lưu ;Lồng ghép hoạt động GD về giới, ATGT,GD pháp luật, rèn kỹ năng sống.

+ Tham gia hoạt động từ thiện : Ủng hộ trẻ em khuyết tật, Chất độc da cam, giúp đỡ người gia khơng nơi nương tựa…nhằm GD HS tình cảm đạo lý truyền thống tốt đẹp.

+ Thành lập ban tư vấn học đường để trao đổi thông tin , chia xẻ, giúp đỡ … giữa HS-HS và HS và thầy cô.

Đối với CMHS:

+ Tổ chức họp phụ huynh, tham gia hội thảo về GDĐĐ để họ thấy thực trạng yếu kém về đạo đức hiện nay và những ảnh hưởng mặt trái của XH hiện nay tác động đến con em mình.

+ Nhà trường cùng GVCN giúp CMHS thấy trách nhiệm của gia đình trong GDĐĐ con em mình và trách nhiệm phối hợp nhà trường GD uốn nắn , ngăn ngừa hành vi đạo đức thường xuyên.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Trước tiên, phải có sự định hướng rõ ràng, có sự ủng hộ của Đảng, chính quyền, đồn thể cả về chủ trương lẫn cơ sở vật chất, tài lực.

Việc tổ chức bộ máy phải đảm bảo tính đồng bộ, ổn định, có tính tập trung dân chủ và kỷ luật cao.

Có sự đồng thuận và tích cực tham gia của tất cả CBGV và CMHS

trong quá trình GDĐĐ.

3.2.2. Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc xây dựng kế hoạch quản lý GDĐĐ hiệu quả nhằm triển khai các nội dung biện pháp, thời gian theo đúng quy trình, đồng thời định hướng hoạt động GD cụ thể các nội dung tích hợp trong mơn GDCD, hoạt động NGLL, hướng nghiệp, lồng ghép các hoạt động GD giới tính, kỹ năng sống, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, dân tộc, thực trạng của trường …có cái nhìn tồn diện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp môi trường, có tính khả thi với đối tượng giáo dục.Và giúp BGH kiểm soát, đánh giá quá trình GDĐĐ trong tháng, kỳ, năm học.

3.2.2.2. Nội dung cách thức thực hiện biện pháp

Muốn có kế hoạch quản lý GDĐĐ khả thi thì xác định mục tiêu, dựa trên cơ sở phân tích thực trạng mặt mạnh và mặt yếu về đội ngũ CBGV, tâm lý lứa tuổi học sinh và các yếu tố khác chi phối đến GDĐĐ cho HS, từ đó đề ra chương trình, nội dung, biện pháp giáo dục.

Kế hoạch đảm bảo các yêu cầu về nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức giáo dục,cơ chế phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường, các điều kiện cơ sở vật chất, thời gian thực hiện…Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các thành viên và quy định thời gian thực hiện, song đảm bảo thống nhất phối hợp GDĐĐ.

Trong quá trình thực hiện GDĐĐ cần đảm bảo mục tiêu, tích hợp lồng ghép nội dung phù hợp theo chủ đề như giáo dục sức khỏe vị thành niên,bình đẳng giới, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, kỹ năng sống… nét đặc trưng văn hóa của dân tộc thái, H.Mơng, Khơ mú,xạ phang, phong trào thi đua, trò chơi dân gian…để nội dung phong phú tránh nhàm chán để giáo dục toàn diện hơn. Trên cơ sở kế hoạch GDĐĐ của nhà trường, CBQL yêu cầu các tổ chức đoàn thể, GVCN cụ thể kế hoạch theo chức năng của mình đảm bảo tính khả thi trong GDĐĐ cho HS. Đồng thời giao trách nhiệm cho cá nhân tăng cường kiểm tra đôn đốc việc thực hiện giáo dục của học sinh.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Các tổ chức, bộ phận, cá nhân nắm chắc tình hình đặc điểm chức năng của mình từ đó xây dựng bảng kế hoạch hoạt động có tính khả thi và nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo tính thống nhất . BGH làm tốt công tác tuyên truyền động viên khen thưởng và xử lý kịp thời.

BGH có kế hoạch phân công hợp lý các lực lượng tham gia GDĐĐ cho HS,chỉ đạo thường xuyên và có kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm điều chỉnh bổ sung kế hoạch hợp lý và công khai.

3.2.3. Bồi dưỡng năng lực quản lý của giáo viên chủ nhiệm lớp trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh động giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm xây dựng đội ngũ GVCN có năng lực chủ nhiệm tốt, định hướng đổi mới công tác chủ nhiệm cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh giai đoạn hiện nay.

GVCN người giúp nhà trường kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của HS; người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp cho nhà trường.

Nhằm trang bị cho GVCN kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp đáp ứng yêu cầu đổi mới.

3.2.3.2. Nội dung cách thức thực hiện biện pháp

Nội dung biện pháp

Nâng cao nhận thức của giáo viên về vai trò, năng lực tập hợp lực lượng của giáo viên chủ nhiệm lớp, và kỹ năng hợp tác các lực lượng GD

Bồi dưỡng quy trình xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm xuyên suốt trong cả năm học.

Bồi dưỡng kỹ năng tư vấn giúp học sinh tháo gỡ giải quyết tình huống khó khăn.

Bồi dưỡng giáo viên phương pháp tổ chức giờ sinh hoạt cuối tuần hiệu quả

Bồi dưỡng cho giáo viên phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh.

Bồi dưỡng cho GV có lý tưởng nghề nghiệp, kỹ năng tìm hiểu tâm lý,ứng xử sư phạm,cảm hóa thuyết phục HS,GD học sinh cá biệt.

Cách thức thực hiện biện pháp

Thành lập tổ chủ nhiệm,tổ chức cho GVCN nghiên cứu các văn bản: Luật Giáo dục, Điều lệ Trường Trung học, các tài liệu về công tác chủ nhiệm lớp.

Hướng dẫn cách xây dựng kế hoạch trên cơ sở một số kế hoạch mẫu, tổ chức thực hiện thử nghiệm để giáo viên học tập, rút kinh nghiệm

Tổ chức thảo luận hoặc viết tham luận, sáng kiến trao đổi về chủ nhiệm như phân tích xử lý tình huống, diễn biến tâm lý học sinh, hiểu đặc điểm học sinh - là người dân tộc miền núi. Giáo viên đưa ra những lời khuyên hợp lý cho học sinh. Hướng dẫn GVCN biết tổ chức một giờ sinh hoạt cuối tuần hiệu quả, tránh máy móc, nặng hình thức, tránh gây tâm lý căng thẳng cho học sinh.

Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu một số nội dung cơ bản trong giáo dục kỹ năng sống; hiểu bản chất kỹ năng cứng và kỹ năng mềm; kỹ năng sống và kỹ năng xã hội.

Tổ chức thi GVCN giỏi các cấp và có chế độ khen thưởng, tơn vinh GV chủ nhiệm, giỏi tạo động lực nghề nghiệp cho giáo viên; Phát hành tài liệu tham khảo để giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm.

Ngoài ra tổ chức tham quan học tập các cá nhân, các đơn vị bạn,có mơ hình cơng tác chủ nhiệm tốt.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường cung cấp dữ liệu, có chỉ dẫn cụ thể từng bước cho giáo viên. Tạo môi trường sinh hoạt thuận lợi phù hợp với điều kiện cụ thể của giáo viên, đảm bảo các điều kiện: về thời gian; cơ sở vật chất; tài chính. Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhận thức đầy đủ về vai trò của kế hoạch đối với công tác chủ nhiệm, tâm huyết, trách nhiệm.

Bổ sung, điều chỉnh các chế độ chính sách đối với GVCN làm cơng tác chủ nhiệm lớp cũng như quy định đối với công tác chủ nhiệm theo hướng: Tăng số tiết chủ nhiệm cho lớp GV, tăng thời lượng thực hành, thực tập về công tác chủ nhiệm trong trường sư phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 77)