Phát huy vai trò tự quản và tự rèn luyện của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 89 - 92)

3.1.2 .Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

3.2.5. Phát huy vai trò tự quản và tự rèn luyện của học sinh

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm giúp HS phát huy tinh thần tự giác thực hiện tốt công tác tự quản lý, tự rèn ý thức làm chủ bản thân và làm chủ tập thể, tránh dựa dẫm, thói quen ỷ lại vào người khác.

Hình thành cho HS kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp trong tập thể. Giáo dục các em ý thức tổ chức kỉ luật phê và tự phê, để mỗi ngày tiến bộ, biết vươn lên trong cuộc sống.

Khi tính tự giác được các em học sinh xây dựng và duy trì hàng ngày sẽ giúp cho hoạt động quản lý trở nên dễ dàng hơn.

Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục để các em tự thể hiện, tự đánh giá và điều chỉnh trong rèn luyện đạo đức.

3.2.5.2. Nội dung cách thực hiện biện pháp

GVCN và ban quản trú phải chọn ra được ban cán sự có năng lực, uy tín, có sức thuyết phục, có năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động tập thể.

Thành lập ban tự quản, phối hợp thông qua hoạt động của tổ chức Đồn Thanh niên, khích lệ tinh thần thi đua trong học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống.

Phối hợp cùng nhóm tự quản để kiểm tra, đôn đốc, động viên HS trong giờ tự học và thực hiện nội quy của trường nội trú.

Phát động các phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, “Thi đua học tốt”, “Xây dựng lối sống lành mạnh” nhằm mục đích tạo sự hứng khởi cho HS tham gia và khơng khí thi đua, học tập.

Mỗi lớp thiết lập nhóm tự quản, đội xung kích, đội cờ đỏ... để kiểm tra chéo các lớp học giờ tự học chiềuvà buổi tối cũng như các sinh hoạt nội trú khác.

Xây dựng nhóm trực ban chính là những học sinh tại ký túc xá thay phiên nhau hỗ trợ các cán bộ quản lý trong công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện hoạt động vệ sinh và thực hiện nếp sống khu nội trú.

Phát động học sinh toàn trường tự giác bỏ phiếu kín phát giác những học sinh có hành vi vi phạm đạo đức nhưng chưa được phát hiện. Thực hiện đánh giá xếp loại theo đúng các tiêu chuẩn đã quy định công khai, công bằng trước tập thể học sinh hàng tuần, hàng tháng, học kỳ và năm học.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Ban tự quản nội trú chủ động đề xuất những hình thức tự quản HS với Đoàn thanh với Ban lãnh đạo nhà trường.

- Có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời với những nhóm HS tích cực tham gia hoạt động của Đoàn, hoạt động tự quản của HS nội trú

3.2.6. Xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ với hội cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú trong hoạt động GDĐĐ

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Có kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với gia đình HS trong GDĐĐ nhằm đảm bảo sự thống nhất về mục tiêu và phương pháp GDĐĐHS nội trú. Phát huy được sức mạnh tổng hợp các lực lượng GD cùng cộng đồng xã hội

có trách nhiệm chăm lo GDĐĐHS và phát huy tiềm năng GD của các tổ chức, đoàn thể trong trường trong việc GDĐĐ, pháp luật cho học sinh.Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường nhằm lơi cuốn được lực lượng xã hội vào GDĐĐ HS nội trú có hiệu quả, qua đó góp phần nâng cao các điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí để từ đó tiếp tục nâng cao chất

lượng GDĐĐ và hiệu quả quản lý GDĐĐHS của nhà trường.

3.2.6.2. Nội dung cách thức thực hiện biện pháp

Hàng năm xây dựng kế hoạch tăng cường tổ chức phối hợp GDĐĐ cho học sinh giữa các lực lượng xã hội về nội dung phối hợp.

Xây dựng và đề xuất cơ chế làm việc, hình thức kết hợp.

Phân cơng cụ thể từng người, từng tổ chức đảm nhiệm phụ trách công việc; định kỳ kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm.

Hàng tuần hội cha mẹ học sinh đều có người đại diện (trong ban chấp hành hội) tại trường để nắm bắt tình hình của các em cuối tuần cuối tháng có chương trình làm việc với GVCN, ban giám hiệu, cha mẹ học sinh.

Hàng năm nhà trường tổ chức hội nghị phụ huynh hoc sinh ba lần. Lần đầu năm học: đánh giá hoạt động năm trước,đề ra phương hướng hoạt động cho năm tới. Cuối học kỳ I và cuối năm học tổ chức hội nghị tại từng chi hội về sự kết hợp của GVCN và các chi hội trưởng dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng, BCH hội cha mẹ học sinh.

Mỗi năm, hiệu trưởng đều cử các đồng chí trong ban giám hiệu cùng đại diện cha mẹ học sinh xuống từng xã dự hội nghị giáo dục của xã hội để phối hợp công tác giáo dục với địa phương.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Có sự chỉ đạo cụ thể, sâu sát hơn của chi bộ Đảng đối với đoàn thanh niên, sự phối kết hợp chặt chẽ cán bộ, giáo viên (đặc biệt là GVCN), nhân viên cũng như tổ chức tốt mối liên hệ với các đơn vị, tổ chức trên địa bàn.

Xây dựng kế hoạch phối hợp phải phù hợp và sát với thực tế và điều kiện địa phương.

Người phụ trách công việc tổ chức phối hợp phải nhiệt tình, năng nổ, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có kiến thức về GDĐĐ cho học sinh và có khả năng giao tiếp tốt.

Tổ chức và thực hiện phải đảm bảo các yêu cầu sau

Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhà trường phải rõ ràng và cụ thể.

Thường xuyên kiểm tra, rà sốt q trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh.

Xây dựng cơ chế khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên thực hiện tốt cơng tác phối hợp.

Bố trí điều kiện vật chất để thực hiện việc này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)