Bồi dưỡng năng lực quản lý của giáo viên chủ nhiệm lớp trong hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 85)

3.1.2 .Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

3.2.3. Bồi dưỡng năng lực quản lý của giáo viên chủ nhiệm lớp trong hoạt

động giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm xây dựng đội ngũ GVCN có năng lực chủ nhiệm tốt, định hướng đổi mới công tác chủ nhiệm cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh giai đoạn hiện nay.

GVCN người giúp nhà trường kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của HS; người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp cho nhà trường.

Nhằm trang bị cho GVCN kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp đáp ứng yêu cầu đổi mới.

3.2.3.2. Nội dung cách thức thực hiện biện pháp

Nội dung biện pháp

Nâng cao nhận thức của giáo viên về vai trò, năng lực tập hợp lực lượng của giáo viên chủ nhiệm lớp, và kỹ năng hợp tác các lực lượng GD

Bồi dưỡng quy trình xây dựng kế hoạch cơng tác chủ nhiệm xuyên suốt trong cả năm học.

Bồi dưỡng kỹ năng tư vấn giúp học sinh tháo gỡ giải quyết tình huống khó khăn.

Bồi dưỡng giáo viên phương pháp tổ chức giờ sinh hoạt cuối tuần hiệu quả

Bồi dưỡng cho giáo viên phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh.

Bồi dưỡng cho GV có lý tưởng nghề nghiệp, kỹ năng tìm hiểu tâm lý,ứng xử sư phạm,cảm hóa thuyết phục HS,GD học sinh cá biệt.

Cách thức thực hiện biện pháp

Thành lập tổ chủ nhiệm,tổ chức cho GVCN nghiên cứu các văn bản: Luật Giáo dục, Điều lệ Trường Trung học, các tài liệu về công tác chủ nhiệm lớp.

Hướng dẫn cách xây dựng kế hoạch trên cơ sở một số kế hoạch mẫu, tổ chức thực hiện thử nghiệm để giáo viên học tập, rút kinh nghiệm

Tổ chức thảo luận hoặc viết tham luận, sáng kiến trao đổi về chủ nhiệm như phân tích xử lý tình huống, diễn biến tâm lý học sinh, hiểu đặc điểm học sinh - là người dân tộc miền núi. Giáo viên đưa ra những lời khuyên hợp lý cho học sinh. Hướng dẫn GVCN biết tổ chức một giờ sinh hoạt cuối tuần hiệu quả, tránh máy móc, nặng hình thức, tránh gây tâm lý căng thẳng cho học sinh.

Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu một số nội dung cơ bản trong giáo dục kỹ năng sống; hiểu bản chất kỹ năng cứng và kỹ năng mềm; kỹ năng sống và kỹ năng xã hội.

Tổ chức thi GVCN giỏi các cấp và có chế độ khen thưởng, tơn vinh GV chủ nhiệm, giỏi tạo động lực nghề nghiệp cho giáo viên; Phát hành tài liệu tham khảo để giúp giáo viên làm tốt cơng tác chủ nhiệm.

Ngồi ra tổ chức tham quan học tập các cá nhân, các đơn vị bạn,có mơ hình cơng tác chủ nhiệm tốt.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường cung cấp dữ liệu, có chỉ dẫn cụ thể từng bước cho giáo viên. Tạo môi trường sinh hoạt thuận lợi phù hợp với điều kiện cụ thể của giáo viên, đảm bảo các điều kiện: về thời gian; cơ sở vật chất; tài chính. Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhận thức đầy đủ về vai trò của kế hoạch đối với công tác chủ nhiệm, tâm huyết, trách nhiệm.

Bổ sung, điều chỉnh các chế độ chính sách đối với GVCN làm công tác chủ nhiệm lớp cũng như quy định đối với công tác chủ nhiệm theo hướng: Tăng số tiết chủ nhiệm cho lớp GV, tăng thời lượng thực hành, thực tập về công tác chủ nhiệm trong trường sư phạm.

Kiểm tra, đánh giá, xếp loại GVCN phải được thực hiện thường xuyên và phải đi đôi với khuyến khích, động viên, tuyên dương khen thưởng kịp thời.

3.2.4. Phát huy vai trị tổ chức của Đồn Thanh niên trong nhà trường 3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng củng cố Đoàn thanh niên của nhà trường, giữ vững vai trò chủ đạo trong tập hợp đoàn viên, thanh niên trong nhà trường vào các hoạt động tập thể giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, pháp luật cũng như kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cho học sinh THPT

Nhằm tăng cường vai trị của Đồn thanh niên trong công việc tuyên truyền các nghị quyết của Đoàn, tổ chức thực hiện nề nếp – kỉ cương, các phong trào thi đua trong học tập - sinh hoạt; các hoạt động nội, ngoại khóa, các hoạt động “ Đền ơn đáp nghĩa – uống nước nhớ nguồn”, nhằm thu hút học sinh đến tập thể, đến những hoạt động bổ ích, để giáo dục lịng nhân ái, truyền thống, đạo lý con người Việt Nam qua đó để GDĐĐ học sinh.

3.3.4.2. Nội dung cách thức thực hiện biện pháp

Nhà trường chỉ đạo trực tiếp trong công việc xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn trong nhà trường nhằm định hướng cho tổ chức đoàn, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian và những điều kiện khác cho tổ chức Đoàn hoạt động đạt hiệu quả cao nhất.

Cán bộ Đoàn được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kĩ năng hoạt động tập thể, thực hiện các chế độ chính sách theo quy định của nhà nước.

Trong công tác chỉ đạo hoạt động của tổ chức Đoàn, thường được Chi bộ phê duyệt và chỉ đạo. Đồn trường thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong GDĐĐ HS thì tổ chức Đồn cần làm tốt việc xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với điều kiện của nhà trường , xác định rõ đặc điểm, đối tượng của đơn vị mình để có nội dung, biện pháp giáo dục sát thực, hiệu quả.

Lựa chọn hàng ngũ GV trẻ, nhiệt tình,năng động có trách nhiêm trong cơng việc.Đồn trường thành lập đội cờ đỏ kiểm tra, chấm điểm việc thực hiện nội quy trường, quy định nội trú và xếp loại thi đua có phê bình nhắc nhở và khen thưởng tuyên dương trước lớp, hoặc giờ chào cờ về thực hiện tốt nội quy .

Làm cơng tác tun truyền có thể thực hiện bằng nhiều cách sử dụng hệ thống phát thanh thông tin nhà trường, bản tin viết về giới trẻ, hoạt động của Đoàn; nêu gương người tốt việc tốt, tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ giúp cho học sinh giao lưu, gần gũi nhau hơn.

Tổ chức triển khai các hoạt động có ý nghĩa giáo dục đồn viên thanh niên như: thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm cho học sinh.

Thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” như xây dựng khn viên riêng của Đồn thanh niên, tổ chức trồng cây vào dịp đầu xuân, mỗi chi Đồn sẽ trồng và chăm sóc cây của lớp mình, có ghi biển lớp; triển khai phong trào: “Áo ấm tặng bạn”.

Phối hợp với GVCN,các tổ chức trong và ngoài nhà trường để đưa ra các biện pháp ngăn ngừa bạo lực trong trường học .

Tổ chức các cuộc thi liên quan đến kỹ năng sống như: Thi xử lý các tình huống cấp cứu khi có tai nạn giao thông, thi diễn thuyết về các đề tài thanh thiếu niên mà xã hội quan tâm… nhằm rèn luyện kỹ năng sống có tính tự nhiên và hiệu quả.

Tổ chức nhiều trị chơi dân gian dân tộc,ít tốn kém dễ thực hiện và đảm bảo an toàn hiệu quả cao như: nhảy dây, chơi đánh tù lu, ném còn, đánh pao kết hợp với các hoạt động thể thao khác như đá cầu, bóng chuyền, bóng bàn. Tổ chức các CLB thể thao để học sinh tham gia đăng ký.

Tổ chức cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa, giá trị lịch sử, văn hóa các di tích lịch sử trên địa bàn như: Di tích lịch sử Điện Biên Phủ, thi tìm hiểu, thi kể chuyện, thi giới thiệu về di tích lịch sử văn hóa, đăng ký làm hướng dẫn viên tình nguyện ở địa phương; Xây dựng một số băng đĩa hình về tiết dạy hoặc hoạt động ngoại khóa, lồng ghép nội dung dạy kiến thức với giáo dục bảo vệ mơi trường; về an tồn giao thơng, giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh an tồn thực phẩm, phịng chống ma túy, bn bán trẻ em, phụ nữ ở gia đình, địa phương.

3.3.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, BGH nhà trường chủ động kết hợp với tổ chức đoàn thanh niên trong việc xây dựng kế hoạch và phối hợp hoạt đọng trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.

Khuyến khích cán bộ đồn trong cơng tác đoàn bằng việc thực hiện chế độ phụ cấp theo quy định, tạo điều kiện cho cán bộ đoàn được đi tập huấn để nâng cao nghiệp vụ cơng tác đồn.

Thực hiện tốt chính sách thi đua khen thưởng đối với cá nhân và tập thể có thành tích trong hoạt động đồn. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động của đoàn thanh niên (như tăng âm, loa đài, các phương tiện kỹ thuật khác).

Chỉ đạo đoàn trường tranh thủ sự ủng hộ của huyện đoàn và các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện để tạo sự đồng thuận và ủng hộ kinh phí cho các hoạt động.

3.2.5. Phát huy vai trò tự quản và tự rèn luyện của học sinh 3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp 3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm giúp HS phát huy tinh thần tự giác thực hiện tốt công tác tự quản lý, tự rèn ý thức làm chủ bản thân và làm chủ tập thể, tránh dựa dẫm, thói quen ỷ lại vào người khác.

Hình thành cho HS kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp trong tập thể. Giáo dục các em ý thức tổ chức kỉ luật phê và tự phê, để mỗi ngày tiến bộ, biết vươn lên trong cuộc sống.

Khi tính tự giác được các em học sinh xây dựng và duy trì hàng ngày sẽ giúp cho hoạt động quản lý trở nên dễ dàng hơn.

Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục để các em tự thể hiện, tự đánh giá và điều chỉnh trong rèn luyện đạo đức.

3.2.5.2. Nội dung cách thực hiện biện pháp

GVCN và ban quản trú phải chọn ra được ban cán sự có năng lực, uy tín, có sức thuyết phục, có năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động tập thể.

Thành lập ban tự quản, phối hợp thông qua hoạt động của tổ chức Đồn Thanh niên, khích lệ tinh thần thi đua trong học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống.

Phối hợp cùng nhóm tự quản để kiểm tra, đôn đốc, động viên HS trong giờ tự học và thực hiện nội quy của trường nội trú.

Phát động các phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, “Thi đua học tốt”, “Xây dựng lối sống lành mạnh” nhằm mục đích tạo sự hứng khởi cho HS tham gia và khơng khí thi đua, học tập.

Mỗi lớp thiết lập nhóm tự quản, đội xung kích, đội cờ đỏ... để kiểm tra chéo các lớp học giờ tự học chiềuvà buổi tối cũng như các sinh hoạt nội trú khác.

Xây dựng nhóm trực ban chính là những học sinh tại ký túc xá thay phiên nhau hỗ trợ các cán bộ quản lý trong công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện hoạt động vệ sinh và thực hiện nếp sống khu nội trú.

Phát động học sinh toàn trường tự giác bỏ phiếu kín phát giác những học sinh có hành vi vi phạm đạo đức nhưng chưa được phát hiện. Thực hiện đánh giá xếp loại theo đúng các tiêu chuẩn đã quy định công khai, công bằng trước tập thể học sinh hàng tuần, hàng tháng, học kỳ và năm học.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Ban tự quản nội trú chủ động đề xuất những hình thức tự quản HS với Đoàn thanh với Ban lãnh đạo nhà trường.

- Có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời với những nhóm HS tích cực tham gia hoạt động của Đoàn, hoạt động tự quản của HS nội trú

3.2.6. Xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ với hội cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú trong hoạt động GDĐĐ

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Có kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với gia đình HS trong GDĐĐ nhằm đảm bảo sự thống nhất về mục tiêu và phương pháp GDĐĐHS nội trú. Phát huy được sức mạnh tổng hợp các lực lượng GD cùng cộng đồng xã hội

có trách nhiệm chăm lo GDĐĐHS và phát huy tiềm năng GD của các tổ chức, đoàn thể trong trường trong việc GDĐĐ, pháp luật cho học sinh.Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường nhằm lơi cuốn được lực lượng xã hội vào GDĐĐ HS nội trú có hiệu quả, qua đó góp phần nâng cao các điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí để từ đó tiếp tục nâng cao chất

lượng GDĐĐ và hiệu quả quản lý GDĐĐHS của nhà trường.

3.2.6.2. Nội dung cách thức thực hiện biện pháp

Hàng năm xây dựng kế hoạch tăng cường tổ chức phối hợp GDĐĐ cho học sinh giữa các lực lượng xã hội về nội dung phối hợp.

Xây dựng và đề xuất cơ chế làm việc, hình thức kết hợp.

Phân công cụ thể từng người, từng tổ chức đảm nhiệm phụ trách công việc; định kỳ kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm.

Hàng tuần hội cha mẹ học sinh đều có người đại diện (trong ban chấp hành hội) tại trường để nắm bắt tình hình của các em cuối tuần cuối tháng có chương trình làm việc với GVCN, ban giám hiệu, cha mẹ học sinh.

Hàng năm nhà trường tổ chức hội nghị phụ huynh hoc sinh ba lần. Lần đầu năm học: đánh giá hoạt động năm trước,đề ra phương hướng hoạt động cho năm tới. Cuối học kỳ I và cuối năm học tổ chức hội nghị tại từng chi hội về sự kết hợp của GVCN và các chi hội trưởng dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng, BCH hội cha mẹ học sinh.

Mỗi năm, hiệu trưởng đều cử các đồng chí trong ban giám hiệu cùng đại diện cha mẹ học sinh xuống từng xã dự hội nghị giáo dục của xã hội để phối hợp công tác giáo dục với địa phương.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Có sự chỉ đạo cụ thể, sâu sát hơn của chi bộ Đảng đối với đoàn thanh niên, sự phối kết hợp chặt chẽ cán bộ, giáo viên (đặc biệt là GVCN), nhân viên cũng như tổ chức tốt mối liên hệ với các đơn vị, tổ chức trên địa bàn.

Xây dựng kế hoạch phối hợp phải phù hợp và sát với thực tế và điều kiện địa phương.

Người phụ trách công việc tổ chức phối hợp phải nhiệt tình, năng nổ, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có kiến thức về GDĐĐ cho học sinh và có khả năng giao tiếp tốt.

Tổ chức và thực hiện phải đảm bảo các yêu cầu sau

Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhà trường phải rõ ràng và cụ thể.

Thường xuyên kiểm tra, rà sốt q trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh.

Xây dựng cơ chế khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên thực hiện tốt cơng tác phối hợp.

Bố trí điều kiện vật chất để thực hiện việc này

3.2.7. Tăng cường kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức học sinh 3.2.7.1.Mục tiêu của biện pháp 3.2.7.1.Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐHS nhằm nắm được thực trạng hoạt động GDĐĐ HS của nhà trường.Các biện pháp GDĐĐ hiện có phù hợp, hiệu quả hay khơng?. Để từ đó giúp CBQL cùng CBGV, CMHS thấy được ưu nhược tìm ngun nhân có biện pháp nâng cao hiệu quả GDĐĐ HS tốt hơn.

Động viên, khuyến khích, nhân rộng gương tập thể, cá nhân có tư cách, phẩm chất, tinh thần tu dưỡng và rèn luyện đạo đức tốt.

3.2.7.2. Nội dung cách thực hiện biện pháp

Xây dựng các tiêu chí và quy trình, phương pháp đánh giá hoạt động GDĐĐ học sinh đảm bảo tính khoa học cơng bằng, khách quan.

Bước 1. Nhà trường xây dựng dự thảo tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình dựa trên điều lệ trường phổ thông về đánh giá xếp loại hạnh kiểm HS và căn cứ vào nội quy nhà trường, đảm bảo khoa học rõ ràng để HS dễ thực hiện phấn đấu và rèn luyện đạo đức.

Bước 2. Dự thảo được thảo luận trước hội đồng GD ngay từ đầu năm học, sau khi hội đồng bàn bạc, góp ý kiến thống nhất thì cơng bố rộng rãi trong CBGV, HS, CMHS được biết và thực hiện.

Bước 3. Tổ chức đánh giá theo đợt thi đua đảm bảo các tiêu chuẩn kết hợp định lượng và định tính.Tính định lượng là số lần HS đạt thành tích, số lần vi phạm.Tính định tính là biểu hiện ở thái độ ,tư tưởng, nhận thức hành vi của HS.

Bước 4. Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá

- Kiểm tra đánh giá đối với GVCN: Đầu năm làm phiếu điều tra để nắm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)